Việc xây dựng bài giảng và giáo án điện tử trong dạyhọc tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

2.3. Thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT vào dạyhọc tại các trƣờng

2.3.1. Việc xây dựng bài giảng và giáo án điện tử trong dạyhọc tại các

Là cán bộ của phòng giáo dục, qua nhiều năm công tác về chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn, dự giờ tại các trƣờng THCS, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề xây dựng bài giảng và giáo án điện tử của giáo viên giảng dạy các bộ môn tại các trƣờng THCS thị xã Phú Thọ nhƣ sau:

2.3.1.1. Những ưu điểm trong việc xây dựng giáo án và bài giảng điện tử

Các trƣờng đã làm tốt công tác quản lý hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn đặc biệt cán bộ quản lý các trƣờng đã triển khai rất tốt về việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và trong hoạt động giảng dạy ở tất cả các môn học.

Giáo viên nhận thức rõ về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, tại các trƣờng THCS thị xã Phú Thọ 100% giáo viên tự xây dựng đƣợc bài giảng, giáo án điện tử và đƣa vào giảng dạy từ nhiều năm qua: từ khâu tìm kiếm tài liệu, đến khai thác, cập nhật các thông tin trên mạng, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh đã làm cho bài giảng sinh động và thu hút đƣợc sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Về phía học sinh đƣợc học trong mơi trƣờng ứng dụng CNTT các em có hứng thú trong học tập, hồn thành một cách tích cực các nhiệm vụ giáo viên giao cho, học sinh đƣợc đặt vào vị trí trung tâm của q trình dạy học nên các em tự giác, tích cực, sáng tạo.

2.3.1.2. Một số hạn chế trong việc xây dựng giáo án và bài giảng điện tử

Thứ nhất, giáo viên tại các trƣờng THCS thị xã Phú Thọ quan niệm về bài giảng và giáo án điện tử của giáo viên chƣa chính xác. Có nhiều giáo viên quan niệm bài giảng và giáo án điện tử là giống nhau. Quan niệm nhƣ vậy là chƣa đúng. Xây dựng bài giảng hay soạn giáo án là bản thiết kế trong đó thể hiện đầy đủ các phần nhƣ mục tiêu, phƣơng pháp, phƣơng tiện, tiến trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.....đến khâu cuối cùng là củng cố và hƣớng dẫn về nhà. Còn “Giáo án điện tử” là tập hợp các slide để trình bày vấn đề giáo viên muốn truyền đạt, còn hệ thống câu hỏi, những gợi ý, dẫn dắt …. thƣờng không thể hiện ra ở các slide. Khi soạn giáo án điện tử điện tử, giáo viên phải có giáo án (kịch bản) chi tiết kèm theo, nêu rõ phần nội dung bài giảng nào cần dùng thiết bị dạy học điện tử này, dùng nhƣ thế nào…

Thứ hai, khi đi dự giờ thì một số giáo viên khi sử dụng bài giảng điện tử và trình chiếu trên lớp mà khơng viết bảng. Ở đây cần nhận thức rằng bài giảng điện tử không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà là cái đóng vai trị định hƣớng trong tất cả các hoạt động trên lớp, minh họa cho bài giảng của mình. Cho nên giáo viên vẫn phải sử dụng bảng, phấn viết, vẽ những nội dung quan trọng của bài.

Hiện tại chƣa có định nghĩa chính xác do đó cũng chƣa có qui chế sử dụng tuy nhiên có thể hiểu bài giảng điện tử là giáo án đƣợc soạn thảo bằng máy tính và có thể in ra để thay thế cho giáo án viết tay. Trong bài giảng điện tử này có chứa các nội dung trình chiếu, các mơ phỏng (hay đƣợc gọi là thí nghiệm ảo) cũng nhƣ hình ảnh, âm thanh và các dụng cụ thí nghiệm thật (đƣơng nhiên chỉ có thể mơ tả cách sử dụng).

Thứ ba, trong bài giảng điện tử phần nội dung lý thuyết còn dài dòng, chƣa cơ đọng. Hình ảnh minh họa chƣa chọn lọc, chƣa sinh động và chƣa có tính tƣơng tác cao làm cho ngƣời học chƣa tích cực tham gia vào q trình học, khả năng tiếp thu kiến thức chƣa cao, học sinh chƣa biết đào sâu vấn đề.

Thứ tƣ, trong quá trình soạn bài giảng điện tử giáo viên chƣa tự trả lời đƣợc các câu hỏi nhƣ: Mục tiêu của từng nội dung là gì? Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì ngƣời học cần đƣợc trang bị những kiến thức gì? Những kiến thức đó đƣợc lấy từ nguồn tài liệu nào (Giáo trình, bài giảng điện tử, các website liên quan hay từ các tạp chí…) và nó đƣợc minh họa ra sao?. Nếu giáo viên tự trả lời đƣợc các câu hỏi đó sẽ làm cho chất lƣợng bài giảng điện tử sẽ tốt hơn.

Cuối cùng, khi giáo viên đƣa ra những câu hỏi trong bài cũng nhƣ câu hỏi củng cố, kiểm tra, đánh giá chƣa phân loại đƣợc mức độ nhận thức nên chƣa phân loại đƣợc trình độ học sinh. Cần đa dạng, kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)