Biện pháp 1: Phát triển CTĐT theo hướng phát triển năng lực thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường đại học nha trang (Trang 88 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý đào tạo đại học theo định hƣớng nghề nghiệp

3.2.1. Biện pháp 1: Phát triển CTĐT theo hướng phát triển năng lực thực

nghề nghiệp có sự tham gia của các lực lượng xã hội

3.2.1.1. Mục tiêu

- Mục tiêu CTĐT đặc biệt chú trọng nâng cao kỹ năng và năng lực liên quan đến công việc, nhằm tăng khả năng tuyển dụng/có việc làm của sinh viên.

bên liên quan, đặc biệt là DN; có tính đến nhu cầu của thực tế và bối cảnh phát triển trong tương lai.

- Hoàn thiện nội dung CTĐT tích hợp một cách hiệu quả lý thuyết và thực hành làm nền tảng giải quyết các vấn đề phức tạp trong thực tế.

- Tăng cường ngoại ngữ (tiếng Anh) trong CTĐT. - Đáp ứng việc cập nhật theo nhu cầu xã hội hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung

- Nội dung học tập được lấy từ kết quả nghiên cứu gần nhất, xu hướng phát triển và tham khảo từ DN và học thuật.

- Học phần trong mỗi CTĐT được lồng ghép ngoại ngữ trong giảng dạy. - Cắt giảm chương trình, bỏ một số học phần khơng cần thiết và tăng số tín chỉ thực hành thực tập.

- Quan tâm đến khối kiến thức giáo dục đại cương/tổng quát để làm nền tảng phát huy và thích ứng với mơi trường việc làm sau này.

- Tạo môi trường dạy và học thuận lợi giúp SV tham gia học một cách có trách nhiệm.

- Cung cấp những chương trình học linh hoạt giúp SV có thể lựa chọn mơn học, lộ trình học, phương thức đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá, phương thức đào tạo và thời lượng học tập tối ưu.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Thiết kế CTĐT bao gồm đầu ra cho kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và đầu ra tổng quát (kỹ năng mềm).

- Mục tiêu và đầu ra của CTĐT được xây dựng rõ ràng, phản ánh nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện định kỳ và đồng bộ ở tất cả các ngành việc lấy ý kiến từ các bên liên quan về nội dung CTĐT và nhu cầu phát triển ngành nghề tại địa phương và các vùng lân cận.

- Tổ chức định kỳ ở tất cả các ngành đào tạo hoạt động khảo sát ý kiến các bên liên quan đặc biệt đối với nhà tuyển dụng và cựu SV về CTĐT và chất lượng người học tốt nghiệp.

- Điều chỉnh chu trình cập nhật CTĐT 02 năm/lần (hiện tại là 04 năm/lần) để có những điều chỉnh phù hợp nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và kỹ thuật, công nghệ.

- Xây dựng quy định, lộ trình và tập huấn cho các Khoa/Viện thực hiện tự đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA.

- Hoàn thiện nội dung CTĐT theo yêu cầu của DN về kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thái độ và khả năng thích ứng với biến đổi cần có của người lao động của từng vị trí việc làm tại DN.

- Triển khai thường niên việc đánh giá chất lượng người học sau khi ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường đại học nha trang (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)