Định kỳ kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 94 - 98)

3.3. Một số biê ̣n pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho

3.3.4. Định kỳ kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng theo

nghề nghiệp

3.3.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV trường mầm non Y Sơn theo CNN cần định kỳ kiểm tra, đánh giá ở tất cả các khâu trong hoạt động bồi dưỡng GV, từ việc khảo sát thực trạng, xác định nội dung hình thức bồi dưỡng, lập kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch, có như vậy hoạt động bồi dưỡng GV mới được tiến hành đúng.

- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV là một trong những công việc then chốt của người CBQL trong trường mầm non. Kiểm tra, đánh giá làm cho việc nắm bắt tình hình cơng việc kịp thời, thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện. Qua đó uốn nắn, đôn đốc, đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch và bồi dưỡng cho GVMN trong nhà trường khi đáp ứng CNN. Kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV còn là cơ sở để CBQL nhà trường phân loại, có kế hoạch quản lý bồi dưỡng, nâng cao chất lượng GV đáp ứng CNN.

3.3.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường được CBQL thực hiện ngay từ đầu năm học và thường xuyên trong suốt hai học kỳ.

- Kiểm tra hoạt động giảng dạy, báo cáo của GV cốt cán và báo cáo viên trong suốt quá trình diễn ra hoạt động bồi dưỡng.

- Kiểm tra nề nếp học tập, bồi dưỡng của GV; đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng thơng qua các phiếu thăm dị, các chứng chỉ, bằng được cấp và kỹ năng giảng dạy thực tế tại nhà trường.

- Việc kiểm tra, đánh giá GV phải được thực hiện trên nhiều mặt từ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đến việc thực hiện nề nếp chuyên môn, NCKH, tự học, tự bồi dưỡng cá nhân…Trong đó coi trọng việc kiểm tra, đánh giá về lĩnh vực kiến thức và kỹ năng sư phạm đối với GVMN theo CNN.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và qui chế chuyên môn của từng giáo viên.

- Kiểm tra, đánh giá, giáo án, hồ sơ sổ sách GV, học sinh theo qui định. - Thông qua dự giờ, thăm lớp để kiểm tra, đánh giá khả năng tổ chức các HĐGD cũng như năng lực chuyên mơn của từng GV.

3.3.4.3. Các hình thức tổ chức thực hiện

- Tổ chức, kiểm tra, đánh giá GV một cách hệ thống trên cơ sở dựa vào hành lang pháp lý như: Luật giáo dục 2005, Điều lệ trường mầm non, Pháp lệnh công chức, Chuẩn nghề nghiệp GVMN, Qui chế nội bộ…

- Kiểm tra, giám sát tồn bộ q trình bồi dưỡng GV từ lúc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện, quản lý bồi dưỡng, cơ sở vật chất, người học, nội dung, hình thức bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV trước, trong và sau quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

- CBQL nhà trường công khai kế hoạch, nội dung, thời gian bồi dưỡng. Các nội dung kiểm tra cần phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức thực tiễn và kỹ năng thực hành về CSGD trẻ.

- CBQL nhà trường thu thập thông tin, đánh giá về GV trực tiếp tham dự hoạt động bồi dưỡng, GV cốt cán; cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, về tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng….Từ kết quả kiểm tra, giám sát, nhà trường sẽ có được những cơ sở để điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng GV đáp ứng CNN đã quy định.

* Quy trình kiểm tra, đánh giá như sau: - Thiết lập kế hoạch:

+ Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá đột xuất.

+ Phân công cụ thể cho cán bộ làm công tác theo dõi , kiểm tra và quản lý lớp học, cử đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp kiểm tra, báo cáo Hiê ̣u trưởng nhà trường.

- Tổ chức thực hiện:

+ Kiểm tra, giám sát tồn bộ q trình bồi dưỡng GV từ lúc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện, quản lý bồi dưỡng, cơ sở vật chất, người học, nội dung, hình thức bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh giá GV trước, trong và sau quá trình bồi dưỡng.

+ Thu thập thông tin đánh giá thường xuyên qua nhiều chiều và nhiều đối tượng khác nhau: Cán bộ QLGD, GV trực tiếp tham dự bồi dưỡng, giảng viên tham gia dạy bồi dưỡng, đội ngũ GV cốt cán; đánh giá về đội ngũ GV cốt cán, về đội ngũ GV, về cách thức tổ chức bồi dưỡng, về tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng…. Từ kết quả kiểm tra, giám sát, Nhà trường có được những cơ sở để điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng hướng tới mục tiêu bồi dưỡng GV theo CNN đã quy định.

+ Lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia bồi dưỡng GV và quá trình áp dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào việc tổ chức các hoạt động sư phạm. Theo dõi sát những biến động và tồn bộ q trình hoạt động của GV để kịp thời định hướng, động viên khích lệ, thúc đẩy họ nỗ lực vươn lên tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

+ Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để kiểm tra, đánh giá: phỏng vấn, toạ đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra của các hành phần có liên quan hoặc trực tiếp xem xét công việc của GV.

+ Trên cơ sở xem xét và phân tích những cơng việc trên, phải nêu rõ được những ưu, khuyết điểm trong nội dung, phương pháp giảng dạy của GV để họ phát huy được những ưu, khuyết điểm, sửa chữa những khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GVMN.

- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:

+ Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, cơng khai, khách quan. Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ GVMN.

+ Kiểm tra, đánh giá phải giúp GV nhận thấy thực tế năng lực, trình độ chun mơn của mình và từ đó có ý thức nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

+ Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điểm trong hoạt động chuyên môn của GV và nguyên nhân để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên môn của cán bộ QLGD.

+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng của GV có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và thực sự có tác dụng về mặt GD và phát triển đối với GV. Trước tiên phải công khai các nội dung những vấn đề kiểm tra sau khi bồi dưỡng. Cụ thể ngay từ đầu đợt bồi dưỡng.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhận thức của CBQL nhà trường, những GV cốt cán và toàn thể GV về CNN có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát. Nếu không nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này thì hoạt động kiểm ta, giám sát sẽ không được chú ý và như vậy hiệu quả của việc bồi dưỡng GV đáp ứng

CNN sẽ khơng cao. Trình độ năng lực nghề nghiệp và phẩm chất tư cách đạo đức của GV sẽ phản ánh chân thực, khách quan của kết quả kiểm tra.

- Cần kết phải có phân nhiệm cụ thể rõ ràng để mọi thành viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Xác định kế hoạch kiểm tra, giám sát, công cụ đánh giá cụ thể, có minh chứng rõ ràng, song song và đồng bộ với kế hoạch bồi dưỡng GV đáp ứng CNN.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần có cơ chế phù hợp để khuyến khích GV tự giác, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non ysơn, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)