Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức rèn luyện kỷ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 58 - 62)

Đi đôi với việc đổi mới nội dung quản lý RLKL, Nhà trường đã coi trọng đổi mới hình thức, phương pháp quản lý RLKL đội của học viên. Thường xuyên lồng ghép và gắn nội dung quản lý RLKL với nội dung và các hoạt động giáo dục, đào tạo, sẵn sàng chiến đấu, quản lý, xây dựng đơn vị chính qui. Tổ chức chặt chẽ, có chất lượng các buổi học tập, nghiên cứu Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, các qui định mới của quân đội. Kết hợp giáo dục chung với giáo dục riêng, giữa đơn vị tổ chức giáo dục rèn luyện với phát huy vai trị tích cực tự của học viên; phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hoá, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, động viên nêu gương người tốt, việc tốt, xây dựng điển hình, nhân điển hình tiên tiến…

Kết hợp chặt chẽ quản lý, duy trì các chế độ nền nếp trong đơn vị với chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần của học viên. Thơng qua các hình thức biện pháp quản lý RLKL phù hợp giúp cho học viên hiểu rõ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu, vai trị to lớn của kỷ luật trong lao động sản xuất xây dựng chế độ XHCN. Đặc biệt là trong xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; những nội dung cơ bản của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ qui định của quân đội; mục tiêu yêu cầu đào tạo, qui chế thi và kiểm tra của Nhà trường được học tập, quán triệt đầy đủ và được tổ chức thực hiện chu đáo, đồng thời giúp cho học viên không ngừng nâng cao nhận thức, rèn luyện tính tự giác, thói quen nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật quân đội.

Các đơn vị quản lý học viên đã thường xuyên vận dụng linh hoạt, sáng tạo, sát với đặc điểm, nhiệm vụ, đối tượng học viên cử tuyển. Chủ yếu bằng các hình thức: thơng qua sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt tự phê bình và phê bình, ngày Đảng, thơng qua quá trình học tập, rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo; qua các hoạt động công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng và tự đánh giá chất lượng đảng viên; sinh hoạt tập thể; sinh hoạt hội dồng quân nhân. Kết hợp chặt chẽ

giữa huấn luyện với quản lý RLKL; giữa động viên tư tưởng với duy trì nghiêm kỷ luật; kết hợp giữa giáo dục chung với giáo dục riêng, giữa công tác quản lý của cấp trên với phát huy vai trị và tính tiền phong gương mẫu của học viên. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, duy trì và phát huy tốt vai trò của tổ chức quần chúng; thực hiện nghiêm túc nền nếp ngày chính trị, văn hố tinh thần… Do đó, chất lượng hiệu quả cơng tác quản lý RLKL cho học viên đối tượng là cử tuyển được nâng lên rõ rệt.

Theo số liệu khảo sát bằng phiếu điều tra, đối với học viên, khi được hỏi về nội dung, hình thức, biện pháp quản lý RLKL cho học viên ở Học viện cho thấy: có tới 80,83% cho rằng phù hợp, hiệu quả; 9,17% bình thường và có tới 10% khơng phù hợp (Phụ lục 5). Đối với cán bộ quản lý và giảng viên có tới 87,73% ý kiến cho rằng nội dung, hình thức phù hợp, hiệu quả và 84,50% cho rằng hình thức, biện pháp phù hợp (Phụ lục 6).

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung, hình thức, biện pháp rèn luyện kỷ luật của học viên đại học hệ Cử tuyển ở Học viện Biên phòng

TT Nội dung điều tra Kết quả

Đối với học viên Số lượng Tỉ lệ

- Phù hợp, hiệu quả 97 80,83%

- Bình thường. 11 9,17%

- Không phù hợp. 12 10%

Câu hỏi trong phiếu điều tra dành cho cán bộ, giảng viên

TT Nội dung điều tra Kết quả

Đối với cán bộ, giảng viên Số lượng Tỉ lệ

- Nội dung phù hợp, hiệu quả. 63 87,73%

- Không phù hợp, hiệu quả thấp. 8 11,27%

- Hình thức, biện pháp phù hợp. 60 84,50%

Duy trì chặt chẽ chế độ nền nếp hoạt động quản lý RLKL chú trọng các chế độ nắm tình hình đơn vị, nắm diễn biến tư tưởng, chấp hành kỷ luật của học viên, duy trì đều đặn chế độ kiểm tra, chế độ báo cáo, xin chỉ thị, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương gương người tốt, việc tốt về chấp hành kỷ luật, đồng thời cũng ngăn ngừa và xử lý nghiêm những học viên vi phạm khuyết điểm trong chấp hành kỷ luật quân đội và quy định của đơn vị. Trên cơ sở đó, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong chấp hành kỷ luật, đề ra phương hướng và biện pháp sửa chữa, tiến bộ.

Kết quả điều tra đối với học viên cho thấy, có tới 79,16% ý kiến rằng công tác quản lý RLKL cho học viên ở đơn vị được tiến hành thường xuyên nền nếp; 17,51% ý kiến cho rằng không thường xuyên và 3,33% trả lời không thực hiện (Phụ lục 5).

Bảng 2.6. Thực trạng mức độ rèn luyện kỷ luật của học viên đại học hệ Cử tuyển ở Học viện Biên phòng

TT Nội dung điều tra Kết quả

Công tác quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên Đại học hệ Cử tuyển ở đơn vị đồng chí được tiến hành thường xuyên không?

Số lượng

Tỉ lệ

- Rất thường xuyên và nền nếp. 95 79,16%

- Không thường xuyên. 21 17,51%

- Không thực hiện. 4 3,33%

Thường xuyên tiến hành tốt các hình thức hoạt động như đọc báo, nghe tin, văn hoá văn nghệ, xem ti vi, thăm bảo tàng truyền thống, phịng Hồ Chí Minh, vẽ tranh cổ động, panơ, áp phích, diễn đàn, thi tìm hiểu về các chủ đề kỷ luật; xây dựng cảnh quan, môi trường. Những hoạt động trên không những trực tiếp có tác dụng thiết thực trong quản lý con người, quản lý kỷ luật ở đơn vị mà còn xây dựng được ý thức tự giác trong chấp hành kỷ luật của học viên.

Theo số liệu khảo sát bằng phiếu điều tra, đối với cán bộ quản lý và giảng viên khi được hỏi về ý thức tự giác chấp hành kỷ luật của học viên ở

HVBP hiện nay cho thấy: có tới 66,20% ý kiến cho rằng ý thức tốt; khá 18,31%; trung bình 12,68 % và 2,82% khó trả lời (Phụ lục 6).

Bảng 2.7. Thực trạng ý thức chấp hành rèn luyện kỷ luật của học viên đại học hệ Cử tuyển ở Học viện Biên phòng

TT Nội dung điều tra Kết quả

Đánh giá về ý thức tự giác chấp hành kỷ luật của học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP hiện nay.

Số lượng Tỉ lệ - Tốt. 47 66,20% - Khá. 13 18,31% - Trung bình. 09 12,68% - Khó trả lời: 02 2,82%

Phương pháp, hình thức quản lý RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển mặc dù đã từng bước được cải thiện nhưng so với yêu cầu đào tạo để trở thành sỹ quan Biên phòng vẫn đơn điệu, còn biểu hiện nặng về hành chính, thiên về xử phạt, ít chú ý đến giáo dục thuyết phục, thiếu kiên quyết với những biểu hiện vi phạm kỷ luật, người chỉ huy các đơn vị chưa tìm tịi khai thác các phương pháp, hình thức, quản lý RLKL mới, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi của học viên cử tuyển trong từng giai đoạn phát triển. Điều này đã tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán, lối mòn trong tổ chức thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ HVBP lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020, chỉ rõ: “Chất lượng xây dựng chính quy có mặt cịn hạn chế. Tình hình vi phạm kỷ

luật có giảm nhưng chưa thực sự vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những vi phạm kỷ luật và an tồn giao thơng. Cơng tác quản lý, giáo dục rèn luyện của một số đơn vị có lục chưa chặt chẽ, chấp hành kỷ luật của một số học viên chưa nghiêm ...."[21, tr.12].

Kết quả điều tra cán bộ quản lý và giảng viên cho thấy, có tới 11,27% ý kiến được hỏi cho rằng phương pháp, hình thức khơng phù hợp, hiệu quả thấp; và 15,50% cho rằng đối phó, hình thức (Phụ lục 6).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)