Phối hợp các nội dung và hìnhthức bồi dưỡng với tự bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 90 - 94)

3.3. Một số biê ̣n pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho

3.3.3. Phối hợp các nội dung và hìnhthức bồi dưỡng với tự bồ

dưỡng chuyên môn của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

3.3.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Biện pháp phối hợp nội dung và các hình thức bồi dưỡng với tự bồi dưỡng nhằm giúp nhà quản lý xác định chính xác các nội dung cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tiễn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường theo CNN; các hình thức bồi dưỡng được tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện

thực tế sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm nguồn kinh phí, thời gian của GV và nhà trường. Thực hiện tốt biện pháp này, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV theo CNN trở nên có ý nghĩa góp phần nâng cao hiệu quả GD nói chung, GD&ĐT tại trường mầm non Y Sơn nói riêng.

3.3.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp

- Tổ chức phổ biến các nội dung về CNN cho giáo viên

- Tổ chức cho giáo viên tự đánh giá theo CNN và tiến hành khảo sát giáo viên theo CNN, xác định nhu cầu cần bồi dưỡng.

- Tổ chức khảo sát giáo viên theo CNN, xác định nhu cầu cần bồi dưỡng - Tổ chức khảo sát và xây dựng những nội dung cần bồi dưỡng thông qua các căn cứ: năng lực của GV trong nhà trường được đánh giá thường xuyên trong năm học, căn cứ vào nhu cầu và những khó khăn của GV thông qua các đợt khảo sát, nội dung cần bồi dưỡng bao gồm các lĩnh vực sau:

- Bồi dưỡng lĩnh vực kiến thức cho GV

+ Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về GDMN: Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non; kiến thức về phương pháp GD trẻ lứa tuổi mầm non; kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội liên quan đến GDMN.

+ Cập nhật và nâng cao các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN, đặc biệt là đổi mới phương pháp tổ chức các HĐGD theo hướng tích hợp theo chủ đề, tuyên truyền các kiến thức, phương pháp nuôi dạy con theo khoa học.

+ Phát hiện sớm và GD hoà nhập trẻ khuyết tật, xây dựng kế hoạch GD trẻ khuyết tật học hoà nhập, tài liệu bồi dưỡng GV dạy trẻ khuyết tật học hoà nhập.

+ Kiến thức văn hóa, xã hội ở địa phương nơi GV đang hoạt động. + Kiến thức về các dịch bệnh: Ngày nay, với cùng với sự phát triển của lồi người thì các dịch bệnh mới lại lây lan và bùng phát nhanh, người GVMN phải luôn cập nhật các kiến thức mới về CSGD nhằm phòng, chống dịch bệnh cho trẻ.

+ Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên

+ Kỹ năng lập kế hoạch CSGD trẻ; người GV phải nắm bắt được chương trình GDMN nói chung và phiên chế chương trình của nhà trường nói riêng, biết cách phân tích thành các chủ đề nhánh hàng tuần, từ đó xác định được mục tiêu của chủ đề để trẻ được khám phá một cách cụ thể.

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ: Với kỹ năng này ban giám hiệu nhà trường cần bồi dưỡng cả về lý thuyết và phương pháp, tăng cường công tác kiểm tra tư vấn cho GV thực hiện VSATTP, dinh dưỡng cho trẻ, theo biểu đồ phân loại sức khoẻ, chăm sóc vệ sinh, giấc ngủ, bữa ăn cho trẻ… và cơng tác an tồn tính mạng cho trẻ.

- Bồi dưỡng năng lực cho GV về ngoại ngữ, tin học

+ GVMN biết sử dụng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế (bậc 2 -khung châu Âu)

+ Sử dụng tin học văn phòng, biết cách xây dựng giáo án điện tử …. - Căn cứ nhu cầu thực tiễn, khả năng hiện tại của nhà trường để xác định các hình thức bồi dưỡng phù hợp

+ Cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp học bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy tại các trường, khoa sư phạm trên địa bàn thành phố, đây là lực lượng nòng cốt, báo cáo viên cấp cơ sở cho đội ngũ GV trong trường.

+ Cử CBQL, GV tham gia các khóa học bồi dưỡng kiến thức về quản lý, học thạc sĩ QLGD và các chương trình chun mơn khác nhằm nâng cao trình độ quản lý, chun mơn, đáp ứng yêu cầu trường chuẩn giai đoạn 2.

+Tổ chức lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tại nhà trường, mời báo cáo viên là các chuyên gia về GDMN về báo cáo.

+ Tổ chức các lớp ngoại ngữ, tin học tại chỗ: phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tổ chức lớp bồi dưỡng cho GV tại nhà trường, qua đó đội ngũ GV có cơ hội được học tập, các nội dung giảng dạy gắn liền với các kiến thức chuyên môn ở trường mầm non.

chuyên môn tại nhà trường, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn có thể lồng ghép các chủ để, chủ điểm gắn liền với khối kiến thức, kỹ năng đáp ứng CNN.

+ Tổ chức cho GV đi tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những mơ hình điểm, các trường trọng điểm của thành phố, qua đó GV có cơ hội được trao đổi, học hỏi từ những đơn vị bạn.

3.3.3.3. Các hình thức tổ chức thực hiện

- Xác định chính xác các nội dung bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng là cơng việc có ý nghĩa, quyết định hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng do vậy đòi hỏi người CBQL phải cân nhắc, có biện pháp tổ chức thực hiện hợp lý.

- Ngay từ đầu năm học nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức khảo sát thực trạng xác định đúng mục tiêu, nội dung bồi dưỡng qua đó xác định hình thức bồi dưỡng cho phù hợp. Phổ biến chuẩn tới đội ngũ GV trong nhà trường. Từ đó cho giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp để đưa ra kế hoạch học tập, bồi dưỡng cho cá nhân. Qua kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV thì CBQL sẽ bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp.

- Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV trong nhà trường. Hằng năm, có tổ chức đánh giá, phân loại GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho từng trình độ GV một cách cụ thể.

- Xác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt được đối với các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng như nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng,... để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV có chất lượng, hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức cho GV trong nhà trường được tham quan học tập các kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại về GDMN mới của các trường bạn trong huyện cũng như của các trường điểm trên đại bàn tỉnh Phú Tho ̣ để có nhiều kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng GVMN theo CNN.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá của mỗi cá nhân, của tổ chức (CBQL, các tổ chức đoàn thể của nhà trường, tổ - nhóm chuyên

môn) và kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV trường mầm non Y Sơn theo CNN. Từng giai đoạn cần sơ kết, tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện tốt các nội dung trên cần chú trọng các vấn đề sau: Có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của CBQL trong ban giám hiệu nhà trường tới từng GV trong toàn trường với việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn GV, kế hoạch tự bồi dưỡng theo CNN của GVMN.

- Thực hiện phân công công việc hợp lý, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV vừa công tác vừa tham gia hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch. - Cán bộ quản lý chủ động quan tâm khích lệ động viên kịp thời, ghi nhận để đánh giá xét thi đua đối với những GV có tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Đồng thời, cần tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV trong mối quan hệ biện chứng với việc lập quy hoạch, đánh giá chất lượng công chức, viên chức cuối năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)