Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường đại học nha trang (Trang 27 - 35)

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.4. Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và quản lý đào tạo

hướng nghề nghiệp - ứng dụng

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ở bậc đại học đã và đang là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh xã hội biến đổi không ngừng như hiện nay. Nghị quyết 14/CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng... Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn NCKH, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.”

Theo Điều 5 Luật Giáo dục Đại học (2012), mục tiêu giáo dục đại học được xác định là:

“Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; NCKH, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và cơng nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.

Trong xã hội hiện đại, xã hội thông tin, tri thức với thế giới phẳng quan điểm của Thomas L. Friedman (2005) cho rằng: CQ + PQ > IQ, trong đó chỉ số hiếu học CQ (Curiosity quotient) cộng với chỉ số đam mê PQ (passion quotient) có giá trị quan trọng hơn chỉ số thông minh IQ (intelligent quotient). Khả năng thích ứng, phát triển không chỉ dựa trên chỉ số IQ mà quan trọng hơn là các chỉ số trí tuệ cảm xúc, cảm thức. Các yếu tố này tạo ra năng lực sáng tạo đặc biệt của các cá nhân trong từng lĩnh vực nhất định và có vai trị quan trọng trong quá trình rèn luyện, phát triển và nâng cao các năng lực cá nhân, tạo ra chất lượng mới của nhân lực đặc biệt là đội ngũ nhân lực có trình độ cao ở bậc đại học.

Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu đào tạo đại học nói riêng khơng chỉ dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần, hình thành kỹ năng nghề nghiệp mà còn bao gồm phát triển các phẩm chất và năng lực tư duy cũng như sự hình thành và phát triển thái độ, phẩm chất, ý thức nghề nghiệp của SV trong quá trình đào tạo.

Năng lực được hình thành và phát triển dựa trên tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ. Glenn M., Mary Jo Blahna (2005) cho rằng trong bối cảnh thời đại mới, xu thế phát triển giáo dục và cuộc cách mạng KH-CN đã tác động và làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và việc làm. Quan niệm mới về hình mẫu nhân cách người lao động trong xã hội công nghiệp được hình thành. Mơ hình nhân cách của người lao động được xây dựng dựa trên năng lực (Human Resources Competency), bao gồm 03 thành tố cấu trúc cơ bản: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skills) và Thái độ (Traits).

Kiến thức (Knowledge): có kiến thức nền tảng cơ bản để học tập và tiếp thu

công nghệ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ở mức độ tinh thơng, làm việc có kế hoạch, am hiểu pháp luật, tiếp thu nhanh, kiến thức xã hội,..

Kỹ năng (Skills):

Kỹ năng cơ bản: đọc, viết, tính tốn, nói, nghe;

Kỹ năng nghề nghiệp: thực hiện thành thạo cơng việc, có khả năng xử lý các tình huống trong hoạt động nghề nghiệp, có năng lực thích ứng với sự thay đổi theo yêu cầu sản xuất/dịch vụ; có kỹ năng quản lý thời gian, về hiệu quả của nhóm; kỹ năng phát triển: xác định mục tiêu, kỹ năng hoạch định sự nghiệp, tự hoàn thiện và phát triển bản thân,..

Phẩm chất/Thái độ (Traits): có sức khỏe tốt, có tác phong cơng nghiệp (khẩn

trương, đúng giờ giấc..), có ý thức kỷ luật, có niềm say mê nghề nghiệp, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, tơn trọng các ý kiến khác biệt, có tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Theo Trần Khánh Đức (2011), quan niệm của UNESCO yêu cầu đối với người tốt nghiệp đại học trong thời đại hiện nay là: Có năng lực, trí tuệ và có khả năng sáng tạo và thích ứng; Có khả năng hành động để có thể lập nghiệp; có năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học thường xuyên, suốt đời; có năng lực quốc tế (ngoại ngữ, văn hóa tồn cầu...) để có khả năng hội nhập.

Các tiêu chí trên đây không chỉ phản ánh mục tiêu đào tạo (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà còn phản ánh những nhu cầu căn bản của thị trường lao động, của

hoạt động nghề nghiệp và nhu cầu của các doanh nghiệp, người tuyển dụng lao động. Những yêu cầu trên đặt ra mục tiêu mới về xây dựng chương trình, tổ chức và phương pháp đào tạo ở bậc đại học, trong đó nhấn mạnh phát triển năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng, kỹ năng mềm.

Đối với các tổ chức tuyển dụng, họ mong nhận được từ đơn vị đào tạo những SV có năng lực kiến thức vững vàng về chun mơn và nghiệp vụ.

Nguyễn Đình Luận (2015) qua khảo sát tìm hiểu từ phía nhà tuyển dụng, có một số yêu cầu chủ yếu sau:

Thứ nhất, đào tạo kiến thức lý thuyết phải gắn với thực tiễn. Các trường cần phải phân bổ và thực hiện chương trình học sao cho phù hợp và cân bằng giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành.

Thứ hai, cần nâng cao ngoại ngữ và tin học, trang bị cho SV đủ khả năng phục vụ công việc chuyên môn ngày càng cao.

Thứ ba, quan tâm đào tạo kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Ngồi ra một số kỹ năng mềm khác SV cần có nghệ thuật giao tiếp, xử lý tình huống…

Thứ tư, đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động cần phải được chú ý, quan tâm. Khi được giao nhiệm vụ, đặc biệt những cơng việc địi hỏi tính trung thực, bí mật, trung thành… nếu thiếu đạo đức nghề nghiệp rất dễ phạm sai lầm.

Thứ năm, lịng u nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đối mặt và đón nhận những thử thách, khó khăn mới. Chính những điều này sẽ tạo cho bản thân người học có động lực theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn. Với những yêu cầu đặt ra từ phía các tổ chức tuyển dụng, các trường đào tạo cần phải quan tâm xem xét để tạo điều kiện tối đa cho người học có cơ hội học tập và rèn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu từ các tổ chức tuyển dụng.

Đào tạo tiếp cận năng lực

Theo Nguyễn Hữu Lam (2003) trên cơ sở nhất trí với những nhận định của Boyatzis và các đồng sự, Rausch, Sherman, và Washbush (2001) cho rằng: “thiết kế

thể xem là một giải pháp tự nhiên để giải quyết hầu hết, nếu không phải là tất cả, những nhược điểm này”.

Tiếp cận dựa trên năng lực có những ưu thế sau đây:

(1) Tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: dựa trên cơ sở mơ hình năng lực, người học sẽ chủ động bổ sung những thiếu sót của bản thân và thực hiện nhiệm vụ của cá nhân mình.

(2) Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra.

(3) Tiếp cận năng lực giúp đạt được những kết quả đầu ra một cách linh hoạt: theo cách thức riêng cho từng đặc điểm và hoàn cảnh của mỗi cá nhân.

(4) Tiếp cận năng lực cũng giúp tăng khả năng trong việc xác định một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các mục tiêu này.

Khi tổng kết các quan niệm về các tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển, Paprock K. E (1996) đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này: (1) Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm, (2) Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các địi hỏi của chính sách, (3) Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật, (4) Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động, và (5) Những tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõ ràng.

Đào tạo dựa vào năng lực hướng tới nhu cầu làm việc, gắn bó chặt chẽ với các yêu cầu của từng vị trí việc làm, của người sử dụng lao động, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý nghiên cứu và đào tạo.

Hình 1.1. Khung logic đào tạo theo năng lực

(Nguồn: Nguyễn Đức Trí, 2010) Đào tạo gắn với DN

Sự cần thiết của việc gắn kết giữa nhà trường và DN trong đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm:

Thứ nhất, đối với nhà trường:

- Nhà trường được tổ chức tuyển dụng tư vấn về việc sửa đổi và xây dựng nội dung CTĐT. Góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp và trình độ chun mơn cho người học.

- Tham gia các đề tài NCKH và tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chung. Trao đổi các thông tin về khoa học, công nghệ tiên tiến và nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời điểm hiện tại và tương lai.

- Nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động. Nhà trường tạo được tiếng vang trong giáo dục và đào tạo, gây uy tín cũng như duy trì mối liên kết bền vững giữa Nhà trường và DN.

- Nhà trường có thể tăng cường tính tự chủ về nguồn tài chính cũng như CSVC ở hiện tại và tương lai.

Thứ hai, đối với DN:

- DN ln n tâm có một đội ngũ nhân lực vững chắc hỗ trợ khi mình có nhu cầu. Đồng thời DN ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì qua thời gian thực tập chính là thời gian SV thể hiện năng lực, DN đánh giá khả năng, năng lực, phẩm chất của SV. Nói cách khác là DN có thêm quyền và cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồn lao động chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được bài tốn nan giải về nhân lực.

- Được phép đánh giá chất lượng đào tạo (phát huy mặt mạnh khắc phục những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng CTĐT của nhà trường.

- Hỗ trợ tài chính, CSVC cho nhà trường và tham gia giảng dạy vào quá trình đào tạo như một hình thức đầu tư, phát triển bước đầu. DN sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường được đảm bảo bởi đầu ra quá trình đào tạo của nhà trường là đầu vào của quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động của DN. Từ đó DN có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, hình ảnh của DN.

- DN sớm tiếp nhận những thơng tin về khoa học, cơng nghệ. DN có thể đặt hàng các đề tài NCKH có chất lượng và thiết thực từ nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của DN.

Thứ ba, đối với người học (SV):

- SV có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp sẽ tạo cho SV nắm bắt được môi trường thực tế, phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Chính bản thân của SV sẽ có được yếu tố linh động, mềm mại, uyển chuyển hơn trong xã hội.

- Thực tập, kiến tập tại DN giúp SV mở rộng mối quan hệ của mình. Sau khi tham gia thực tập thực tế, SV sẽ hiểu rõ hơn những nội dung phần lý thuyết đã học. Đồng thời SV cũng sẽ tự tin, sẵn sàng nhận công việc được giao sau khi ra trường. Các đợt thực tập được coi là những trải nghiệm, thử thách trong quá trình lập nghiệp. Kết quả đạt được nhiều hay ít, các đợt thực tập nghề nghiệp cũng đem đến cho SV nhiều cơ hội khác nhau.

- Giúp cho SV có cơ hội tìm kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp

đại học kết hợp chặt chẽ với thế giới nghề nghiệp trong mọi lĩnh vực của quá trình đào tạo, bao gồm: xây dựng CTĐT, dạy học, học tập của SV, đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu có địa chỉ ứng dụng rõ ràng. Mục tiêu đào tạo là đa dạng hoá cơ hội học tập, cải thiện cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp với những phẩm chất nghề nghiệp phù hợp với mong đợi của thế giới nghề nghiệp, khuyến khích sự sáng tạo và cuối cùng là vì lợi ích của cả người học và xã hội. (PHE in EU, 2014)

“Mục tiêu đào tạo (Learning Objecties) của nhà trường được nêu trong CTĐT chủ yếu tập trung phản ảnh hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ hình thành ở người tối nghiệp sau quá trình đào tạo do nhà trường đặt ra.

Chuẩn đầu ra (Learning outcomes hoặc Competence) phản ánh những kỳ vọng, yêu cầu về khả năng làm việc, năng lực nghề nghiệp…của người tốt nghiệp theo yêu cầu của việc làm và thị trường lao động (chuẩn nghề nghiệp). Các yêu cầu này là đòi hỏi bên ngoài của các tổ chức và người tuyển dụng lao động”. (Trần Khánh Đức, 2011)

Hình 1.2. Quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra

(Nguồn: Trần Khánh Đức, 2011)

Trong bối cảnh tồn cầu hố và sự biến động trong phát triển kinh tế đang xảy ra mạnh mẽ, đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng trang bị cho SV những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.

Có thể kết luận,

Đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp - ứng dụng là loại hình đào tạo gắn mục tiêu đào tạo của trường đại học với nhu cầu của DN, trang bị cho SV kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm hình thành năng lực cho SV có thể đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường lao động.

Quản lý đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp - ứng dụng là quá trình tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục và đào tạo của Nhà trường đáp ứng được nhu cầu của DN và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường đại học nha trang (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)