Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 35 - 36)

Lập kế hoạch bồi dưỡng GV; kế hoạch chiến lược phải dự định được tầm nhìn dài hạn về quá trình xây dựng đội ngũ cho mỗi giai đoạn và kế hoạch tác nghiệp thực hiện cụ thể theo năm học, mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng.

Kế hoạch là công cụ giúp nhà trường tìm ra những phương pháp tối ưu để đạt được mục tiêu. Lập kế hoạch kỹ năng quản lý nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, các thách thức và thời cơ từ môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, xác định các mục tiêu và chiến lược để đưa mục tiêu tiến lên phía trước, để nhà trường đạt được kết quả tốt nhất khi bồi dưỡng GVMN theo CNN.

Lập kế hoạch là một hoạt động nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai. Việc xây dựng kế hoạch ở phạm vi rộng cần xác định được bao gồm các bước cơ bản sau:

* Bước 1: Phân tích thực trạng của nhà trường: Trong bước này cần thu thập các thông tin nội bộ (Chẳng hạn: số lượng, chất lượng GD, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, GV…) và các thơng tin bên ngồi (Chẳng hạn: chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm, ủng hộ của địa phương, các ban, ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương…); bổ sung và xử lý các thơng tin đó. Ngồi ra, cần có những dự đoán thực tế về cơ hội cũng như các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án khi thực hiện.

* Bước 2: Xác định các mục tiêu: Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất (tất nhiên tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng). Cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên các mục tiêu.

* Bước 3: Xác định nội dung bồi dưỡng GV và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó; các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực… Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hồn thành) các cơng việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung đề ra.

Mặt khác, lập được kế hoạch CSGD trẻ. Đây là mô ̣t nô ̣i dung gă ̣p nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện ở các trường nhất là các trường có GV yếu và thiếu. Tuy nhiên, người CBQL cần kiên đi ̣nh với mu ̣c đích làm cho GV nắm vững được các yêu cầu cụ thể rõ nét như : Xây dựng được kế hoạch CSGD trẻ cả năm học phù hợp với đặc điểm nhà trường và lớp được phân công dạy; Lập được kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và các hoạt động CSGD cho trẻ; Lập kế hoạch ngày theo hướng tích cực phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ; Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ để thực hiện mục tiêu CSGD trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)