Tăng cường quản lý đổi mới nội dung, phương pháp rèn luyện kỷ luật cho học viên tại Học viê ̣n

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 89 - 99)

kỷ luật cho học viên tại Học viê ̣n

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

RLKL là sự tác động đến nhân cách con người bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để xây dựng những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, thái độ hành vi, thói quen tơn trọng kỷ luật của học viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" [19, tr.383]. Vậy đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp quản lý học viên là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo cán bộ của Nhà trường. Bởi vì, giữa nội dung, hình thức, phương pháp ln quan hệ chặt chẽ với chất lượng, hiệu quả quản lý, giáo dục, RLKL học viên. Sự phù hợp về nội dung, hình thức, phương pháp là điều kiện căn bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác quản lý RLKL, địi hỏi phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của học viên. Vì học viên đào tạo đại học hệ cử tuyển có những đặc điểm riêng biệt về tập quán, lối sống, đang ở độ tuổi thanh niên, rất nhạy cảm, thích cái mới, đa dạng hóa về nhu cầu sở thích, có xu hướng về nghề nghiệp, động cơ phấn đấu rõ ràng. Để đáp ứng được địi hỏi đó, thì u cầu cần thiết phải thường xun đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp quản lý, RLKL cho học viên.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành

Nội dung, hình thức, phương pháp RLKL của học viên ln có sự vận động phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ. Do vậy, các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải thường xuyên chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, phù hợp với thực tế và đặc điểm của học viên, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả RLKL và các nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong cán bộ, học viên cả về nhận thức và hành động đối với việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp RLKL như: hiện tượng thoả mãn dừng lại, kinh nghiệm chủ nghĩa, ngại tìm tịi sáng tạo, ngại vất vả

khó khăn... làm ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện kỷ luật của học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP.

Sự phù hợp về nội dung, hình thức, phương pháp tác động với đặc điểm nhận thức của học viên là nguyên tắc, là nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý RLKL. Mặt khác, trình độ nhận thức và yêu cầu học tập, rèn luyện trong q trình đào tạo ln có sự phát triển ngày càng cao, toàn diện và sự ổn định vững chắc của các yếu tố phẩm chất, năng lực trong mỗi người học viên đòi hỏi chủ thể phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực tổ chức RLKL mới mang lại hiệu quả cao.

Thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tìm tịi xác định, lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp quản lý rèn luyện học viên phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy, chất lượng rèn luyện học viên đã có những chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo sỹ quan cấp phân đội của Nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đơn vị chính quy và quản lý RLKL, vấn đề này vẫn còn những hạn chế bất cập: Nội dung RLKL còn chung chung giữa học viên đại học với học viên cử tuyển, chưa có chiều sâu, chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm cho từng đối tượng, vận dụng cịn thiếu linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp trong những điều kiện thực tế. Một số cán bộ quản lý cịn dập khn máy móc, kinh nghiệm cá nhân, chưa thật sự phù hợp với đối tượng học viên là cử tuyển, vì thế chất lượng hiệu quả có đơn vị cịn những hạn chế nhất định. Bởi vậy, cần thống nhất nhận thức, quan niệm về việc xác định nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp rèn luyện kỷ luật. Đó là q trình dựa trên cơ sở những kết quả, kinh nghiệm quản lý RLKL học viên đã đạt được trong thời gian qua và kế thừa, phát huy, sáng tạo những kinh nghiệm phù hợp vào điều kiện hoàn cảnh của HVBP và đối tượng là học viên cử tuyển. Nhà trường căn cứ vào điều kiện tình hình cụ thể của từng giai đoạn đào tạo của khoá học mà đổi mới, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cụ thể cho phù hợp, vừa bảo đảm sự tồn diện, có hệ thống vừa có trọng tâm trọng điểm. Những nội dung, hình thức,

phương pháp khơng cịn phù hợp phải sửa đổi, bổ sung, để phù hợp với từng đối tượng học viên và phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, việc thường xuyên phải xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển trong thời gian tới cần được tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Trực tiếp đưa người học vào thực tiễn hoạt động quân sự, thông qua rèn luyện hình thành những kỹ năng, kỹ xảo, động tác, thao tác quản lý, chỉ huy, huấn luyện bộ đội, rèn luyện học viên biểu hiện trên hai góc độ:

Rèn luyện thể lực và kỹ năng nghề nghiệp bằng phương pháp rèn luyện theo chương trình chính khóa kết hợp với rèn luyện ngoại khóa bảo đảm cho học viên có sức khỏe tốt đáp ứng được yêu cầu hoạt động quân sự.

Rèn luyện cho học viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường quan điểm thái độ đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các mặt.

Nội dung quản lý rèn luyện học viên thể hiện rất đa dạng, phong phú nhưng rất phức tạp. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ khung phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, nghiên cứu, tìm tịi kế thừa và phát triển các hình thức, biện pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên cho phù hợp.

Đổi mới nội dung hoạt động của đội ngũ cán bộ khung phải trên cơ sở bảo đảm đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân đội, tiếp thu thông tin, kinh nghiệm mới, phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo cán bộ của nhà trường, nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên trong từng giai đoạn ở các trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cập nhật được những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đào tạo.

Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp quản lý rèn luyện: biện pháp hành chính, học tập chính trị, tổ chức phong trào thi đua, thực hiện tốt chế độ hội nghị, sinh hoạt tập thể, diễn đàn, thảo luận, tham quan...Cải tiến đổi mới các hình thức hoạt động bảo đảm sinh động, kế thừa phát triển các hình thức hoạt động, có hiệu quả trước đây cho phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của học viên, trên cơ sở đó để lơi cuốn, khích lệ, thu hút học viên tham gia.

Quản lý học viên phải chặt chẽ, phải thông qua hệ thống tổ chức, thông qua đội ngũ cán bộ từ cấp tiểu đội đến cấp tiểu đoàn, bằng một hệ thống sổ sách. Giáo dục cho học viên có thể dùng hình thức giảng bài hoặc đọc báo. Trong giảng bài, tuy phương pháp truyền thống đó là giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, trong đó có thể sử dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, nêu vấn đề gợi mở. Trong RLKL phải kết hợp vừa duy trì nghiêm các chế độ, vừa tổ chức luyện tập theo kế hoạch, vừa kếp hợp rèn luyện của cán bộ khung với tự rèn luyện của học viên. Vì vậy, cải tiến đổi mới phương pháp là sử dụng và lựa chọn các biện pháp, cách thức đa dạng có sáng tạo nhằm đạt hiệu quả chất lượng cao hơn. Để thực hiện tốt những nội dung trên cần tập trung thực hiện tốt các phương pháp tiến hành cơ bản sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị để quản lý RLKL học viên.

Các tổ chức trong đơn vị là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên. Mặt khác học viên là những quân nhân, những thanh niên, những đoàn viên, hoặc những đảng viên. Họ đều sống trong môi trường quản lý chặt chẽ từ các cấp, sống tập trung, ăn tập trung và phải tham gia sinh hoạt ở các tổ chức trong đơn vị, chịu sự chi phối định hướng, điều khiển, quản lý, giáo dục, rèn luyện của tổ chức đó. Vì vậy, phải phát huy vai trị của các tổ chức để quản lý RLKL cho học viên.

Đối với tổ chức đảng: quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đào tạo của khóa học. Cụ thể hóa mục tiêu đó vào từng nhiệm vụ cụ thể của người học trong từng giai đoạn, nắm chắc tình hình mọi mặt trong quá trình học tập, rèn luyện của học viên, cũng như tình hình có liên quan, để đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng với thực tiễn của học viên và mơ hình đào tạo trong từng giai đoạn của tiến trình đào tạo. Trong từng lĩnh vực phải có nghị quyết chuyên đề cho phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý RLKL học viên. Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những sai sót lệch lạc để bổ sung, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những hành vi của học viên.

Đối với tổ chức chỉ huy: trước hết là phải quán triệt sâu sắc những chủ trương, biện pháp lãnh đạo của các tổ chức đảng, xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện thắng lợi nghị quyết đó. Trong q trình quản lý RLKL học viên ngay từ đầu phải chủ động cụ thể hóa mục tiêu yêu cầu của trên thành các tiêu chuẩn, chỉ tiêu rèn luyện cụ thể của học viên, gắn chỉ tiêu rèn luyện, với xây dựng đơn vị vững mạnh. Chỉ huy đơn vị phải biết kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục toàn diện với RLKL, chấp hành các chế độ quy định với rèn luyện tư thế tác phong, phong cách của người học viên. Kết hợp giữa quản lý, giáo dục, rèn luyện chính khóa với quản lý, giáo dục, rèn luyện ngoại khóa...

Đối với tổ chức đồn: thường xuyên bồi dưỡng cho đoàn viên về mục tiêu lý tưởng cách mạng, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, ý thức trách nhiệm của đoàn viên, giác ngộ về động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng phấn đấu trở thành người đảng viên. Ban Chấp hành Đồn các cấp phải duy trì nghiêm các chế độ sinh hoạt, khơng để đồn viên xa rời sự quản lý, giáo dục, rèn luyện của tổ chức đoàn, thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt; thu hút đoàn viên tham gia. Xây dựng được nhiều hình thức hoạt động phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với tâm lý, đặc điểm tuổi trẻ.

Đối với các lực lượng khác: bao gồm các cơ quan, các khoa giáo viên, các lực lượng phục vụ trong nhà trường và chính quyền, chi đồn thanh niên địa phương nơi đơn vị đóng qn. Nhờ có sự phối hợp đó tạo nên mơi trường giáo dục trong sạch để giáo dục, rèn luyện học viên.

Tiểu đoàn, đại đội học phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân, tổ chức có hiệu quả hoạt động kết nghĩa, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, nói chuyện truyền thống, tham quan, tọa đàm, thảo luận với thanh niên địa phương thơng qua đó để quản lý RLKL học viên.

Mặt khác đội ngũ cán bộ khung phải nắm chắc các mối quan hệ của học viên thường xuyên liên hệ với gia đình học viên, kịp thời thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học viên cho gia đình. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, có biện pháp động viên, giúp đỡ học viên học tập, rèn luyện tiến bộ. Đặc biệt

là đối với những học viên yếu kém, cần phải trao đổi với gia đình làm biện pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện giúp đỡ họ, để họ tu dưỡng phấn đấu tiến bộ. Những học viên có hồn cảnh gia đình khó khăn cần động viên mọi người trong đơn vị giúp đỡ về vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để họ yên tâm học tập, công tác.

Thứ hai, kế thừa, hồn thiện các hình thức, phương pháp quản RLKL học viên.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp quản lý RLKL học viên khơng có nghĩa là phủ nhận sạch trơn các hình thức, biện pháp trước đây. Đổi mới phải trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo những nội dung, hình thức đã được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời bổ sung, phát triển, cụ thể hoá những nội dung mới cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và những vấn đề cấp bách đặt ra trong quản lý RLKL hiện nay. Cần quản lý bằng biện pháp hành chính, bằng duy trì nghiêm các chế độ, bằng hệ thống các tổ chức, hệ thống cán bộ... Vận dụng linh hoạt các hình thức quản lý rèn luyện: diễn đàn, văn hóa, văn nghệ, đọc báo, nghe thời sự. Trên cơ sở đó sáng tạo và phát triển nhiều hình thức mới phong phú, đa dạng hơn như: tổ chức hội thi, hội thao, hội diễn với các chủ đề “học viên sáng tạo”, “thanh niên văn hóa”, "thanh niên với kỷ luật"... Tăng cường các hoạt động theo sở thích, lập các tổ chức, các hoạt động theo nhóm học viên, các câu lạc bộ vui chơi giải trí trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, lồng ghép các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu của học viên, thu hút học viên tham gia ngày càng đơng, thơng qua đó để quản lý RLKL học viên.

Hướng lựa chọn nội dung, phải nắm chắc các căn cứ có liên quan; bám sát vào nhiệm vụ chính trị của từng tiểu đồn, đại đội, vào khâu yếu, mặt yếu trong nhận thức và chấp hành kỷ luật của học viên, vào định hướng lãnh đạo của đảng ủy cấp trên.... để phù hợp với sự phát triển của từng đối tượng trong quá trình đào tạo tại Nhà trường. Khắc phục tình trạng nội dung dàn trải, thiếu sát thực với đối tượng và yêu cầu đào tạo sỹ quan. Qua đó, làm cho mỗi người cảm thấy thoải mái, tự tin, hoàn toàn làm chủ trong chấp hành các quy định mà khơng bị gị bó và khơng coi kỷ luật là sự ràng buộc, máy móc, nặng nề

khơng thể thực hiện được hoặc thực hiện một cách gượng ép, miễn cưỡng. Vì vậy, các cấp ủy, chỉ huy phải xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp RLKL phù hợp với mục tiêu, mơ hình đào tạo, phù hợp với thực tế và đặc điểm của học viên đối tượng cử tuyển, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả việc chấp hành kỷ luật và ý thức tổ chức kỷ luật của học viên.

Phải thực hiện tốt các hình thức biện pháp của công tác tư tưởng, công tác tổ chức như: thơng qua sinh hoạt đơn vị, ngày chính trị văn hố tinh thần, tuyên truyền cổ động, thi đua, văn hố văn nghệ, xây dựng mơi trường văn hoá. Tổ chức chu đáo các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày nghỉ, giờ nghỉ để giúp cho học viên bớt đi sự căng thẳng trong học tập, rèn luyện, qua đó để học viên nhận thức đúng về bản chất các vấn đề, biến những tri thức tiếp nhận được thơng qua các hình thức, biện pháp RLKL của tổ chức thành tài sản riêng của mỗi người trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường. Tổ chức xây dựng những điển hình cá nhân và tập thể chấp hành nghiêm kỷ luật; mơ hình tiểu đội, trung đội khơng có học viên vi phạm kỷ luật để phát động học tập, nhân rộng điển hình trong các đơn vị quản lý học viên và toàn trường. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện như: thoả mãn dừng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)