Công tác đánh giá kết quả RLKL của học viên có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý quá trình RLKL của học viên. Trong những năm qua nhà trường rất chú trọng đến việc đánh giá kết quả giáo dục cho học viên trong đó có đánh giá kết quả quản lý RLKL học viên hệ cử tuyển. Việc đánh giá kết quả đã được tiến hành thường xun, liên tục, đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan. Kết quả đánh giá thường xuyên được đối chiếu với mục tiêu từ đó điều chỉnh q trình RLKL nhằm đạt được mục tiêu quản lý RLKL đã đề ra.
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả RLKL học viên cử tuyển được thực hiện trình tự, chặt chẽ. Hàng tháng học viên nhận xét về quá trình rèn luyện của bản thân, tự nhận mức rèn luyện theo thang bậc tốt, khá, trung bình, yếu. Các thành viên trong tiểu đội họp nhận xét, đánh giá điểm mạnh, yếu của từng đồng chí và thống nhất đề nghị lên cấp trên về kết quả RLKL của học viên trong một tháng, cấp ủy chỉ huy đại đội họp xem xét đánh giá báo cáo lên tiểu đoàn, Ban chỉ huy tiểu đồn họp nhận xét đề nghị lên phịng Đào tạo. Cơ quan đào tạo thẩm định và kết luận gửi kết quả về cho đơn vị quản lý học viên và lưu trữ làm căn cứ để phục vụ cho phân loại RLKL năm học của từng học viên. Việc thực hiện công tác đánh giá kiểm tra RLKL của học viên đối tượng đào tạo bình thường và học viên hệ cử tuyển là như nhau, khơng có sự phân
biệt. Vì theo quan điểm của Học viện, việc chấp hành RLKL là như nhau, đối tượng đào tạo cử tuyển chỉ được ưu ái về vấn đề học tập kiến thức.
Theo thống kê, kết quả rèn luyện thì học viên năm thứ nhất, năm thứ hai có kết quả rèn luyện thấp hơn năm thứ ba và năm thứ tư (Phụ lục số 4). Ngoài ra, Học viện cũng thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm cơng tác quản lý q trình giáo dục kỷ luật cho học viên. Khi được hỏi về công tác quản lý kết quả RLKL ở nhà trường có 86,0% cán bộ quản lý, giảng viên trả lời là tốt. Nhưng bên cạnh những ưu điểm đã nêu thì cơng tác quản lý kết quả quản lý RLKL cho học viên hệ cử tuyển vẫn còn nhiều hạn chế như: nhà trường chưa xây dựng được một hệ thống các tiêu chí đánh giá nhận thức và thực hành kỷ luật của học viên phù hợp. Việc đánh giá kết quả quản lý RLKL của học viên có lúc chưa được thường xuyên hoặc còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhất là vào các dịp chuẩn bị nghỉ hè, nghỉ tết. Chưa có nhiều hình thức, biện pháp đánh giá kết quả quản lý RLKL của học viên. Nhiều khi việc đánh giá cịn mang tính chủ quan, cảm tính, thiếu chính xác... Qua khảo sát cho thấy có tới 15,0% cán bộ, giảng viên cho rằng công tác quản lý kết quả RLKL cho học viên ở mức bình thường và 11,0% cho rằng chưa tốt. Việc đánh giá khơng chính xác kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên là một hạn chế của công tác quản lý. Điều này không những làm giảm chất lượng quá trình RLKL cho học viên mà cịn làm giảm uy và gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng "sản phẩm" đào tạo của Học viện