1.4. Quản lý đào tạo theo định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng trong trƣờng
1.4.5. Quản lý hoạt động thực hành thực tập theo định hướng nghề nghiệp
Các hoạt động thực hành nhằm giúp sinh viên ứng dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tế ở các cấp độ khác nhau. Các hoạt động thực hành được tổ chức gắn với các học phần lí thuyết nhằm giúp sinh viên phát triển những năng lực cụ thể được xác định trước trong các mô-đun.
Các hoạt động thực hành (thí nghiệm, thực hành thực địa...) được tổ chức thường xuyên ở hầu hết các kì học. Các hoạt động thực hành có thể được bố trí là cấu phần của từng học phần trong một mô-đun, là học phần của mô-đun, hoặc là một mô-đun thực hành riêng biệt.
Các hoạt động thực hành có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, thực hành thực địa, dự án/đồ án tổng hợp... Hoạt động thực hành có thể được thực hiện trong phịng thí nghiệm hay khu thực địa của nhà trường hoặc ở các cơ sở của thị trường lao động.
Thực tập thường được tổ chức cho từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm thường từ 3 đến 10 sinh viên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Mỗi lần thực tập thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
Thực tập được thiết kế trong chương trình đào tạo, nó diễn ra hàng năm. Vì vậy, trường đại học cần lập kế hoạch ổn định dài hạn cho hoạt động quan trọng này. Để đạt được điều đó, trường đại học cần xây dựng mối quan hệ với nhiều công ty bằng cách ký các văn bản ghi nhớ với các lãnh đạo công ty về việc tiếp nhận sinh viên thực tập.
Trong một số trường hợp, trường đại học cần khuyến khích sinh viên tự tìm kiếm cơ sở thực tập. Làm như thế, sinh viên sẽ chủ động hơn trong công việc của họ, và họ sẽ dễ dàng tìm kiếm được mơi trường làm việc phù hợp với họ, giúp họ
phát triển chuyên môn tốt hơn. Mặc dù vậy, nếu họ khơng tự tìm được, nhà trường cần phải giúp họ, phân công họ đến các cơ sở thực tập mà nhà trường đã liên hệ.