Đánh giá chung về quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 66 - 73)

học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng

2.4.1. Ưu điểm

Lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các cơ quan, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có nhận thức đúng, trách nhiệm cao đối với công tác quản lý RLKL học viên đại học hệ cử tuyển.

Lãnh đạo chỉ huy các cấp, các cơ quan và đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Học viện đã có nhận thức đúng đắn về cơng tác quản lý RLKL cho học viên. Coi đây là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục, đào tạo; là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng chính qui và

những phẩm chất, năng lực cho đội ngũ sĩ quan tương lai. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã quan tâm, sâu sát đối với học viên đào tạo đại học hệ cử tuyển. Các nghị quyết lãnh đạo thường xuyên, nghị quyết chuyên đề về RLKL, xây dựng chính qui đã giành phần quan trọng bàn về lãnh đạo quản lý RLKL, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong chấp hành kỷ luật quân đội; thường xuyên bám sát mục tiêu yêu cầu đào tạo và nhiệm vụ huấn luyện, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cụ thể hoá nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và của Học viện thành các chế độ qui định cho học viên quán triệt và thực hiện.

Tổ chức chỉ huy các cấp, từ Ban Giám đốc đến các đơn vị quản lý học viên, các cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã đề cao trách nhiệm tổ chức thực hiện, chủ động triển khai tổ chức quản lý RLKL cho học viên. Thường xuyên quản lý, duy trì thực hiện đầy đủ, có chất lượng các chế độ, qui định, qui chế học tập, công tác và sinh hoạt của đơn vị. Do vậy, chất lượng học tập, công tác, ý thức chấp hành kỷ luật của học viên có nhiều tiến bộ.

- Đã phát huy được vai trò của các tổ chức, các lực lượng, các cấp uỷ đảng, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên viên trong quản lý RLKL cho học viên.

Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ những nội dung cơ bản với những hình thức, biện pháp phù hợp, Nhà trường đã phát huy được vai trò các tổ chức, các lực lượng cùng tham gia quản lý RLKL cho học viên.

Các cấp uỷ đảng mà trực tiếp là cấp uỷ, chi bộ quản lý học viên đã thường xuyên quán triệt chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, nắm chắc tình hình, thực trạng chấp hành kỷ luật và quản lý RLKL của đơn vị, kịp thời có chủ trương biện pháp lãnh đạo đúng đắn; lãnh đạo chặt chẽ việc tổ chức triển khai thực hiện, phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm các cấp uỷ viên và mọi đảng viên trong chấp hành kỷ luật quân đội.

Đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là cán bộ quản lý học viên đã thường xuyên bám sát đơn vị, nắm chắc tư tưởng, nhận thức và sự phát triển của học viên trong từng thời gian, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp quản lý RLKL phù

hợp. Tổ chức quản lý, duy trì nghiêm túc có chất lượng các chế độ trong ngày, trong tuần, các qui định trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính qui, đồng thời chủ động hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính chủ động, tự giác của học viên cử tuyển trong tự quản lý RLKL.

- Phần lớn học viên đại học hệ cử tuyển đã có sự chuyển biến về nhận thức và tự giác chấp hành tốt kỷ quân đội và quy định của Học viện

Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường hầu hết học viên đại học hệ cử tuyển ln có nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác quản lý RLKL. Hình thành và xây dựng được ý thức tự giác chấp hành tốt kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và quy định của nhà trường ngay trong quá trình đào tạo. Trong học tập, đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thực hiện đúng kế hoạch; chấp hành nghiêm quy chế thi, kiểm tra. Đã xây dựng được thái độ, động cơ rèn luyện đúng đắn, có ý chí quyết tâm cao, chủ động khắc phục khó khăn giành kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Kết quả học tập, RLKL có chiều hướng ngày càng tốt hơn, sau khi tốt nghiệp đều nhận nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức. Tạo nên môi trường dân chủ và ý thức tích cực, tự giác trong chấp hành kỷ luật, góp phần quan trọng vào quá trình hồn thiện, phát triển phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực và nhân cách của người sỹ quan Biên phòng theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo và nhiệm vụ trong tình hình mới trên các tuyến biên giới.

2.4.2. Hạn chế

Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, cán bộ quản lý và học viên đối với việc giáo dục quản lý RLKL có mặt còn hạn chế:

Trong khi đại đa số cán bộ khung ln tỏ ra có trách nhiệm cao, duy trì nghiêm túc chế độ xây dựng nền nếp chính quy, RLKL, gương mẫu, mô phạm, thì một bộ phận nhỏ cán bộ nhất là cán bộ quản lý cấp đại đội, có những hạn chế về nhận thức, về năng lực tổ chức, về tính mơ phạm và sự gương mẫu trước học viên. Số cán bộ này có biểu hiện nhận thức về xây dựng chính quy, RLKL chưa sâu, một số ít cịn tỏ ra ngại khó khăn gian khổ, ngại va chạm với học viên. Do đó việc tổ chức quản lý RLKL của đơn vị cịn có

biểu hiện chiếu lệ, chưa chặt chẽ và thiếu nghiêm túc. Hiện tượng buông lỏng quản lý nhất là quản lý học viên ngoài giờ, để học viên vi phạm kỷ luật nghiêm trọng vẫn cịn xảy ra. Một số ít cán bộ chưa thực sự gương mẫu, cá biệt có đồng chí vi phạm kỷ luật. Trong những năm qua, vi phạm kỷ luật có chiều hướng gia tăng. Đó là điều đáng lưu ý, cần phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân để khắc phục.

Việc quán triệt, vận dụng và cụ thể các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của trên vào thực tiễn cơng tác quản lý RLKL cho học viên vẫn cịn hạn chế, hiệu quả chưa cao; chất lượng xây dựng chính quy chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT. Nội dung còn dàn trải, chung chung, chưa xác định rõ vấn đề then chốt của công tác quản lý RLKL cho học viên để tập trung lãnh đạo. Một cán bộ quản lý còn nặng về mệnh lệnh hành chính dẫn đến coi nhẹ giáo dục thuyết phục, chưa gắn bó chặt chẽ giữa quản lý, giáo dục học viên với nhiệm vụ học tập. Trong quản lý có thời điểm cịn phiến diện, thiếu chặt chẽ, từ đó dẫn đến đánh giá sai lệch, thiếu khách quan, trung thực. Một số học viên chưa thực sự tự giác cịn có biểu hiện dựa dẫm, ỷ lại, lợi dụng chính sách dân tộc về cơng tác quản lý rèn luyện học viên, dựa vào tập thể đơn vị.

Hai là nội dung, hình thức, biện pháp quản lý RLKL cho học viên vẫn còn chậm đổi mới và bộc lộ một số hạn chế nhất định:

Nội dung quản lý RLKL cho học viên cử tuyển có lúc chưa kết hợp chặt chẽ cịn mang tính chung chung cho tất cả các đối tượng, chưa có chương trình, nội dung, quản lý RLKL trọng tâm, trọng điểm, thiếu chiều sâu, chưa thực sự phong phú, thiếu hấp dẫn, chưa tập trung vào những mặt yếu, khâu yếu dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ luật vẫn chưa chấm dứt. Phương pháp, hình thức có mặt cịn giản đơn chưa phù hợp với với tâm sinh lý của đối tượng học viên cử tuyển và lứa tuổi của học viên trong từng giai đoạn phát triển. Điều này đã tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán, lối mòn trong quản lý RLKL.

Ba là ý thức tổ chức kỷ luật một số học viên chưa nghiêm, chưa thực sự tự giác rèn luyện và chấp hành các chế độ qui định.

Vẫn còn một bộ phận học viên cử tuyển nhận thức chưa thật đầy đủ nhiệm vụ rèn luyện kỷ luật. Cịn có cịn xảy ra hiện tượng coi thường kỷ luật. Các hiện tượng học viên vi phạm 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần vẫn có, mang mặc sai tác phong, phát ngôn tự do tuỳ tiện không đúng với quy ước ứng xử văn hóa trong Học viện, vi phạm chế độ giờ giấc còn xảy ra khá nhiều. Cá biệt cịn có hiện tượng trộm cắp tài sản của đồng đội, đánh nhau gây mất đoàn kết nội bộ. Việc đấu tranh với các biểu hiện sai trái của học viên cịn thấp, có hiện tượng né tránh ngại đấu tranh, bao che với những vi phạm RLKL của đồng chí, đồng đội.

2.4.3. Nguyên nhân

Một là, Quản lý quá trình RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển ở

HVBP trong những năm vừa qua còn theo kinh nghiệm chủ quan, chưa dựa trên cơ sở khoa học quản lý. Công tác kế hoạch hố quản lý q trình giáo dục kỷ luật cho học viên có thời điểm cịn bị xem nhẹ. Sự phân cấp quản lý giữa các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên chưa rõ ràng, thiếu thống nhất, đơi khi hoạt động quản lý cịn chồng chéo. Mạng lưới thông tin trong quản lý cịn có những hạn chế, có những thời điểm thông tin không được phản ánh kịp thời đến chủ thể quản lý hay độ chính xác của thơng tin khơng cao gây rất nhiều khó khăn trong việc ra các quyết định quản lý. Có những cán bộ quản lý khi đưa ra quyết định quản lý cịn mang tính chủ quan dẫn đến hiệu quả quản lý thấp.

Hai là, Đối tượng học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện không đồng

đều nhau về trình độ nhận thức, nguồn đầu vào. Đặc biệt có sự khác biệt trong văn hố, lối sống, phong tục, tập quán. Vì vậy số học viên đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số ít người được cử đi đào tạo. Mặc dù đã được sự giáo dục từ nhà trường phổ thông và quân đội, song những thói quen, tác phong sinh hoạt tự do, tuỳ tiện... vẫn còn tồn tại ăn sâu trong suy nghĩ và tư tưởng của người học viên. Nên khi về HVBP công tác nhận thức về pháp luật, kỷ luật còn nhiều hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân làm cho quá trình rèn luyện xây dựng ý thức tự giác, tác phong chính qui, nền nếp trong học tập,

công tác và RLKL của học viên gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả trong việc quản lý, duy trì kỷ luật cho học viên cũng bị hạn chế nhất định.

Ba là, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên của Học viện cịn

thiếu về số lượng, có mặt hạn chế về chất lượng. Việc nắm bắt diễn biến tâm tư tình cảm, am hiểu về phong tục tập quán của cán bộ quản lý có nhiều đồng chí cịn yếu dẫn đến chất lượng quản lý RLKL không cao. Mặc dù trong những năm vừa qua học viện đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu công tác giáo dục, đào tạo ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó cơ cấu về số lượng, độ tuổi, qn hàm cịn bất hợp lý. Trình độ của một số cán bộ quản lý cịn có những hạn chế nhất định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ quản lý RLKL cho học viên.

Bốn là, Điều kiện cơ sở vật chất phương tiện cho quản lý RLKL cho

học viên của nhà trường còn thiếu thốn, chưa theo kịp sự phát triển của giáo dục đào tạo. Môi trường giáo dục chưa tạo ra những điều kiện tốt nhất cho học viên học tập và RLKL. Việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện quản lý giáo dục đòi hỏi đầu tư lớn, đặc thù, thời gian dài. Trong hoàn cảnh chung của học viện với các trường quân đội nên cơ sở vật chất chưa đáp ứng được so với yêu cầu, nhiệm vụ.

Năm là, Một bộ phận học viên có động cơ phấn đấu học tập, rèn luyện

không cao. Xác định nhiệm vụ giáo dục, RLKL chưa đúng đắn, chưa tích cực. Một số đồng chí mặc dù đã được giáo dục, nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm kỷ luật làm ảnh hưởng đến tồn đơn vị. Cùng với đó một số đồng chí nhận thức cịn chậm, vì vậy việc học tập, RLKL cịn gặp nhiều khó khăn. Những đồng chí này thường xun khơng hồn thành kế hoạch giáo dục kỷ luật, gây nhiều khó khăn cho cán bộ quản lý trong q trình quản lý RLKL cho học viên.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng quản lý RLKL của học viên có thể đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau, trên nhiều phương diện khác nhau. Từ việc đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên về kỷ luật quân sự và quá trình quản lý

RLKL cho học viên đến quy trình quản lý, các nội dung, phương pháp, hình thức, cơ sở vật chất, phương tiện, cách thức kiểm tra đánh giá công tác quản lý rèn luyện học viên. Cũng có thể đánh giá hiệu quả quản lý quá trình RLKL của học viên thơng qua tình hình chấp hành kỷ luật của học viên. Trong quá trình đánh giá tác giả đã cố gắng quan sát thực tiễn, thu thập số liệu và cùng với kinh nghiệm của bản thân đang công tác chuyên môn về quản lý học viên ở nhà trường. Đưa ra những nhận định khách quan nhất về những mặt mạnh và mặt yếu trong quản lý quá trình RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP và chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các biện quản lý quá trình RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP.

Thực tế công tác quản lý RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cho quân đội. Tuy nhiên yêu cầu mới đặt ra ngày càng phải nâng cao phải chất lượng quản lý RLKL, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nhà trường vững mạnh đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Do vậy, đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng công tác quản lý RLKL học viên đại học hệ cử tuyển vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn từ đó đề ra được những giải pháp đúng đắn, phù hợp góp phần nâng cao chất lượng quản lý RLKL học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP hiện nay.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 66 - 73)