Nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 81 - 84)

Việc xây dựng các biện pháp quản lý không thể tùy tiện , tự phát hay dựa vào những kinh nghiệm sẵn có mà phải xây dựng dựa trên những luận điểm cơ bản về QLGD. Mô ̣t số nguyên tắc đi ̣nh hướng cho viê ̣c đề ra các biê ̣n pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho GV trườ ng MN Y Sơn – Huyện Ha ̣ Hòa – Tỉnh Phú Thọ theo CNN cần được định hướng và phù hợp với các nguyên tắc sau đây.

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất phải luôn luôn lưu ý tính kế thừa, tơn trọng q khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Đồng thời, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội. Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nhà trường vừa phải coi trọng tính truyền thống vừa phải chú ý tính hiện đại. Tơn trọng tính truyền thống thể hiện ở sự tơn trọng về nguyên tắc lịch sử phát triển, kinh nghiệm về tổ chức các HĐGD cho trẻ mầm non, những truyền thống quý báu của mỗi nhà trường được hình thành bởi sự khổ công rèn luyện của các thế hệ đi trước.

Vì vậy, để quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường MN Y Sơn – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ theo CNN, mô ̣t mă ̣t cần phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các biện pháp đã tiến hành trước đó . Đồng thời , phải có sự cải tiến để phù hợp , đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí do Bô ̣ GD&ĐT quy đi ̣n h khi bồi dưỡng GVMN theo CNN phải căn cứ trên 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu và 60 tiêu chí. Đó chính là sự phát triển có kế thừa các kết

quả đã có từ trước đó , nguyên tắc này ta ̣o điều kiê ̣n cho hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN có hiệu quả , không gây ra xáo trộn lớn mà cần thực hiê ̣n điều chỉnh nó cho phù hợp với đặc điểm của từng nhà trường, môi trường điều kiê ̣n cu ̣ thể địa phương trên cơ sở các tiêu chuẩn và tiêu chí Bô ̣ GD&ĐT quy đi ̣nh cho GVMN.

Mặt khác, tiếp thu các điểm mạnh của các thế hệ GV trong nhà trường đã đi trước; nhất là phát huy các kinh nghiệm tổ chức HĐGD dành cho trẻ mầm non; hạn chế những mặt có khiếm khuyết. Trong nội bộ GV cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ nhà giáo, giữa giáo viên với CBQL, tránh sự hụt hẫng khi chuyển giao thế hệ.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường MN Y Sơn - Huyện Ha ̣ Hòa – Tỉnh Phú Thọ theo CNN, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý của ban giám hiệu, tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của nhà trường và tại địa phương, khắc phục được mặt còn hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường MN Y Sơn - Huyện Ha ̣ Hòa – Tỉnh Phú Tho ̣ theo CNN.

Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn địi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của các cấp, các ngành và đặc biệt là trường MN Y Sơn – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ phù hợp với quy định của ngành trong công tác quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường MN Y Sơn – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ theo CNN được đề xuất mới đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối GD của Đảng, Nhà nước đồng

thời mang tính cụ thể, thực tiễn GD đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tồn tại và có ý nghĩa trong thực tế.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải tính đến hồn cảnh thực tế, điều kiện, mơi trường khách quan, và các nguồn lực của nhà trường. Việc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp sẽ đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và khắc phục được những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường MN Y Sơn – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ theo CNN.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của từng nhà trường. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện. Yêu cầu tính khả thi cũng địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN của nhà trường theo CNN và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý.

Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất hoạt động quản lý bồi dưỡng GVMN. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng GV, tổ chức quá trình bồi dưỡng cho GV, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng địi hỏi sự chú ý tồn diện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV và các yếu tố tham gia vào quản lý hoạt động bồi dưỡng GV như : Xây dựng chương trình , chuẩn bị cơ sở vật chất , các nội dung cần bồi dưỡng... Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV mới được nâng cao.

Đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp, tức là ta đã đặt nó trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc đảm bảo chất lượng của GVMN theo CNN.

3.3. Một số biê ̣n pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên trƣờng mầm non Y Sơn - Huyện Hạ Hòa - Tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)