1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.3. Khái niệm quản lý đào tạo đại học
Quản lý đào tạo là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục lên đối tượng đào tạo và khách thể đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đào tạo đã đặt ra trong điều
Tác giả Châu Kim Lang (1999) cũng đã định nghĩa “Quá trình đào tạo là
quá trình phức tạp vừa tiếp tục quá trình giáo dục vừa bao gồm quá trình dạy học”;
việc quản lý đào tạo phải bảo đảm nội dung đào tạo gồm “mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo”.
Chủ thể đào tạo (người dạy và người học) phải vận động theo mục đích tự thân và chính các chủ thể này phải có sự hợp tác qua lại với nhau nhằm xác định đúng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học phù hợp, tuân thủ các nguyên tắc và quy luật giáo dục, vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học một cách hài hòa, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, tận dụng tốt các yếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả đáng tin cậy nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo.
Quản lý đào tạo là một q trình có mục đích, có kế hoạch vì vậy cần được tổ chức và quản lý để đảm bảo cho hoạt động đào tạo vận hành đúng mục tiêu đã định. Quản lý hoạt động đào tạo được thực hiện thông qua các chức năng quản lý tác động vào các thành tố của quá trình đào tạo.
Quản lý đào tạo có hai chức năng cơ bản, đó là:
Một là, duy trì, ổn định hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng, sản
phẩm đào tạo đạt được các mục tiêu đã xác định trước.
Hai là, đổi mới hoạt động đào tạo, đón đầu xu hướng phát triển kinh tế, xã hội.
Quản lý hoạt động đào tạo bao gồm quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo; quy trình tổ chức giảng dạy: tuyển sinh, tổ chức lớp, thực hiện chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, quản lý dạy học, tổ chức khóa học và thi kết thúc, kiếm tra đánh giá kết quả học tập, CSVC thiết bị phục vụ đào tạo, đảm bảo chất lượng. Chất lượng hoạt động đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở đào tạo, vì vậy quản lý hoạt động đào tạo chính là quản lý chất lượng.
Vận dụng khái niệm quản lý hoạt động đào tạo vào lĩnh vực hoạt động đào tạo đại học, có thể hiểu quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến bộ môn và từng GV) lên các
đối tượng quản lý (bao gồm GV, SV, CBQL cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
Quá trình đào tạo đại học là quá trình quản lý xuyên suốt từ việc tuyển sinh cho đến khi tốt nghiệp. Đây quá trình phức tạp vì vừa tiếp tục quá trình giáo dục ở phổ thơng vừa bao gồm quá trình dạy học ở đại học. Trong cơng tác quản lý đó trọng tâm vẫn là việc quản lý hoạt động dạy và hoạt động học hay có thể hiểu là quản lý quá trình dạy học (quá trình giáo dục) ở đại học.
Các nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học, từ những phân tích ở trên, sẽ bao gồm các hoạt động quản lý liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Đó là các nội dung sau:
Quản lý các chủ trương, chính sách, kế hoạch về đào tạo; Quản lý công tác tuyển sinh;
Quản lý mục tiêu đào tạo; Quản lý nội dung, CTĐT;
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học; Quản lý đội ngũ GV, cán bộ, viên chức; Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; Quản lý CSVC, thiết bị phục vụ đào tạo; Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo;
Như vậy, quản lý đào tạo đại học là quá trình tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục và đào tạo mà trường đại học đã xác định.