Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học hệ Cao đẳng trong trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 39 - 43)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học hệ Cao đẳng trong trƣờng

người quản lý thực hiện nghiêm túc các chức năng quản lý, trong đó các chức năng kiểm tra, đánh giá mà phương tiện chủ yếu là nắm bắt các nguồn thông tin, đặc biệt là các thông tin ngược một cách toàn diện, đầy đủ, kịp thời, khách quan… để đề ra quyết định đúng đắn, phù hợp là khâu quan trọng không thể thiếu.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học hệ Cao đẳng trong trƣờng Đại học. Đại học.

1.5.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạo nghề. Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động tới chất lượng đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra mơi trường bình đẳng cho cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng không?

- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng.

- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết hợp tác quốc tế.

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề - Có hay khơng các chuẩn về chất lượng đào tạo, Có hay khơng hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng dạy học, qui định về quản lý chất lượng trong dạy và học.

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động sau học nghề. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề và các cơ sở sản xuất.

Tóm lại: Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, đến

quá trình tổ chức đào tạo nghề và đầu ra của các trường dạy nghề. Trong đó có những yếu tố tác động vào mơi trường, rồi môi trường tác động lên đào tạo nghề.

1.5.2. Các yếu tố về môi trường

- Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Tồn cầu hóa và hội nhập địi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường của khu vực và thế giới. Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

- Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xun học tập để làm chủ cơng nghệ mới, địi hỏi các cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập. Khoa học cơng nghệ, trong đó có khoa học cơng nghệ về giáo dục đào tạo để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

1.5.3. Các yếu tố thuộc về nhà trường

Nhóm yếu tố bên trong, trong các cơ sở dạy nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học bao gồm:

- Nhóm các yếu tố về điều kiện: Trong trường dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng dạy học gồm:

+ Đầu vào, HSSV tham ra học các chương trình đào tạo + Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Nguồn tài chính

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề - Nhóm các nhân tố về q trình dạy học:

+ Nội dung, chương trình có phù hợp với mục tiêu dạy học, đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học hay không.

+ Phương pháp dạy học có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được khả năng học tập của từng “ khách hàng” hay khơng.

+ Hình thức tổ chức dạy học có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học khơng? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?

+ Môi trường học tập trong nhà trường có an tồn, có bị tệ nạn xã hội xâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi khơng?

+ Mơi trường văn hóa trong nhà trường có tốt khơng? Người học có dễ dàng có được các thơng tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường không?

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, các cơng trình nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường Đại học, Cao đẳng, trong đó trọng tâm là quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trường Đại học được trình bày ở trên, tác giả rút ra kết luận sau:

* Quản lý dạy học là hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong lĩnh vực dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra hợp với quy luật phát triển của xã hội.

* Nội dung cơ bản nhất của quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề trong trường Đại học bao gồm quản lý:

- Mục tiêu dạy học - Nội dung dạy học - Chương trình dạy học - Phương pháp dạy học - Phương tiện dạy học

- Hình thức tổ chức học tập và hoạt động dạy học - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Với những nghiên cứu ban đầu về những lý luận cơ bản và chủ yếu của các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chương 1 của luận văn đã đáp ứng được mục đích: là cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại trung tâm Việt - Nhật trong trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRUNG TÂM VIỆT – NHẬT,

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)