Quản lý, sử dụng Cơ sở vật chấ t, thiết bị và đầu tư các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 98 - 100)

3.3. Một số biê ̣n pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho

3.3.5. Quản lý, sử dụng Cơ sở vật chấ t, thiết bị và đầu tư các

lực cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

3.3.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Xác định những điều kiện cần thiết như nguồn lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng, phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả, xác định, đầu tư nguồn lực để có được các điều kiện đó.

3.3.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp

* Nguồn lực con người

- Đầu tư, định hướng nguồn lực từ những GV cốt cán được cử đi tập huấn tại các cơ sở GD, đây là nguồn lực quan trọng, là báo cáo viên trực tiếp, tại chỗ, thường xuyên hỗ trợ cho GV trẻ, phát huy tinh thần gương mẫu, sáng tạo.

- Ngược lại, GV trẻ có lợi thế về ngoại ngữ, tin học sẽ là lực lượng hỗ trợ cho các hoạt động trao đổi, sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.

* Nguồn lực kinh phí - cơ sở vật chất - tài liệu

- Tài liệu: Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Tận dụng những tài liệu có được từ những đợt tập huấn chuyên môn, tiến hành biên soạn và phổ biến tới toàn thể GV. Những tài liệu thuộc phạm vi quy định của bộ đã có sẵn, có thể tận dụng các nguồn lực trang bị đầy đủ cho GV.

- Cơ sở vật chất: Đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt. Trong phịng học, trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, âm thanh, ánh sáng và các trang thiết bị khác. Tùy vào điều kiện thực tế và tùy vào hình thức bồi dưỡng để chuẩn bị thiết bị phù hợp vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao. Để tạo tâm lý thoải mái cho người dạy trong việc tổ chức các hoạt động dạy - học; người học tiếp thu, thực hành, chủ động trong các hoạt động cá nhân hay nhóm, hay thuyết trình…., cơ sở vật chất lớp học, phương tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động, mơi trường cần thống đãng, hợp vệ sinh.

- Kinh phí tổ chức.

+ Kinh phí là một khó khăn lớn hiện nay để đáp ứng cho hoạt động bồi dưỡng GV. Đối với hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, ngân sách nhà nước không phân bổ cho những hoạt động này, nhà trường có thể cân đối ngân sách, tiết kiệm chi tiêu, để dành kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng.

+ Tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương và lãnh đạo phịng GD&ĐT hỗ trợ nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường.

+ Xã hội hóa GD, tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức như Hội khuyến học, hội cha mẹ trẻ ….. gây quỹ phát thưởng cho các cơ giáo có thành tích tốt trong các hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ kinh phí mua sắm tài liệu, trang thiết bị.

3.3.5.3. Các hình thức tổ chức thực hiện

- Căn cứ vào những điều kiện hiện có, đối chiếu với yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV trường MN Y Sơn, Hạ Hòa theo CNN , CBQL nhà trường lập kế hoạch, xây dựng đề án quản lý hoạt động bồi dưỡng GV để đáp ứng được yêu cầu của ngành , nâng cao chất lượng nhà trường. Nhà trường lập tờ trình và chuyển đề án, báo cáo về phịng GD&ĐT huyện để có kế hoạch chỉ đạo đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu của nhà trường. Cùng với sự đầu tư của ngân sách Nhà nước và khoản tài chính được tiết kiệm để mua sắm bổ xung thêm thiết bị

hiện đại, xây dựng thư viện điện tử... Từ đó, có điều kiện phát huy các chuyên đề và yêu cầu đổi mới theo chương trình GDMN hiện nay, đáp ứng lĩnh vực kiến thức, kỹ năng sư phạm của CNN.

- Tạo cơ hội và thực hiện cơng bằng, bình đẳng cho tất cả GV trong nhà trường được hưởng quyền lợi tham gia hoạt động bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chun mơn, nhất là với GV giỏi, GV trẻ và GV cốt cán trong quy hoạch nguồn.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách cho GV theo quy định của Nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng chế độ. Những GV luôn nỗ lực cố gắng vươn lên sau những hoạt động bồi dưỡng của nhà trường, biết vận dụng hợp lý trong cơng việc trên thực tế để đạt được thành tích cao khi tham gia CSND-GD trẻ cũng như đáp ứng xếp loại xuất sắc CNN thì cũng đưa vào tiêu chí xét thi đua, có chế độ nâng lương, nâng lương sớm, chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp khác, thi đua khen thưởng....

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ CBQL, GV phải thực sự năng động tranh thủ hết các tiềm năng và thế mạnh của nhà trường.

- Để làm tốt nhiệm vu ̣ đảm bảo điều kiện cho GV trường mầm non Y Sơn phát huy tối đa phẩm chất nhà giáo và khả năng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng CNN. Nhà trường cần huy động các nguồn lực từ sự đầu tư từ công tác xã hội hóa GD, nhằm quan tâm đến sự nghiệp GD. Đồng thời, CBQL khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực cơng tác quản lý để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng GV. Ngoài chữ “Tâm” phải đạt được chữa “Tầm” thì CBQL mới đủ năng lực và uy tín thực hiện thành công xã hội hóa GD, nhất là phải tham mưu đúng, trúng tới lãnh đạo các cấp nhưng vấn đề GD nói chung và GDMN nói riêng dáp ứng CNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)