Khái niệm công nghệ và công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 28)

1.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT vào dạyhọc tại các trƣờng THCS

1.3.1. Khái niệm công nghệ và công nghệ thông tin

1.3.1.1. Khái niệm công nghệ

Theo quan điểm truyền thống: “Cơng nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, kỹ thuật, cơng cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.

Theo quan điểm hiện đại: Công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau, cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào:

- Thành phần trang thiết bị bao gồm: các thiết bị, máy móc, nhà xƣởng,.. - Thành phần kỹ năng và tay nghề: Liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp của từng ngƣời hoặc của từng nhóm ngƣời.

- Thành phần thơng tin: Liên quan đến các bí quyết, các q trình, các phƣơng pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế.

- Thành phần tổ chức: Thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp và tiếp thị

1.3.1.2. Khái niệm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và q trình xử lý thơng tin. Nhƣ vậy, “CNTT là một hệ thống các phƣơng pháp khoa học, công nghệ, phƣơng tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thơng và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lƣu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thơng tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con ngƣời” [15,15].

Theo Bách khoa tồn thƣ mở Wikipedia: Cơng nghệ thông tin (tiếng Anh là: Information technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhận thông tin.

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT đƣợc hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nƣớc ta trong những năm 90”: CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội.

Theo tác giả Đặng Danh Ánh, đến nay CNTT đã phát triển qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1, từ khi máy tính ra đời năm 1943 đến những năm 60,70 của Thế kỷ XX -

đây là giai đoạn khởi đầu của CNTT; giai đoạn 2 những năm 80, giai đoạn tin học hóa các ngành kinh tế quốc dân và xã hội; giai đoạn 3 của CNTT là Internet hóa, đƣợc bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XXI.

Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của CNTT và đặc biệt là của mạng internet hiện nay vừa tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi đồng thời cũng là một đòi hỏi cấp thiết đối với giáo dục và đào tạo nói chung, phƣơng pháp dạy học trong mỗi nhà trƣờng, của mỗi thầy cơ giáo nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ theo hƣớng tích hợp và sử dụng triệt để những thế mạnh của CNTT vào dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)