1.4. Quản lý đào tạo theo định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng trong trƣờng
1.4.3. Quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng
Từ những đặc thù riêng của định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, có thể xác định được những điểm thay đổi chính trong giảng dạy là:
Phương pháp giảng dạy sẽ không chỉ là lên lớp thuyết giảng (theo một chiều), mà tổng hợp nhiều hoạt động hơn cho sinh viên trong quá trình học như thảo luận, làm việc nhóm, đồ án sinh viên...;
Hầu hết các phần trong chương trình đào tạo đều có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường lao động và điều này dẫn đến nhu cầu cho các giảng viên cần phải có mối quan hệ giao tiếp mang tính cấu trúc hệ thống với thị trường lao động;
Cách đánh giá sinh viên sẽ được tổng hợp từ nhiều hợp phần trong cả quá trình học tập chứ khơng chỉ đánh giá phần lí thuyết của mơn học ở một kì thi cuối kì;
Việc đánh giá giảng viên do đồng nghiệp cùng cấp hoặc do sinh viên sẽ dần dần được thực hiện đối với giảng viên POHE để công việc của họ được đánh giá chính xác và được cải thiện tốt hơn.
Trong hệ thống định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, cách học tập như trên chỉ là một phần của tồn bộ q trình học tập. Giảng viên sẽ trở thành người hướng dẫn, sinh viên trở thành người học, nội dung được thay bằng năng lực. Sau khi đạt được các năng lực đó, khả năng của sinh viên sẽ được hoàn thiện.
Việc lựa chọn nội dung học tập và phương pháp đánh giá là cơ sở để xác định các hoạt động dạy và học cũng như thời gian cần cho các hoạt động này.
Trong phạm vi điều kiện thực tế, nhà trường cần có kế hoạch phát triển chuyên môn cho CBGV hỗ trợ họ để thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực,
hiệu quả phù hợp với định hướng của chương trình đào tạo ứng dụng. Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hoạt động giảng dạy và học tập hỗ trợ giảng viên và sinh viên cũng cần được quan tâm thường xuyên thể hiện qua hoạt động đầu tư, mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng CSVC, phương tiện dạy học…