Nguồn lực đảm bảo cho quản lý rèn luyện kỷ luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 39 - 44)

Nguồn lực ở đây bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực. Trong những năm vừa qua mặc dù được sự quan tâm của thường vụ Đảng uỷ BĐBP nhưng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên HVBP còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa hợp lý, có mặt hạn chế về chất lượng. Đặc biệt, cán bộ được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cịn ít. Điều đó dẫn đến hạn chế nhất định trong công tác RLKL cũng như quản lý quá trình RLKL cho học viên. Mặt khác, mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng cơ sở vật chất, phương tiện RLKL của nhà trường vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đồng bộ. Cịn nhiều khó khăn về phịng học, thao trường, bãi tập. Thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu, giáo trình phục vụ cho giảng dạy học tập còn thiếu... ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý RLKL cho học viên.

Học viên đại học hệ cử tuyển mang tính đặc thù, nên yêu cầu trong công tác quản lý rèn luyện có những nét riêng biệt về nguồn lực. Thực tế nguồn lực phục vụ cho cơng tác cịn thiếu con người, thiếu về kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất đảm bảo vẫn sử dụng chung với các đối tượng khác, chưa có khu riêng biệt. Nên hiệu quả trong cơng tác quản lý rèn luyện có mặt chưa cao. Mặt khác một số cấp uỷ, cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nhiệm vụ quản lý RLKL, chưa gắn vai trò lãnh đạo với trách nhiệm kiểm tra. Làm giảm uy tín đối với học viên, tình hình vi phạm dân chủ, coi thường kỷ cương, pháp luật vẫn còn diễn ra. Dẫn đến việc cơng tác quản lý RLKL mang tính gị ép, chất lượng, hiệu quả khơng cao, có đơn vị mang tính hình thức.

Phương pháp tổ chức quản lý, rèn luyện học viên có lúc, có nơi cịn cứng nhắc, dập khn máy móc, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý của đối tượng học viên là người dân tộc thiểu số (nhất là số cán bộ quản lý trẻ); người cán bộ quản lý chưa đi sâu nắm bắt khả năng học tập - rèn luyện hàng ngày của học viên (khả năng nhận thức) để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Số ít cán bộ quản lý chưa thực sự đóng vai trị là người thầy thứ 2 trong quá trình đào tạo; mặt khác, chế độ chính sách đối với học viên có lúc, có nơi đã trở thành yếu tố triệt tiêu sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của cá nhân, thậm chí có học viên cịn lợi dụng chính sách ưu tiên để vi phạm quy định, nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

1.5.4.Yếu tố mơi trường xã hội bên ngồi

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Những năm qua, nhờ có chủ trương chính sách phù hợp, bước đi đúng đắn của Đảng, Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của nhân dân, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, khơi dậy được các tiềm năng, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tăng nhanh các sản phẩm xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, học viên trong nhà trường được cải thiện một bước. Cùng với sự biến

đổi đó, con người trở nên năng động sáng tạo, nhạy bén, tích cực hơn trong lao động sản xuất, trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng bộc lộ khơng ít những tiêu cực và các tệ nạn xã hội đem lại cho xã hội những hậu quả không thể xem thường. Kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những tư tưởng, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, làm biến dạng các quan hệ xã hội, những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam. Vì lợi ích cá nhân, vì tiền, quyền mà một số ít cá nhân bất chấp kỷ cương, coi thường pháp luật, chà đạp lên đạo lý, nhân phẩm để tham ô, hối lộ, chạy chức, chạy quyền, sa đọa về đạo đức lối sống, thậm chí thối hố, biến chất về chính trị, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi đội ngũ cán bộ khung phải nhận thức sâu sắc sự tác động đó, để khơng ngừng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong công tác. Trong thực hiện phải dân chủ công khai công bằng, năng động sáng tạo, cả trong suy nghĩ và hành động theo đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân đội. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gần gũi với học viên, lắng nghe ý kiến của học viên, nhưng phải có thái độ kiên quyết với các biểu hiện tiêu cực sai trái trong đơn vị. Đồng thời phải tăng cường công tác giáo dục cho học viên và cán bộ thuộc quyền của mình, thấy rõ những ưu điểm, khuyết điểm trước sự tác động đó. Xây dựng cho họ khả năng miễn dịch những tiêu cực của sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường.

Những mặt trái đó đã và đang làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, vi phạm KLQĐ. Điều đó cũng tác động, ảnh hưởng đến động cơ phấn đấu, suy nghĩ, hành động cũng như ý thức tự giác chấp hành kỷ luật của học viên.

Bên cạnh đó học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP hiện nay phần lớn được sinh ra và lớn lên ở nông thôn và miền núi, xuất thân từ nông dân. Mặc dù đã được giáo dục từ nhà trường phổ thông và quân đội, song những thói quen, tác phong sinh hoạt tự do, tuỳ tiện, vô nguyên tắc, cục bộ địa phương...

vẫn còn tồn tại ăn sâu trong suy nghĩ và tư tưởng của người học viên. Nên khi về HVBP cơng tác, nơi đóng qn là trung tâm thị xã Sơn Tây có nhiều yếu tố phức tạp của xã hội, khi tiếp xúc với mơi trường xã hội bên ngồi rất dễ bị cám dỗ, xa ngã. Đây cũng là nguyên nhân làm cho quá trình rèn luyện xây dựng ý thức tự giác, tác phong chính qui, nề nếp trong học tập, công tác và RLKL của học viên gặp nhiều khó khăn.

Quản lý quá trình RLKL cho học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP chịu sự tác động đa chiều của các nhân tố khách quan và chủ quan; vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực, chúng ln đan xen vào nhau và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Điều quan trọng là các chủ thể quản lý phải nhận thức, đánh giá đúng những tác động, có giải pháp để tận dụng những nhân tố tích cực, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực để thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình RLKL cho học viên một cách phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm, tư tưởng của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơng trình khoa học về giáo dục kỷ luật, quản lý quá trình RLKL cho học viên trước đây và hiện nay; phân tích, làm rõ khái niệm quản lý quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên; tìm hiểu đặc điểm đối tượng học viên cử tuyển, các nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của nhà trường; những nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên; những nhân tố này vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực, chúng luôn đan xen vào nhau và có thể chuyển hố lẫn nhau. Thực tế công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên trong những năm qua của HVBP đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ sỹ quan Biên phịng cho qn đội. Q trình hình thành phẩm chất, nhân cách tồn diện cho học viên đại học hệ cử tuyển ở HVBP, yêu cầu đòi hỏi Học viên phải giáo dục, quản lý, rèn luyện cho học viên rất nhiều nội dung khác nhau. Trong đó quản lý RLKL là một nội dung hết sức quan trọng cần được

tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện hồn cảnh và có sự tham gia vào cuộc có trách nhiệm với quyết tâm cao của các lực lượng quản lý, giáo dục. Trong khi đó yêu cầu mới đặt ra ngày càng phải nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rèn luyện kỷ luật cho học viên đại học hệ cử tuyển ở Học viện Biên phòng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)