Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trƣờng Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 34 - 39)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trƣờng Đại học

1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học hệ Cao đẳng nghề

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo, chương trình khung của từng ngành học của Bộ giáo dục và đào tạo các trường xây dựng mục tiêu, chương trình cụ thể của từng ngành học, bậc học của trường mình.

Quy trình dạy học được bắt đầu bằng việc phân tích đối tượng để xác định mục tiêu học tập và kết thúc bằng mức độ đạt được mục tiêu của người học.

Như vậy đòi hỏi nhà quản lý từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phó các phịng khoa, Trung tâm, các Bộ mơn phải xây dựng được quy chế tổ chức, hoạt động để quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị mình một cách có hiệu quả. Điều đó địi hỏi người lãnh đạo phải có cách quản lý sáng

tạo, nhạy bén, có như vậy mới hồn thành được các mục tiêu đã đề ra góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

1.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học hệ Cao đẳng nghề. Cao đẳng nghề.

Quản lý nội dung kế hoạch giảng dạy là một biện pháp quan trọng

trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo chất lượng và mục tiêu dạy học về mặt kỹ thuật và chuyên môn bao gồm:

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy - Quản lý hoạt động thực tập tay nghề

Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình mơn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng cho HS-SV theo đúng với mục tiêu dạy học, làm cho HS-SV tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy thành kiến thức của mình, từ đó vận dụng vào thực tiễn.

Quản lý chương trình dạy học bao gồm tồn bộ nội dung của các mơn học và mơdun thực hành được bố trí theo thời lượng của một nghề, theo cấp bậc đào tạo, nhằm thực hiện đúng, đầy đủ nội dung đã đặt ra theo mục tiêu đã xác định đối với mỗi cấp bậc đào tạo.

Căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng tiến độ cho khóa học, năm học, lịch trình giảng dạy của các nghề trong nhà trường qua đó triển khai việc phân công cho giáo viên nghiên cứu nắm bắt chương trình và chuẩn bị cho các mơn học (giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học…). Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên để hoàn thành được chức năng, trách nhiệm của mình, đảm bảo cho chất lượng đào tạo đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho hoạt động đào tạo đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo.

Quản lý việc sử dụng phương pháp dạy học là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi mới phương pháp dạy là nhằm hình thành cho HS,SV năng lực tự học, tự nghiên cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cơng tác quản lý địi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp

dụng những mơ hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo quy trình đào tạo. Quản lý phương pháp dạy học phải đảm bảo định hướng cho giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến và học sinh rèn luyện kỹ năng học tập theo các phương pháp đó.

1.4.3. Quản lý phân công giảng dạy

Trong mọi lĩnh vực, yếu tố con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện các quyết định quản lý. Đặc biệt, đối với ngành giáo dục thì giáo viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo (sản phẩm giáo dục). Trong quản lý hoạt động dạy học, việc tuyển chọn, sử dụng là một yêu cầu, một tiêu chuẩn không thể thiếu được, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của nhà trường. Nội dung quản lý vấn đề này bao gồm:

- Sử dụng đội ngũ giáo viên thông qua việc phân công hợp lý về chun mơn sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

- Quản lý khối lượng công việc, phân công giảng dạy theo số giờ quy định cho mỗi cán bộ giảng dạy, tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

- Phân công giảng dạy theo năng lực sở trường của giảng viên để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ giảng viên mà mình đảm nhiệm.

1.4.4. Quản lý giảng dạy trên lớp của giảng viên

Quản lý giảng dạy trên lớp của giảng viên có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giảng viên, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đơn đốc, để giảng viên hồn thành đầy đủ các khâu trong quy định về nhiệm vụ của người giảng viên. Nội dung quản lý gồm: - Tổ chức cho giảng viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý, phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, Vị trí của cơng tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đơn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của giảng viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức. Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giảng viên. Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ tay giảng viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm, các báo cáo…, qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ mơn học để xem xét quá trình giảng dạy của giảng viên. Dự lớp để theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Trong q trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu về bài giảng lý thuyết và yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ của giảng viên.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ giảng viên: Thơng qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp. Bồi dưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho giảng viên về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng…

1.4.5. Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ giảng dạy của giảng viên

Hồ sơ giảng dạy là một phương tiện phản ánh q trình quản lý, mang tính khách quan và cụ thể. Quản lý việc dạy học của giảng viên thông qua việc lập hồ sơ chuyên mơn sẽ giúp cho phịng đào tạo, Trung tâm nắm chắc tình hình cụ thể hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Hồ sơ giảng dạy cần có:

- Kế hoạch tiến độ giảng dạy

- Bài giảng, giáo trình, giáo án, phiếu quy trình cơng nghệ

- Các loại sổ sách: Sổ lên lớp, sổ tay giáo viên, sổ dự giờ lên lớp, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, sổ an toàn lao động…

Để quản lý tốt hồ sơ chuyên mơn của giáo viên Phịng đào tạo, Trung tâm cần quy định nội dung, mẫu biểu, cách ghi chép các loại hồ sơ lên lịch kiểm tra cho từng loại hồ sơ, phối hợp với chủ nhiệm khoa, Trung tâm, các tổ môn kiểm tra hồ sơ của giáo viên đã đề ra như:

- Theo rõ công tác chuẩn bị hồ sơ chuyên môn (tiến độ giảng dạy, giáo trình, các loại sổ sách.

- Kiểm tra nội dung thực hiện các bước lên lớp (soạn giáo án, đề cương, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy).

- Kiểm tra, theo dõi công việc ghi chép hồ sơ mẫu biểu giáo vụ.

- Hướng dẫn những quy định về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSSV.

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của sinh viên

Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành, một khâu khơng thể thiếu trong q trình dạy học. Nó là khâu cuối cùng của mọi q trình đào tạo, nó vừa đo lường kết quả, vừa có vai trị cung cấp thơng tin giúp cải tiến việc xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên.

Quy trình kiểm tra đánh giá:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá - Tổ chức lực lượng kiểm tra

- Chỉ đạo kiểm tra

+ Kiểm tra giảng viên: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuần, tháng, năm học của cá nhân, của khoa, Trung tâm và các tổ môn, kiểm tra việc chuẩn bị dạy học (soạn giáo án, đề cương, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy).

+ Kiểm tra HSSV: Kiểm tra sự có mặt trên lớp, kiểm tra kết quả học tập từng bài, từng môn. Tổ chức giám sát thi, kiểm tra, chấm điểm.

- Phương pháp kiểm tra: Thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên mơn, đối thoại, thăm dị ý kiến HSSV…

- Qua kiểm tra, đánh giá: Đảm bảo kết quả đạt được mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính cơng khai. Từ đó hướng dẫn phân tích cách phân loại HSSV theo học kỳ, năm học, khóa học.

Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giảng viên làm căn cứ phân loại, xếp loại HSSV. Điều quan trọng hơn là qua kiểm tra, đánh giá được rõ hơn cách dạy và cách học của trò. Từ đó có cơ sở cho cơng tác quản lý như xét

thi đua, lên lớp, tốt nghiệp, điều chỉnh cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, mong muốn của người học và xã hội, đảm bảo cho sự sống còn của Nhà trường.

1.4.7. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên ngành cho giảng viên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ theo kịp những thay đổi của nội dung, chương trình cũng là một trong những hoạt động quản lý dạy học. Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, người thầy cần phải luôn cập nhật những tri thức mới mẻ, không chỉ trong sách vở mà còn trong cuộc sống xã hội nhằm đưa đến cho HSSV những kiến thức mới và chính xác. Muốn đạt được điều đó hoạt động quản lý chun mơn cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)