Các yếu tố của dạy học hệ Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 29 - 34)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3. Dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trƣờng Đại học

1.3.3. Các yếu tố của dạy học hệ Cao đẳng nghề

Trong Nhà trường nói chung và trong trường Cao đẳng nghề nói riêng, Dạy học là nội dung vô cùng quan trọng. Hoạt động dạy học là hoạt động mang tính đặc trưng của tất cả các ngoại hình trong nhà trường, hoạt động dạy và hoạt động học ln giữ vị trí số 1 và là vị trí chủ yếu trong nhà trường vì giáo dục thực hiện cả chức năng giáo dục và phát triển. Theo đó mọi hoạt

Nội dung dạy học trong Trường Cao đẳng nghề là nội dung trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu dạy học và nguyên lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó chính là hoạt động sư phạm của người Thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của Trò mà được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy học chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục đồng thời nó chi phối các hoạt động khác trong nhà trường. Bởi thế nội dung dạy học chính là q trình dạy học. Là sự tác động quy luật của nhà trường

Nội dung dạy học hệ Cao đẳng nghề là một quá trình tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề của tồn hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của dạy học.

Nội dung dạy học hệ Cao đẳng nghề là sự vận động của một hệ thống do nhiều yếu tố tạo thành. Các yếu tố này được gọi là các yếu tố của quá trình dạy học, mỗi yếu tố có tính chất, đặc điểm riêng, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Các yếu tố đó có quan hệ trực tiếp đến hoạt động cải biến nhân cách, bao gồm:

- Mục tiêu dạy học - Nội dung dạy học - Chương trình dạy học - Phương pháp dạy học - Phương tiện dạy học

- Hình thức tổ chức học tập và hoạt động dạy học - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Trong quá trình dạy học hệ Cao đẳng nghề, các yếu tố trên vận động, tương tác lẫn nhau.

1.3.3.1. Mục tiêu dạy học

Dạy học hệ Cao đẳng nghề nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng

làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào cơng việc. giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Những yêu cầu đối với mục tiêu dạy học:

- Mục tiêu dạy học phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy. Người học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh khả năng mới.

- Mục tiêu dạy học phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi.

- Xác định trình độ cần đạt được và phương pháp để đo lường được mức độ thành cơng của người học.

- Xác định được trình độ hiện có của học sinh và thời gian, cơ sở vật chất.

1.3.3.2 Nội dung dạy học

Nội dung dạy học hệ Cao đẳng nghề phải phù hợp với mục tiêu dạy học hệ Cao đẳng nghề, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ. Để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung. Nội dung dạy học phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính tồn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các mơn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học.

+ Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung đào tạo chính xác về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

+ Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp.

+ Phù hợp với trình độ người học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của HS-SV.

+ Tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước đồng thời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính liên thơng và tính thống nhất giữa các môn học và liên thông giữa các cấp học.

1.3.3.3. Chương trình dạy học

Chương trình dạy học hệ Cao đẳng nghề thể hiện mục tiêu dạy học hệ Cao đẳng nghề. Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề. Cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô - đun, môn học, mỗi nghề.

1.3.3.4. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học hệ Cao đẳng nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chun mơn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.

Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn giảng dạy mỗi phương pháp điều có những ưu nhược điểm riêng cho nên để lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phương pháp dạy học, cần căn cứ vào đặc điểm mục đích yêu cầu, nội dung và đặc trưng riêng từng môn học, căn

cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi người học, điều kiện cơ sở vật chất…Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, HS-SV tự tổ chức điều khiển hoạt động học để thực hiện mục tiêu dạy học.

1.3.3.5. Phương tiện dạy học

Cơ sở vật chất và hệ thống các phương tiện vật chất, kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường và đó là điều kiện thiết yếu để tiến hành dạy tốt và học tốt trong quá trình dạy học.

1.3.3.6. Hình thức tổ chức dạy học và hoạt động học tập

Quá trình dạy học là phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, tổ chức hướng dẫn của giáo viên với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực sáng tạo của HS-SV nhằm làm cho HS-SV đạt tới mục tiêu dạy học. Q trình dạy học bao hàm trong đó hoạt động dạy và học, được thực hiện đồng thời cùng với một nội dung và hướng tới cùng mục đích.

Hoạt động dạy học: Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong tồn bộ q trình dạy học. Giáo viên xây dựng và thực thi kế hoạch dạy học, tổ chức cho HS-SV hoạt động với mọi hình thức, trong những thời gian và không gian khác nhau, giáo viên là người trực tiếp đảm nhiệm việc giảng dạy, giáo dục do nhà trường phân cơng, giữ vai trị chủ đạo trong mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục khi dạy lý thuyết cũng như dạy thực hành nghề. Trong dạy thực hành, người giáo viên phải đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại điều 11 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và luật giáo dục về dạy nghề. Trong dạy học các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề: Phẩm chất và năng lực của giáo viên kỹ thuật, mục tiêu và nội dung môn học, phương pháp dạy học, trình độ nhận thức của HSSV, cơ sở vật chất và đánh giá kiểm ta…

Hoạt động học: Là q trình hoạt động của HS-SV trong đó HS-SV dựa vào nội dung dạy học, vào sự chỉ đạo của GV để lĩnh hội tri thức. Hoạt động học là một nhận thức độc đáo, thông qua hoạt động mà người học chủ yếu

thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan.

1.3.3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả thành tích học tập của HSSV là khâu khơng thể thiếu trong q trình dạy học. Đánh giá có quan hệ hữu cơ trong quá trình dạy học. Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là cơng cụ đo trình độ người học. Qua đánh giá giúp cho các nhà quản lý điều hỉnh, cải tiến nội dung chương trình, kế hoạch dạy học đồng thời giúp giáo viên luôn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học tập của học HSSV gồm:

- Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo dục.

Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của đánh giá kết quả

học tập của HSSV và đó chính là độ giá trị của đánh giá. Khơng đạt yêu cầu này thì coi như cả q trình đánh giá là khơng đạt.

- Đảm bảo tính khách quan. Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của

đánh giá kết quả học tập của HSSV vừa đòi hỏi kết quả đánh giá, phải phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của HSSV vừa đòi hỏi kết quả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)