Đáng giá thành công, hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 84)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đáng giá thành công, hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến quản

lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm việt – Nhật, Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nội dung dạy học hệ cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét về sự thành công, Sự hạn chế và nguyên nhân của nó như sau:

2.4.1. Sự thành công.

- Hầu hết CBQL của Trung tâm Việt – Nhật đã quản lý nội dung dạy học hệ cao đẳng nghề trên cơ sở pháp lý chủ yếu như sau: Luật Giáo dục, điều lệ trường Đại học, điều lệ trường Cao đẳng nghề, Quy chế 25,29, 448 của Bộ GD& ĐT – Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, Bộ công thương về thi, kiểm

tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp… CBQL của Trung tâm đều nhận thức đúng đắn vai trị, trách nhiệm của mình trong quản lý nội dung dạy học tại Trung tâm trong trường, nắm bắt nội dung quản lý hoạt động dạy học hệ Cao đẳng nghề của Trung tâm.

- Về công tác kế hoạch Trung tâm đã xây dựng được các phòng học lý thuyết, phòng thực hành theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (Ví dụ phịng Tiện vạn năng, phịng Phay vạn năng, phòng đo 3D, phòng CAD –CAM, phòng Tiện, Phay CNC…..).

- Về nội dung chương trình: Trung tâm xây dựng được các chuyên ngành đào tạo hệ Cao đẳng nghề theo chương trình của Nhật Bản (Dạy tích hợp giữa lý thuyết nghề với thực hành nghề) được bộ GD&ĐT cho phép ban hành sử dụng tại Trung tâm.

- Xây dựng được thang điểm chấm các bài tập cho SV theo các công nghệ bài tập thực hành mẫu. (Tính theo thang điểm 100 cho chuyên ngành Tiện, Phay, CNC…).

- Xây dựng thang điểm và duy trì hoạt động đánh giá kỹ năng nghề cắt gọt kim loại trên máy CNC cấp quốc gia tại Trung tâm Việt – Nhật.

- Xây dựng hệ thống thực tập ngoài doanh nghiệp để tiếp cận công nghệ hiện đại cho SV, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay (Ví dụ thực tập tại cơng ty TOHO, công ty MAC DA, Sam Sung, Canon, …).

- Xây dựng và thực hiện thường xuyên thái độ tác phong làm việc cho sinh viên theo nền sản xuất cơng nghiệp hóa.

- Giảng viên đa số có trình độ chun mơn, tay nghề cao và đã được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản.

- SV nhìn chung đã xác định được động cơ học tập, có ý thức tự rèn luyện học tập, đặc biệt trong học thực hành. SV sau khi tốt nghiệp 95% đã có cơng việc làm tại các cơng ty Nhật Bản.

- Cụ thể hóa các văn bản, quy định của ngành GD& ĐT thành các quy định cụ thể trong quản lý hoạt động dạy học cịn thấp, chưa đồng bộ Trung tâm khó thực hiện.

- Kiến thức khoa học về QLGD nói chung và quản lý hoạt động nội dung dạy học nói riêng của CBQL của Trung tâm cịn hạn chế, cịn có sự chêch lệch.

- Chương trình kế hoạch hệ cao đẳng nghề theo liên chế của Bộ GD& ĐT, Bộ Lao động Thương binh – xã hội chưa phù hợp còn nặng nhiều về kiến thức cũ nhất là trong các công nghệ mới CNC, Cắt dây, xung điện, CAD – CAM… Trung tâm đã xây dựng biên soạn chuyên ngành cho từng mơn học song cịn mất quá nhiều thời gian chờ đợi.

- Giảng viên mất nhiều thời gian trong nghiên cứu công nghệ mới song chưa được Nhà trường quan tâm, bù đắp công sức bỏ ra.

- Việc nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giảng viên bằng việc đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, nghiên cứu quy trình cơng nghệ cho từng chuyên ngành đã làm nhưng chưa khoa học, chưa đi vào sâu, cịn mang tính hình thức.

- Các phương tiện điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học chưa biết cách tận dụng khai thác.

- Việc theo dõi kiểm tra tự học, rèn luyện của SV chưa được sát sao chu đáo. - Đối tượng đào tạo thường nhận thức yếu SV tuyệt đại đa số khơng thi được đại học vào nên rất khó tiếp cận kiến thức hiện đại.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ quản lý cho CBQL chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Vì vậy, việc quản lý hoạt động dạy học trong Trung tâm còn hạn chế.

- Giảng viên và CBQL ít có điều kiện, thời gian để tham quan học tập trao đổi kinh nhiệm với các trường bạn, ít tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, chưa thường xuyên tự học tập bồi dưỡng về chuyên môn, tay nghề…

- Đầu tư trang thiết bị công nghệ mới tốn kém. Dẫn đến chất lượng dạy và học trong Trung tâm chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và các doanh nghiệp.

Nhận xét: Qua việc nghiên cứu thực trạng các nội dung quản lý hoạt

động dạy học hệ cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chúng tơi nhận thấy cần phải tìm ra phương pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả để nâng cao quản lý nội dung dạy học hệ Cao đẳng nghề đáp ứng ngày càng cao về nguồn nhân lực có kiến thức chun mơn và tay nghề giỏi phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước.

Kết luận chƣơng 2.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Trung tâm Việt – Nhật, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong những năm gần đây đã phát triển nhanh về chất lượng và số lượng. Trung tâm Việt – Nhật đã có bước phát triển nhanh về quy mơ, đa dạng hóa ngành nghề, loại hình và trình độ đào tạo từ năm 2000 đến nay, Trung tâm đã đào tạo hơn vạn cơng nhân có trình độ kỹ thuật cao theo công nghệ của Nhật Bản, hệ Trung cấp nghề, Hệ Cao đẳng nghề, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các khu Cơng nghiệp trong và ngồi nước và đào tạo xuất khẩu lao động đi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Trung đơng…

Có được kết quả đó là nhờ Trung tâm đã coi trọng công tác quản lý, nhất là công tác quản lý dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm nhiệt tình có trách nhiệm cao, đội ngũ giảng viên u ngành, yêu nghề, nâng cao trình độ chun mơn cũng như năng lực sư phạm.

Cơng tác quản lý hoạt động dạy học có nề nếp đi vào chiều sâu, các nội dung quản lý hoạt động dạy học được thực hiện đầy đủ, kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tốt nghiệp khá giỏi hàng năm tăng. Sinh viên tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp nước ngoài

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật, trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội cịn một số tồn tại trong công tác quản lý thực hiện phân công giảng dạy; quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên; quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên ngành cho giảng viên; quản lý thực hiện nội dung chương trình, phương pháp dạy học qua khảo sát thực trạng quản lý cịn có những hạn chế. Vì vậy cần phải đề ra các biện pháp quản lý có tính khoa học, đồng bộ, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt tồn tại để đưa công tác quản lý tại Trung tâm Việt – Nhật, đặc biệt công tác quản lý dạy học của Trung tâm Việt – Nhật ngày càng tốt hơn.

Các nghiên cứu về thực trạng nêu trên tại Trung tâm Việt – Nhật, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa là luận cứ thực tiễn vừa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trình bày ở chương 1, vừa là luận cứ để đề ra các biện pháp hữu hiệu, tối ưu, khoa học mang tính khả thi cao để thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý hoạt động dạy học. Từ đó, đưa hoạt động quản lý dạy học chuyển biến một bước về chất góp phần nâng cao kết quả đào tạo tại Trung tâm Việt – Nhật, của nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Trên cơ sở chương 1 và thực trạng ở chương 2 tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật, trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội được trình bày ở chương 3 dưới đây.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRUNG TÂM VIỆT – NHẬT

TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất.

3.1.1. Định hướng phát triển của Trung tâm giai đoạn 2012 đến 2014.

3.1.1.1.Định hướng phát triển.

Nghị quyết đại hội chi bộ Trung tâm Việt – Nhật lần thứ III , nhiệm kỳ 2012 – 2014 và chiến lược phát triển Trung tâm giai đoạn 2012 – 2014 đánh giá.

Trung tâm Việt – Nhật trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được đánh giá là một trong những Trung tâm có tiềm năng và triển vọng trong đào tạo nghề, là nguồn cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp như ( Khu công nghiệp Thăng Long 1 & 2. Phố Nối A, Phú Điền, Nam

Sách, Tân Trường ( Hải Dương). Yên Phong, Quế Võ ( Bắc Ninh). Đình Trám (Bắc Giang). Quang Minh, Nội Bài, Láng Hịa Lạc (Hà Nội)…., góp phần cho sự phát triển hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa đất nước. Để hồn thành chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cần thực hiện tốt để hoàn thành một số mục tiêu:

1. Tiếp tục phát triển tăng quy mơ ngành nghề đào tạo, mở rộng ngoại hình đào tạo, cơ cấu đào tạo phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm.

2. Từng bước thực hiện mở rộng ngành nghề đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực đa dạng cho nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các khu vực phía bắc trong cả nước.

3. Khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các biện pháp: - Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học tiên tiến để tiếp cận công nghệ mới.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Giảng viên dạy nghề phải thực sự giỏi nghề, có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững.

- Mở rộng phạm vi quan hệ với các doanh nghiệp để nhận các sản phẩm vào dạy sản xuất trong Trung tâm nhằm tăng lượng bài tập luyện tập hình thành và phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên tại Trung tâm thực sự là: “ học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng tự tìm việc làm và tự tạo ra việc làm.

3.1.1.2. Mục tiêu chung về quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm.

Cụ thể hóa nhiệm vụ của Trung tâm theo từng giai đoạn để làm căn cứ chỉ đạo, tổ chức, triển khai và kiểm tra, tạo bước chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ về nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình dạy học, phù hợp với yêu cầu của xã hội, phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng quy mô đào tạo. Bằng mọi nguồn vốn, phát huy tinh thần nội lực khắc phục khó khăn để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện phục vụ đào tạo, khắc phục nguy cơ tụt hậu.

3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể về quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm.

- Phát triển đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh nội dung, phương pháp, chương trình dạy học. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch dạy học, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình các ngành học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện, tự tạo việc làm của sinh viên.

- Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng, điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học một cách hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và của xã hội.

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn cho các trưởng bộ mơn và giảng viên tại Trung tâm. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy và học, đào tạo nâng cao đội ngũ giảng viên để ln ln tiến cận với trình độ khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng của từng người. Thực hiện tốt các quy định của nhà nước, của nhà trường về tiêu chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn cán bộ.

- Phát huy các nguồn vốn đầu tư (Từ nguồn ngân sách của nhà trường, thông qua dự án JICA nâng cấp và phát triển Trung tâm, thông qua hoạt động giảng dạy ngắn hạn cho các doanh nghiệp, tìm việc làm tạo ra nhiều sản phẩm.

- Tổ chức tốt các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao đời sống cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tại Trung tâm.

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý nội dung dạy học học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật. đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật.

3.1.2.1. Nguyên tắc: Đảm bảo tính phù hợp.

Đảm bảo tính phù hợp đó là ngun tắc quan trọng khi đưa ra các biện pháp. Tính phù hợp nghĩa là phải phù hợp với thực tế phát triển của Trung tâm, của nhà trường, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội nhất là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về sự phát triển giáo dục cũng như sự phát triển của nhà trường. Văn kiện đại dội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khảng định: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phải phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức…”.

Mục tiêu của phát triển giáo dục là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

3.1.2.2. Nguyên tắc: Đảm bảo tính thừa kế và phát triển.

Biện pháp phải đảm bảo tạo ra được sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động trong và nước ngồi. Những biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy được những ưu điểm của hệ thống quản lý hiện tại của Trung tâm của nhà trường, tránh những sáo trộn khơng cần thiết.

Q trình dạy học là quá trình hoạt động dạy (truyền đạt kiến thức của thầy) và q trình học (tiếp thu kiến thức của trị). Đây là một quá trình chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau (khách quan và chủ quan), để đạt hiệu quả cao đòi hỏi hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, các điều kiện phục vụ đáp ứng về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, vật tư, phải đảm bảo trang bị đồng bộ và đạt được ở mức cao nhất. Biện pháp quản lý phải được tác động đến tất cả các lĩnh vực để tạo ra những điều kiện tối ưu cho hoạt động dạy của thầy và học của trò trong Trung tâm của nhà trường. Có thể nói: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề tại trung tâm việt nhật, trong trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)