dục trong quân đội
Đối với học viên đại học hệ cử tuyển trong các cơ sở giáo dục trong quân đội có một số đặc điểm nổi bật như:
- Học viên chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở địa bàn rừng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi cịn nhiều khó khăn về kinh tế, văn hố, xã hội, vùng An toàn khu trong kháng chiến chống xâm lược và vùng thuộc diện hỗ trợ đầu tư theo các chương trình 135 của Chính phủ.
- Trình độ nhận thức, sự hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội cịn có những khoảng cách nhất định so với học viên sinh sống ở vùng đồng bằng, đơ thị…nên nhìn chung, họ thường gặp khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức.
- Học viên được thực hiện theo chế độ cử tuyển; một số học viên trước khi về trường đã được học tập, rèn luyện ở các trường Thiếu sinh quân thuộc các quân khu, chiến sỹ ở các các đơn vị cơ sở trong toàn quân, học sinh tốt nghiệp phổ thông trong những năm học THPT đạt học sinh khá, giỏi, đạo đức tốt đang sinh sống có hộ khẩu thường trú ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
- Tuy đã được các đơn vị và địa phương lựa chọn kỹ về lịch sử chính trị, trình độ văn hố, sức khoẻ, phẩm chất chính trị.....song do đặc điểm riêng, nên mỗi đối tượng lại có những hạn chế nhất định, như: trình độ nhận thức, sự nhanh nhạy, tính chủ động chưa cao.
- Học viên cử tuyển là người dân tộc thường có tính thẳng thắn, thật thà và tự trọng. Khi có vấn đề gì khơng vừa ý thường tỏ thái độ ngay. Đặc điểm thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thơng của một số học viên cịn hạn chế nên dễ dẫn đến những hành vi “thiếu lễ độ”.
- Học viên cử tuyển thường có lịng tự trọng cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận bạn bè chê cười,... các em dễ xa lánh, tự ti dễ dẫn đến các hành vi sai trái.
- Mỗi học viên cử tuyển đều có bản sắc văn hóa riêng về phong tục, tập
quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tơn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái riêng của từng dân tộc, khi học tập tại trường các em vẫn mang nặng lối sống, sinh hoạt địa phương, không phù hợp với quy định nhà trường.
- Học viên cử tuyển gồm rất nhiều đồng chí sinh sống các địa phương khác nhau, dân tộc khác nhau, xa gia đình nên tính đồn kết, gắn bó, hồ hợp rất cao và cả cục bộ địa phương, dân tộc còn xảy ra. Việc này gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý, một số bị khuyết điểm thì được bạn bè trong lớp bao che cho nhau hoặc lợi dụng chính sách ưu tiên trong cơng tác quản lý.
- Xét về mặt tâm lý khi gặp phải những khó khăn, tình huống phức tạp trong cuộc sống, học tập, công tác học viên cử tuyển rất dễ dẫn đến bi quan, chán nản, thiếu kiên trì, hành động bột phát, thiếu suy nghĩ.