cho học viên tại Học viện Biên phòng
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Khi nói đến mục tiêu kiểm tra đánh giá, trước hết ta nhận thấy kiểm tra, đánh giá kết quả công tác quản lý RLKL cho học viên là một phần không thể thiếu được của quá trình đào tạo trở thành cán bộ tại HVBP. Kiểm tra đánh giá vì sự phát triển tồn diện của học viên nghĩa là quá trình kiểm tra đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp học viên biết mình tiến bộ đến đâu, những mặt nào có sự tiến bộ, mặt nào cịn yếu để điều chỉnh quản lý RLKL.
Trên cơ sở Nghị quyết, chỉ thị và hướng dẫn của đảng ủy cấp trên các cấp ủy, tổ chức đảng chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá công tác quản lý RLKL cho học viên, triển khai phân công làm tốt công tác chuẩn bị chu đáo, cụ thể ở tất cả các khâu, các bước; phát huy được dân chủ, sáng tạo của mọi tổ chức, mọi lực lượng và vai trị của các tổ chức đồn thể, hội đồng quân nhân tham gia thực hiện. Xác định rõ mục đích, u cầu, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành, tập trung làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, vai trò của cơ quan, đơn vị quản lý học viên trong q trình tiến hành cơng tác quản lý RLKL cho học viên
Quá trình tiến hành kiểm tra đánh giá phải chấp hành nghiêm túc các thủ tục, nguyên tắc, phát huy dân chủ. Tránh rập khn, máy móc, áp đặt chủ quan hoặc làm qua loa, chiếu lệ, đối phó khơng có hiệu quả.
Đánh giá phải làm sao để học viên không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên. Kiểm tra đánh giá kết quả phải diễn ra trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại học viện, giúp học viên so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu rèn luyện của cá nhân. Không chỉ cán bộ quản lý, giảng viên biết cách thức, các kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả RLKL mà quan trọng không kém là học viên phải học được cách đánh giá của cán bộ, giảng viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả rèn luyện của chính mình. Có như vậy, mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả rèn luyện của mình đạt đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Kiểm tra đánh giá phải lượng giá chính xác, khách quan kết quả quản lý rèn luyện, chỉ ra được học viên đạt được ở mức độ nào so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra.
3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành
Kiểm tra đánh giá kết quả quản lý RLKL học viên phải khách quan, toàn diện và khoa học; đánh giá được đúng ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, hình thức biện pháp quản lý RLKL cho học viên; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và cá nhân có liên quan và bài rút ra được bài kinh nghiệm từ thực tiễn.
Định kỳ hàng tháng, sau một học kỳ, kết thúc một năm học hoặc căn cứ vào tình hình cụ thể Ban giám đốc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả của cơng tác quản lý RLKL cho học viên. Các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền, chuẩn bị tốt nội dung, đồng thời qua đó bồi dưỡng về phương pháp cho cán bộ, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp, phát huy có hiệu quả các phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra đánh giá đạt kết quả tốt. Thường xuyên tiêu chuẩn hóa các định mức phấn đấu sát với mục tiêu, yêu cầu rèn luyện và đối tượng là học viên cử tuyển, làm cơ sở cho việc nhận xét, kiểm tra đánh giá khách quan, chính xác
nhằm khích lệ động viên và giúp học viên cử tuyển đối chiếu tự kiểm tra bản thân mình và xây dựng động cơ phấn đấu vươn lên.
Gắn trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị có chất lượng quản lý RLKL thấp, chỉ rõ các nguyên nhân mạnh, yếu và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo và khâu tổ chức triển khai thực hiện, sự tổ chức quản lý điều hành và hướng dẫn của các cấp cũng như ý thức, tinh thần của các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Chống tư tưởng lạm dụng xử phạt mà xem nhẹ hoặc bỏ qua các hình thức khác, phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác giáo dục, thuyết phục với xử lý hành chính.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả quản lý RLKL cho học viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có mối quan hệ chặt chẽ với rèn luyện. Nếu mục tiêu quản lý RLKL và mục đích học tập được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả rèn luyện của học viên. Quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương mơn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; Kiểm tra - đánh giá định kỳ. Vai trị của kiểm tra, đánh giá là khơng chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn rèn luyện mà trong cả quá trình. Kiểm tra đánh giá có thể từng phần hoặc tồn bộ nội dung. Kiểm tra, đánh giá ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn rèn luyện tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình quản lý RLKL học viên.
Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của học viên là xác nhận và làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt đuợc của học viên về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu quản lý RLKL đã được xác định. Trên cơ sở kết quả rèn luyện, cán bộ quản lý phát hiện sự lệch lạc, những khó khăn, vướng mắc của học viên và tìm ra nguyên nhân của những sai sót trong quá trình quản lý rèn luyện. Từ chỗ phát hiện đuợc những lệch lạc trong quá trình rèn luyện, cán bộ quản lý sẽ tìm ra biện pháp điều chỉnh quá trình rèn luyện của học viên, đồng thời bổ sung, tự hoàn thiện hoạt động tự rèn của học viên.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý RLKL của học viên bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá, phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, biện pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá.... Trước hết cần đổi mới hình thức kiểm tra và cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau. Tạo sự kết hợp linh hoạt, hài hòa giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định tính và định lượng.
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn gắn liền với đổi mới phương pháp quản lý RLKL, phương tiện và thiết bị quản lý rèn luyện. Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị rèn luyện, máy móc tập luyện phù hợp. Thực tế hiện nay việc đầu tư trang thiết bị cho học viên rất tốn kém, yêu cầu lượng tiền lớn. Bởi một số phương tiện rèn luyện của quân đội mang tính đặc thù, đặc chủng, khơng có bán trên thị trường. Để có điều kiện thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả quản lý RLKL của học viên, cần hướng dẫn chi tiết của cơ quan chun mơn, xây dựng quy trình kiểm tra, lượng hóa các tiêu chí để học viên căn cứ vào yêu cầu, nội dung, mục tiêu để có kế hoạch tự rèn luyện ngay từ năm học đầu tiên. Việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong từng ngày thông qua các chế độ trong ngày. Kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống là đánh giá “kín” theo chế độ quản lý hành chính với hình thức kiểm tra theo nội dung nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh, quản lý RLKL; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản về xây dựng chính quy, quy chế công tác quản lý học viên, hướng dẫn chi tiết về việc chấm điểm rèn luyện hàng tháng, quy định cụ thể về công tác thi đua khen thưởng với công tác quản lý RLKL học viên để thực hiện thống nhất trong toàn Học viện. Chống tư tưởng lạm dụng, coi trọng biện pháp này mà xem nhẹ hoặc bỏ qua các hình thức khác, phải kết hợp giữa giáo dục, thuyết phục với xử lý hành chính. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo tình quản lý RLKL, thường xuyên và đột xuất theo hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.