Những yêu cầu đối với ngƣời giáo viên mầm non trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 25 - 30)

hiện nay

1.3.1. Đặc điểm của giáo viên mầm non

Khác với những cấp học khác, người GVMN phải thực hiện cả ba nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ, tổ chức các hoạt động theo chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non, biết đáp ứng những yêu cầu của GDMN, phải diễn rất nhiều vai mà không một GV cấp học nào có thể diễn được khi: Vừa là mẹ, vừa là người bác sĩ, vừa là người nghệ sĩ… trên lớp học, hay đơn giản là một người GV “tổng hợp” . Ngồi ra, trẻ cịn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến và bảo vệ trẻ.

Điều quan trọng hơn hết đây là nghề “làm việc tình u”, GVMN khơng chỉ dạy mà cịn phải dỗ , khơng chỉ GD mà cịn phải chăm sóc trẻ . Để trở thành GVMN , cần phải có lịng u trẻ vì đặc thù của nghề này địi hỏi GV tình yêu của người mẹ đối với trẻ . Trong một ngày, hầu hết thời gian sinh hoạt của trẻ là ở trường với cô . Cô làm mẹ cho trẻ ăn, dỗ ngủ. Cô làm thầy dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết đầu đời như: Kỹ năng sống, kiến thức về

môi trường xung quanh , về toán, văn học, thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất,... Người GVMN là người chịu nhiều áp lực nhất. Họ khơng chỉ địi hỏi phải có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ mà cịn phải có tình thương u con trẻ.

Chính vì thế, địi hỏi người GVMN phải có tinh thần ham học, quan tâm đến trẻ, CS-GD trẻ không chỉ bằng vốn tri thức của mình mà cịn bằng chính nhân cách của mình. Người ta thường nói “Những gì mà trẻ khơng có trước tuổi lên 5 thì sau này rất khó hình thành”. Móng chắc, nền vững là cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thơng. Nơi đây, từ vịng tay ấm áp của bố mẹ, đứa trẻ ngỡ ngàng bước vào một môi trường mới, bắt đầu thực hiện q trình xã hội hố cá nhân.

Đối với cấp học MN, mọi lời nói, cử chỉ, hành động của cô giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, trong hoạt động dạy học, GD hàng ngày, người GVMN phải xử lý hàng loạt các mối quan hệ xã hội: quan hệ với HS, cha mẹ HS, đồng nghiệp, nhà trường, cộng đồng,... Do đó người GVMN không chỉ là nhà GD mà cịn là nhà hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương.

Trước bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thế giới đang hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập, đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất nhân cách và năng lực nghề nghiệp đối với người GV nói chung và GVMN nói riêng.

1.3.2. Vai trị của giáo viên mầm non trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

Nghề nuôi dạy trẻ là một nghề khó nhọc, đa năng, tinh tế đòi hỏi người làm nghề phải được đào tạo cơng phu. Vì thế, GVMN là người lao động đa năng, họ phải vừa có phẩm chất của người mẹ, nhà GD, nghệ sĩ, thầy thuốc, người cấp dưỡng. Hoạt động nghề nghiệp của GVMN phải có tính tích hợp cao. Đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm MN là trong suốt quá trình lao động ln có sự tương tác giữa cô giáo và trẻ.

Trẻ con bắt chước rất nhanh kể cả thói xấu của người lớn. Hằng ngày phần lớn thời gian trẻ em tiếp xúc với cô giáo. Vì vậy GVMN có sự ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ bằng việc tổ chức các HĐGD. Thông qua các hoạt động hằng ngày, giáo viên GD cho trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, GD tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, GD tình thương, quan hệ đồn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của cơng cũng như của riêng mình. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo bằng việc tổ chức các trò chơi, các đặc điểm tâm lý mới, các nét tính cách mới của trẻ được hình thành. GV cần phân loại trò chơi, đóng vai theo chủ đề để tác động vào nhiều khía cạnh của trẻ. Trong trị chơi đóng vai theo chủ đề, có 2 mối quan hệ, đó là quan hệ giữa trẻ với nhau và quan hệ giữ các vai chơi với nhau. GVMN tổ chức các hoạt động học tập nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh, có tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên.

1.3.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

Chuẩn nghề nghiệp GV là sự tiếp cận đối với thế giới trong QLGD hiện đại, đáp ứng sự phát triển mang tính khách quan, theo xu hướng chung của thế giới và sự phát triển GD của nước ta.

Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo GVMN.

Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Chuẩn nghề nghiệp GVMN là một hệ thống các yêu cầu cơ bản với những tiêu chí về 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GVMN cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của GDMN.

Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

Yêu cầu của chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của CNN đòi hỏi GV phải đạt được để đáp ứng mục tiêu GDMN ở từng giai đoạn.

Tiêu chí của chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của chuẩn thể hiện một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp GVMN.

Chuẩn nghề nghiệp GVMN ban hành kèm theo QĐ số 02/2008/QĐ- BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với các yêu cầu sau:

1.3.3.1. Các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc như: Tham gia học tập nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước; Yên nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ; Giáo dục trẻ yêu thương lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương; Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, cộng đồng.

Chấp hành pháp luật, của Nhà nước như: Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Thực hiện các quy định của địa phương; giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi cơng cộng; Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp như: Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người tín nhiệm và trẻ yêu quý; Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ; Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, GD trẻ; Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm

Trung thực trong hoạt động, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ như: Trung thực trong báo cáo kết quả chăm

sóc, GD trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân cơng; Đồn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em; Chăm sóc, GD trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.

1.3.3.2. Các yêu cầu về lĩnh vực kiến thức

Kiến thức cơ bản về GDMN như sau: Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; Có kiến thức về GDMN bao gồm GD hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình GDMN; Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.

Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi MN như sau: Hiểu biết về an tồn, phịng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và GD kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu).

Kiến thức cơ sở chuyên ngành như sau: Kiến thức về phát triển thể chất; Kiến thức về hoạt động vui chơi; Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học; Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.

Kiến thức về phương pháp GD trẻ lứa tuổi MN như sau: Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ; Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mỹ cho trẻ; Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ; Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

Kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến GDMN (Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và GD của địa phương nơi GV hoạt động; Có kiến thức về GD bảo vệ môi trường, GD an toàn giao thơng, phịng chống một số tệ nạn xã hội; Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong GD.

1.3.3.3. Các yêu cầu về kỹ năng sư phạm

Lập kế hoạch CSGD trẻ là: Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách; Lập kế hoạch CSGD trẻ theo tháng, tuần; lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ; Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu CSGD trẻ.

Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Kỹ năng tổ chức các HĐGD trẻ là: Biết tổ chức các HĐGD trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ; Biết tổ chức môi trường GD phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp; Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các HĐGD trẻ; Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp CSGD trẻ phù hợp.

Kỹ năng quản lý lớp học như: Đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, GD trẻ; Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp; Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích CSGD.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng như: Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; Gần gũi, tơn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)