Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạyhọc tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 46)

tại các trƣờng THCS

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Chủ trƣơng, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và dạy học tại các trƣờng THCS nói riêng.

- Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học có hiệu quả thì trƣớc hết nhà quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nƣớc và trong ngành giáo dục và đào tạo.

- Chủ trƣơng phát triển CNTT của tồn Đảng, tồn dân mà nịng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Nâng cao chất lƣợng hiệu quả giáo dục, tạo chuyển biến cơ bản về chất lƣợng đội ngũ nhà giáo.... Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục theo

hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hố, tăng cƣờng giáo dục tƣ duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dƣỡng, tự tạo việc làm, tăng cƣờng giáo dục hƣớng nghiệp …”.

- Để có thể thực hiện đƣợc các nhiệm vụ trên, ngày 10/02/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số 12966/ BGD&ĐT-CNTT về hƣớng dẫn và yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT và lấy năm học 2008 - 2009 là “năm công nghệ thông tin”.

Từ các văn bản nêu trên, chúng ta thấy rằng việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học trong thời điểm hiện nay ở các cơ sở giáo dục đào tạo là hết sức cần thiết và hết sức đúng đắn. Chính vì vậy, phƣơng hƣớng và giải pháp lớn của ngành giáo dục và đào tạo là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, phấn đấu nâng cao rõ rệt chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục. Tích cực triển khai chƣơng trình học, SGK và phƣơng pháp dạy học mới”. Việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo chƣơng trình THCS mới phải nhằm mục đích:

- Vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể để ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý dạy học. Mỗi nhà quản lý giáo dục nói chung và ở mỗi trƣờng phổ thơng nói riêng đặc biệt là ở trƣờng THCS cần tổ chức triển khai để giáo viên ứng dụng và tiến tới ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí, phẩm chất và năng lực học sinh THCS

- Tri giác: Các em có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiện tƣợng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tƣợng. Khối lƣợng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hồn thiện hơn.

- Trí nhớ: Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tƣợng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tƣ duy, biết tiến hành các thao tác nhƣ so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Vì thế trong quá trình giảng dạy GV cần:

+ Dạy cho học sinh phƣơng pháp ghi nhớ lơgic

+ Cần giải thích cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó khơng cịn chính xác.

+ Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.

+ Chỉ cho các em khi kiểm tra ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết đƣợc hiệu quả của sự ghi nhớ.

+ Giáo viên cần hƣớng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lí.

+ Cần chi cho các em thiết lập các mối liên tƣởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đƣa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.

- Tƣ duy: Tƣ duy nói chung và tƣ duy trừu tƣợng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tƣ duy ở thiếu niên.

+ Các em hiểu những dấu hiệu bản chất của đối tƣợng nhƣng không phải bao giờ cũng phân biệt đƣợc những dấu hiệu đó trong mọi trƣờng hợp. Khi nắm khái niệm các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.

+ Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán tƣ duy cũng đƣợc phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ.. Từ những đặc điểm trên giáo viên cần lƣu ý:

+ Phát triển tƣ duy trừu tƣợng cho HS THCS cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chƣơng trình độc lập.

+ Chỉ dẫn cho các em biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phệ phán và độc lập.

- Đặc điểm tâm sinh lí, phẩm chất năng lực của học sinh THCS có ảnh hƣởng quan trọng đến quản lý việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Việc xác định phẩm chất và năng lực học sinh là một cơng việc phức tạp và nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân cƣ, bản sắc văn hóa địa phƣơng.. Nếu không nắm chắc, yếu tố này thì kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy đề ra của Hiệu trƣởng sẽ khơng sát và khơng đúng với tình hình thực tế. Điều này đòi hỏi phải tiến hành điều tra khảo sát khá cẩn thận để nắm vững đối tƣợng các lớp từ đầu cấp học, đầu năm học trƣớc khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trƣờng.

1.5.2.2. Trình độ nhận thức, kỹ năng CNTT của cán bộ quản lý và giáo viên

Cán bộ quản lý trực tiếp ở trƣờng THCS là hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng và Nhà nƣớc về chất lƣợng và hiệu quả mọi hoạt động của trƣờng mình. Việc ứng dụng CNTT có đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn hay không trƣớc hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng là ngƣời am hiểu về CNTT, có trình độ và năng lực triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực tiễn của trƣờng mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.

Đối với giáo viên, nếu giáo viên chƣa có nhận thức đúng về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì khơng thể thực hiện tốt việc này dù nhà quản lý có tài giỏi đến đâu đi nữa. Mặt khác để ứng dụng CNTT vào giảng dạy giáo viên cịn phải có trình độ tin học nhất định và những kỹ năng CNTT cần thiết. Nếu giáo viên có trình độ tin học thấp, có kỹ năng CNTT yếu thì hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng dạy của họ thấp, không đạt đƣợc mục tiêu mà nhà quản lý mong đợi.

Việc xác định những năng lực ứng dụng CNTT cần có ở ngƣời giáo viên sẽ giúp cán bộ quản lý thấy đƣợc thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ giáo viên, từ đó có những biện pháp bồi dƣỡng giáo viên hợp lí. Đây là nhân tố có ảnh hƣởng nhiều đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên nhà trƣờng.

Kỹ năng CNTT của giáo viên gồm: có kiến thức cơ bản về tin học, có khả năng cài đặt và vận hành máy vi tính, khả năng lập kế hoạch và thiết kế bài dạy dƣới sự hỗ trợ của CNTT, biết sử dụng phần mềm ứng dụng trong giảng dạy, kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên internet, khả năng sử dụng CNTT để thực hiện nhiều hình thức đánh giá học sinh, có hiểu biết về các vấn đề xã hội, đạo đức, pháp luật có liên quan đến CNTT.

1.5.2.3. Cơ sở vật chất, kinh phí

Ứng dụng CNTT vào giảng dạy gắn liền với những yêu cầu về thiết bị dạy học về thƣ viện về các thiết bị, phƣơng tiện hiện đại, về cơ sở vật chất nói chung, vì vậy cán bộ quản lý phải có kế hoạch để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các biện pháp huy động lực lƣợng tài trợ từ bên ngoài hỗ trợ kinh phi để trang bị đồng bộ, từng bƣớc chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống cơ ở vật chất, thiết bị dạy học theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã đề cập đến những nội dung rất cơ bản về dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trƣờng THCS.

Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dƣới sự chỉ đạo của ngƣời giáo viên, là một quá trình hai mặt, đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả dạy học. Dạy học gồm 2 quá trình: Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của ngƣời giáo viên, bản chất của dạy là tổ chức nên các tình huống học tập, các tình huống gia cố, trong đó ngƣời học sinh sẽ hoạt động tích cực dƣới sự hƣớng dẫn ít nhiều của ngƣời giáo viên nhằm đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả dạy học. Trong quá trình này học sinh ln tích cực. Học là một q trình hoạt động tự giác, tích cực của ngƣời học sinh nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân.

Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tin đƣợc ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây và các trƣờng đã đƣa tin học vào giảng dạy, học tập.

thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem việc ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các môn học. Nhƣng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đó là một vấn đề mà khơng phải ngƣời giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.

Trong luận văn nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THCS với chủ thể quản lý là phòng Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trƣờng THCS là một vấn đề rất quan trọng. Tham gia quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học gồm phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lí trực tiếp các trƣờng THCS và đặc biệt ngƣời ứng dụng công nghệ thông tin vào trực tiếp giảng dạy là cán bộ giáo viên. Các nhà quản lý cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin của từng trƣờng THCS để từ đó có những chỉ đạo hợp lí, kịp thời nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Cũng nhƣ quản lý các hoạt động khác, quản lý ứng dụng CNTT cũng phải thực hiện đầy đủ 4 chức năng, đó là lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hiệu quả công việc để động viên kịp thời những cá nhân có thành tích tốt, có hƣớng điều chỉnh những nội dung cịn yếu làm sao để việc ứng dụng CNTT vào dạy học đạt đƣợc mục tiêu nhƣ mong muốn đó là khảo sát thực trạng của việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học từ đó đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THCS thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ phù hợp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục.

Chƣơng 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để triển khai các nghiên cứu tiếp theo ở chƣơng 2 và chƣơng 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚ THỌ

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)