10. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý việc học tập, rèn luyện của
sinh viên trong hoạt động dạy học.
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho sinh viên hăng hái tích cực trong lao động học tập, biến kiến thức của thầy, kiến thức trong sách vở thành kiến thức của mình, vấn đấu đạt kết quả cao nhất trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, có nề nếp kỷ cương trong học tập, gắn thực tập với lao động sản xuất.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên. Đặc biệt trong đào tạo hệ cao đẳng nghề (đào tạo những kỹ thuật viên có tay nghề kỹ thuật cao) thì càng phải quan tâm đến vấn đề này vì sinh viên học nghề
thường cho rằng công nhân chủ yếu là tay nghề còn lý thuyết không quan trọng lắm. Do nhận thức sai lệch nên sinh viên khơng tích cực học tập lý thuyết, học mang tính chất đối phó cho nên số sinh viên khá giỏi khơng nhiều cho nên cần phải cho sinh viên thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa lý thuyết và tay nghề. Vì vậy trong giảng dạy giảng viên phải chú ý liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.
- Theo dõi tình hình học tập chuyên cần của sinh viên.
Học chuyên cần là một điều rất cần thiết với sinh viên, để đảm bảo tiếp thu đầy đủ, có hệ thống kiến thức các mơn. Vì vậy phải quan tâm đúng mức khâu này. Giảng viên và Trung tâm phải thường xuyên kiểm tra việc đi học theo hệ thống sổ sách giáo vụ và báo cáo của lớp, của giảng viên chủ nhiệm lớp.
- Chỉ đạo, theo dõi phương pháp và kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Trước hết cần quan tâm chỉ đạo tốt việc tự học của sinh viên, sinh viên có tự học tốt thì mới tiêu hóa được kiến thức, học đến đâu hiểu đến đó thì mới có cơ sở tiếp thu tốt cho phần học tiếp theo. Muốn tự học tốt thì sinh viên phải xác định động cơ đúng đắn, phải có phương pháp học tập khoa học, phải có thái độ học tập đúng đắn và phải kết hợp với thực hành, nghiên cứu khoa học.
3.2.6.3. Cách thức tiến hành
- Phổ biến hệ thống các văn bản: Điều lệ trường dạy nghề ban hành theo quyết định số 775/2001/QĐ – BLĐTBXH ngày 8/9/2002 của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội, quy chế đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên các trường ban hành kèm theo quyết định số 42/2002/QĐ- BGD& ĐT và qui chế ban hành kèm theo quyết định 43/2002/QĐ- BGD& ĐT ngày 22/10/2002 về quản lý học sinh, sinh viên nội trú.
- Trung tâm phổ biến các văn bản có liên quan đến người học như nội quy nhà trường, nội qui lớp học lý thuyết, nội qui lớp học thực hành, qui định về khen thưởng kỷ luật, qui chế về tự học. Để thống nhất cao trong công tác quản lý. Trung tâm phối hợp với nhà trường xây dựng qui chế nội bộ, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của nhà trường, của Trung
tâm để xây dựng các qui định cụ thể, rõ ràng, thông qua tập thể để đáng giá nhận xét, góp ý kiến sau đó ban hành. Giám đốc giao cho phó giám đốc và giáo vụ khoa là bộ phận trực tiếp theo dõi các qui chế đối với sinh viên, phối hợp với các bộ môn, giảng viên tham gia chủ nhiệm lớp phổ biến các qui định nghĩa vụ của sinh viên. Phối hợp thường xuyên giữa nhà trường, Trung tâm, gia đình và xã hội để quản lý sinh viên.
- Trong thực hành nghề để đảm bảo cho việc thực tập tiến hành được thuận lợi và phù hợp với chương trình đào tạo thì nhiệm vụ của người giảng viên cần chý ý giúp đỡ, phát hiện bồi dưỡng những sinh viên học khá, giúp đỡ các sinh viên cải tiến phương pháp học tập cụ thể là:
+ Thứ nhất phải chọn vị trí thực tập. Nội dung cơng việc này bao gồm: Nghiên cứu tìm hiểu quá trình sản xuất và các hình thức tổ chức lao động trong các doanh nghiệp xem có phù hợp với u cầu thực tập của sinh viên khơng. Tìm hiểu định mức thời gian, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho sinh viên thực tập, tìm hiểu mức độ trang thiết bị xem có đáp ứng cho việc thực tập hay khơng.
Trong quả trình hướng dẫn thực tập giảng viên phải thực hiện hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc cho mỗi bài thực hành.
Thứ ba hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch và kiểm tra tự đánh giá kết quả học tập. Qua phiếu điểm mỗi sinh viên luyện tập độc lập thực hiện nhiệm vụ được giao. Giảng viên giám sát, uốn nắn, sửa chữa, gợi ý cho sinh viên khi họ gặp khó khăn.
3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng mơi trường văn hóa tổ chức và mối liên kết với doanh nghiệp ( Thực hiện 5S nơi làm việc).
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
- Tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần), an tồn, bình đẳng, tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập chung mọi nỗ lực của nhà trường, vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.
- Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên.
- Hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh, sinh viên tích cực”.
- Liên kết đào tạo nguồn cho các cơ sở sản xuất, từ đó giúp sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay, do vậy sẽ thu hút sinh viên vào học.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
* Xây dựng quy hoạch tổng thể về khng viên trường lớp.
- Tích cực tham mưu với Đảng ủy, nhà trường để tu sửa vật chất như phịng học, xưởng thực hành, phịng thí nghiệm.
- Tổ chức trồng cây vào dịp đầu năm học và chăm sóc cây thường xuyên. Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Đảm bảo hệ thống nước sạch dùng cho giáo viên và sinh viên. Xây dựng, tu sửa nhà vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng đến lớp học và cảnh quan môi trường
- Tổ chức cho sinh viên tích cực tham gia giữ vệ sinh công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
- Xây dựng khu làm việc, khu vui chơi giải trí.
- Bảo quản tốt tài sản, các cơng trình trong trường học.
* Dạy học có hiệu quả, giúp sinh viên tự tin trong học tập.
- Mỗi giảng viên trong trong Trung tâm, nhà trường thực sự là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo, nhiệt tình, tâm huyết với những phương pháp tối ưu nhất để đạt hiệu quả giảng dạy, giáo dục và hướng dẫn sinh viên học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên góp phần hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu. Động viên khuyến khích sinh viên đề xuất sáng kiến để đảm bảo tính tương tác trong việc dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao mừng các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khuyến khích sinh viên tham gia chủ động, tự giác của sinh viên.
* Rèn luyện kĩ năng sống cho sinh viên.
- Rèn luyện kĩ năng ứng sử hợp lý các tình huống trong cuộc sống sinh hoạt. - Rèn luyện kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác.
- Xây dựng kĩ năng ứng sử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường.
- Hình thành trực quan làm việc tập thể.
3.2.7.3. Cách thức tiến hành
- Tổ chức quán triệt, thảo luận về chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các kế hoạch của Phòng Giáo dục, xây dựng kế hoạch thực hiện và tuần sinh hoạt tập thể
- Thành lập Ban chỉ đạo việc triển khai việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên.
- Tiếp tục thực hiện “quy chế dân chủ hoạt động của nhà trường
- Tổ chức tuyên truyền để cán bộ, giảng viên, sinh viên, cấp ủy chính quyền, các tổ chức đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Làm tốt công tác vệ sinh trường học:
- Gắn giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa với giáo dục cơng dân. Lòng yêu quê hương đất nước, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng, gia đình khó khăn.
- Đẩy mạng hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ trong năm, nâng cao hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút sinh viên đến trường, phối kết làm tốt công tác quản lý sinh viên.
- Triển khai thực hiện thường xuyên tuần “5S”, thực hiện 5 nguyên tắc nơi làm việc: “ Sàng lọc - Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng”. 5S khơng chỉ đơn thuần là “ Làm sạch” mà còn nhằm tăng cường năng suất lao động bằng
cách loại trừ các hoạt động khơng cần thiết như: Thời gian tìm kiếm đồ vật, thời gian di chuyển bản thân hoặc đồ vật, thời gian tham vấn (lãng phí thời gian của mọi người), thời gian lãng phí vì khơng biết làm gì, bắt đầu từ đâu.
+ Sàng lọc: Phân loại những thứ cần thiết, loại bỏ những đồ vật thừa thãi “ Ngay bây giờ”
▪ Để các đồ vật có giá trị nhất ở khu vực đắt nhất (Khu vực gần bạn nhất)
giữ cho môi trường luôn sạch sẽ, thỏa mái và an toàn.
▪ Dán các nhãn vào những gì bạn cần, các đồ vật khơng có nhãn dán nên
được chứa ở kho và đặt trong tầm quan sát
+ Sắp xếp: Sắp xếp các đồ vật theo thứ tự, bằng cách đó bất cứ ai cũng có thể lấy được thứ họ cần bất cứ khi nào họ muốn với bất cứ số lượng nào mà họ cần ngay lập tức.
Dán các nhãn có mơ tả về vị trí vào các đồ vật.
+ Sạch sẽ: Khi nơi làm việc bị bẩm, vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc ngay lập tức trong quá trình làm việc (Bất cứ ai cũng nên tiến hành công việc vệ sinh nơi làm việc không phân biệt vị trí cơng tác).
+ Săn sóc: Duy trì tình trạng sạch sẽ ở mọi thời điểm.
▪ Tìm ra các nguyên nhân gốc rễ và tiến hành các biện pháp mang tính
chất thường xuyên.
▪ Ngăn ngừa các phoi kim loại văng ra khắp nơi sẽ tốt hơn là việc đi dọn
dẹp chúng sau đó. Nhờ vậy, năng suất lao động cũng sẽ tăng lên.
+ Sẵn sàng (Kỷ luật): Tất cả các thành viên hiểu và kiểm sốt những gì họ cần làm. (Thành lập hệ thống đảm bảo cho toàn bộ các thành viên kiểm sốt khơng chỉ công việc được phân công một cách tự động mà còn cả cơ chế giám sát chu trình PDCA.
Trên đây là kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực” tại Trung tâm Việt –Nhật.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong cả 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy học đã được tác giả luận văn đề xuất ở trên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Biện pháp này là cơ sở, là điều
kiện để thực hiện biện pháp kia và cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao chất lượng dạy học.
Trong quản lý dạy học hệ cao đẳng nghề, quản lý 2 đối tượng của quá trình này là người dạy và người học là yếu tố có tính quyết định. Vì thế có làm tốt biện pháp “ Phát triển và điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề” thì các biện pháp “ Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch dạy học hệ cao đẳng nghề”. Biện pháp quản lý “ Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động của người học”. Biện pháp quản lý “ Đổi mới hoạt động dạy học thực hành của giảng viên”, biện pháp quản lý “ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quá trình dạy học” và biện pháp quản lý “ Đổi mới công tác quản lý việc học tập, rèn luyện của sinh viên trong hoạt động dạy học” mới được thực hiện đúng như mục tiêu của biện pháp đề ra.
Biện pháp quản lý “ Xây dựng mơi trường văn hóa, tổ chức và mối liên kết với các doanh nghiệp” Không tham gia trực tiếp vào q trình dạy học nhưng nó là biện pháp gián tiếp hỗ trợ cho 6 biện pháp trên được thực hiện tốt, nó góp phần hình thành nên một nhà trường thân thiện và tạo ra một sức hút gắn kết với các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng việc làm.
Chúng ta biết rằng khơng có biện pháp nào là vạn năng, thường là phải sử dụng phối kết hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, để có sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý hoạt động dạy học hệ cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật, trong trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ban giám đốc Trung tâm, các trưởng bộ mơn và tồn thể giảng viên phải đồng thời làm tốt các biện pháp quản lý mà luận văn đề xuất ở trên
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý trong quá trình dạy học dạy học
3.4.1. Đối tượng khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ở trên, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của CBQL của hai Khoa Điện, Điện tử, của các Trung tâm (Việt – Nhật, Cơ khí, Việt Hàn, Hồng Hải) và một số giảng viên trong trường gồm:
1. Đối tượng khảo sát:
+ 25 Cán bộ quản lý của 2 Khoa và 4 Trung tâm + 105 giảng viên của 2 Khoa và 4 Trung tâm
2. Địa bàn khảo sát: Gồm 25 CBQL 2 khoa Điện, Điện tử, 4 Trung tâm (Việt – Nhật, Cơ khí, Việt – hàn, Hồng Hải) và 105 Giảng viên của 2 Khoa,4 Trung tâm trong trường. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát, lấy ý kiến của CBQL và giảng viên tại 2 khoa và 4 Trung tâm với tổng số phiếu là 130.
3.4.2. Phương pháp khảo sát
Phương pháp lấy ý kiến: Chúng tôi xây dựng các phiếu xin ý kiến cho từng đối tượng để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:
Mỗi biện pháp được đánh giá ở các cấp độ: * Tính cần thiết:
- Rất cần thiết - Cần thiết - Khơng cần thiết * Tính khả thi:
Được đánh giá ở hai khả năng: - Rất khả thi
- Khả thi
- Không khả thi
3.4.3. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL của Khoa Điện, Điện tử, của các Trung tâm và một số giảng viên trong trường . Trung tâm và một số giảng viên trong trường .
Tổng số người được xin ý kiến: 130. Kết quả như sau:
Bảng 3.1. Các biện pháp quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt - Nhật,Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
TT
Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học hệ Cao đẳng nghề tại Trung tâm Việt – Nhật
Tính cần thiết % Tính khả thi % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả
thi Khả thi Không
khả thi
I
Biện pháp 1: Phát triển và điều chỉnh mục tiêu, chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề.
98,7% 1,3% 0% 99% 1% 0 %
- Xây dựng mục tiêu sát yêu cầu nội dung, chương trình, sát với sản xuất thực tiễn, ngành nghề.
100% 0 0 100% 0 0
2
Nội dung.
- Xác định mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực, ý thức kỷ luật, tác phong CN, sức khỏe, năng lực tìm việc làm và tiếp tục học lên.
- Nêu rõ yêu cầu đầu vào,