10. Cấu trúc của luận văn
2.1. Vài nét về Trung tâm Việt Nhật, Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành Trung tâm Việt – Nhật.
Trung tâm Việt – Nhật được thành lập ngày 22/12/ 2005 trên cơ sở dự án JICA – HIC (2000 – 2005). Trung tâm là đơn vị hạt nhân của dự án JICA – HaUI giai đoạn 2 (2010 – 2012) với mục tiêu đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên theo sát nhu cầu khu vực sản xuất của Việt Nam. Đây là chương trình hợp tác kỹ thuật giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản. Hiện nay Trung tâm Việt – Nhật đang tiếp tục tham gia dự án 3: “ Dự án tăng cường năng lực đào tạo giáo viên dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, thời gian của dự án: Từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 06 năm 2016. Mục tiêu của dự án: Với tư cách là một cơ sở đào tạo học hệ tiên tiến tương đương của Nhật bản, Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội có thể quản lý tốt việc chuyển giao công nghệ đào tạo giáo viên cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tại Việt Nam với các nghề Cơ khí, Điện và Điện tử.
Kết quả đầu ra của dự án.
- Xây dựng một mơ hình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống dạy nghề và phù hợp với quy định Việt Nam.
- Trường ĐHCNHN sẽ xây dựng các chương trình đào tạo mới để bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho các giáo viên dạy nghề các nghề: Cơ khí, Điện và Điện tử cho các cơ sở dạy nghề khác bằng cách tiếp cận quản lý theo chu trình.
- Trường ĐHCNHN chia sẻ các kiến thức, kỹ thuật và bí quyết cơng nghệ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề khác thông qua dự án.
Học viên của Trung tâm Việt – Nhật được đào tạo trở thành kỹ thuật viên, chuyên gia kỹ thuật có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức và kỹ năng thực hành trên các thiết bị tiên tiến theo công nghệ đào tạo của Nhật Bản, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
Đội ngũ giảng viên trong Trung tâm là các chuyên gia kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản và thường xuyên cập nhật công nghệ từ các chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. * Ban lãnh đạo * Ban lãnh đạo - Giám đốc: - Phó Giám đốc: * Giáo vụ: * Các bộ mơn:
- Bộ mơn Gia cơng cơ khí:
- Bộ môn Gia công kim loại tấm: - Bộ môn Điều khiển điện:
* Chủ tịch Cơng đồn: * Bí thƣ Đồn thanh niên
* Các lớp học sinh: Thống kê các lớp và số lượng học sinh, sinh viên
Bảng 2.1. Thống kê các lớp học sinh, sinh viên trong Trung tâm Việt – Nhật
Số
TT Trình độ đào tạo
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL lớp SL HS- SV SL lớp SL HS- SV SL lớp SL HS- SV 1 Hệ Cao đẳng nghề 0 0 2 120 3 160 2 Hệ Trung cấp nghề 7 420 4 170 3 150
3 Hệ liên thông Cao
đẳng nghề 0 0 3 120 0 0
2.1.3. Đội ngũ giảng viên trong Trung tâm
Trong năm học 2012 – 2013 tổng số cán bộ, giảng viên trong Trung tâm là 19 (trong đó 02 cán bộ quản lý, 01 giáo vụ Trung tâm và 16 giáng viên). Đội ngũ giảng viên của Trung tâm có trình độ chun mơn tốt là các chuyên gia kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao cơng nghệ tiên tiến tại Nhật Bản.
Trong đó đội ngũ giảng viên trẻ chiếm 70%, có Bộ mơn đội ngũ giảng viên trẻ chiếm trên 80% như Bộ môn Điện – Điển tử lực lượng này có khả năng nghiên cứu cao, cập nhật nhanh, thích ứng nhanh, năng động, nắm được kiến thức mới, có trình độ tin học ngoại ngữ trình độ C trở lên, khơng ngại thay đổi nếp nghĩ, cung cách làm việc cũng như phương pháp giảng dạy, nhưng hiện tại còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp sư phạm.
2.1.3.2. Chất lượng chuyên môn của giảng viên trong Trung tâm
- Giảng viên hầu hết có trình độ Đại học trở lên. Trong đó Tiến sỹ, Thạc sỹ 10 giảng viên chiếm 62,6 %, Đại học 09 giảng viên chiếm 47,4% ( trong đó có 04 giảng viên đang theo học Thạc sỹ).
- Đội ngũ giảng viên trẻ rất thuận lợi cho việc chuẩn hóa đội ngũ, phấn đấu đến năm 2015 đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm trên 90%.
- Giảng viên được tuyển chọn vào giảng dạy tại trung tâm từ giảng viên các Khoa, Trung tâm ( khoa Điện – Điện tử, khoa Cơ khí, Trung tâm Cơ khí, Trung tâm Việt Hàn) Đội ngũ giảng viên của Trung tâm là các chuyên gia kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản.
Chất lượng đào tạo năm 2011 – 2012 luôn được giữ vững và nâng lên so với năm học 2010 – 2011. Cụ thể là:
- Lý thuyết: 99,6 % đạt yêu cầu, trong đó khá giỏi: 53,6 %.
-Thực hành: 100% đạt yêu cầu, trong đó khá giỏi: 62,3 %.
- Đạo đức xếp loại tốt khá 82,5%, trung bình 17,6%, kém 0%. - Lên lớp: 99,6 %, trong đó khá giỏi: 57,9%.
Hệ đào tạo Tổng số HS,SV Lý thuyết(%) Thực hành(%) Đạo đức(%) Đạt yêu cầu Khá giỏi Đạt yêu cầu Khá giỏi A - B C Hệ Trung cấp nghề 160 99,4 (159hs) 40,8 (68hs) 100 49,2 (82hs) 74,4 (120hs) 25,6 (40hs) Hệ liên thông CĐN 120 100 (120hs) 70,6 (85hs) 100 79,7 (96hs) 97,7 (110hs) 8,3 (10hs) Hệ CĐN 170 Chưa TN Chưa TN Chưa TN Chưa TN Chưa TN Chưa TN Tính chung cho hai hệ 280 99,6 53,6 100 62,3 82,5 17,5 2.1.3.3. Trình độ đào tạo.
- Đào tạo hệ chính quy dài hạn.
+ Hệ Trung cấp nghề: 02 năm (Cắt gọt kim loại - Sửa chữa thiết bị điều khiển Điện – Điện tử - Gia công kim loại Tấm)
+ Hệ cao đẳng nghề: 03 năm (Cắt gọt kim loại - Điện Cơng nghiệp - Hàn) - Hệ chính quy liên thơng TCN lên CĐN: 1,5 năm (Cắt gọt kim loại- Điện Công nghiệp- Gia công kim loại Tấm)
- Đào tạo ngắn hạn
Thường xuyên mở các khóa học ngắn hạn, đào tạo theo nhu cầu của cá nhân hoặc doanh nghiệp về các nghề.
+ Gia cơng cơ khí: Tiện – Phay vạn năng, Tiện – Phay CNC, Mài phẳng, mài tròn, Thiết kế CAD/CAM, điều khiển CNC, điều khiển cắt dây xung điện, Đo lường cơ khí trên thiết bị quang học, Điện tử, máy đo chiều (3D), Bảo dưỡng thiết bị cơ khí.
+ Điều khiển Điện: Điện – Điện tử cơ bản (các kiến thức và kỹ năng cơ bản về Điện – Điện tử công nghiệp và dân dụng). Điều khiển tuần tự (thiết kế, lắp ráp các mạch điều khiển rơ le). Điều khiển khí nén, PLC. Màn hình cảm biến, Vi sử lý…
+ Gia cơng kim loại Tấm: Hàn hồ quang, Công nghệ Hàn tiên tiến (Hàn TIC, MIG, MAG, Hàn điểm, Hàn Robot, Đột dập CNC, Uốn NC, Cắt hàn khí, Kiểm tra và đáng giá mối Hàn bằng công nghệ siêu âm và chụp X – Quang.