Chủ trương, cơ chế chính sách ảnh hưởng đến hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý ứng dụng

2.5.1. Chủ trương, cơ chế chính sách ảnh hưởng đến hoạt động quản lý

kinh nghiệm và làm mơ hình để định hƣớng và nhân rộng cho các đơn vị khác. Hoạt động này cũng đƣợc phòng Giáo dục thị xã Phú Thọ đặc biệt chú trọng và cũng đƣợc cán bộ quản lý các trƣờng THCS đánh giá mức độ kiểm tra rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên. Các mơ hình trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học đƣợc kiểm tra rất kỹ lƣỡng qua rất nhiều nội dung, điển hình về mơ hình ứng dụng CNTT chuẩn phải kể đến trƣờng THCS Hùng Vƣơng, Phong Châu, Sa Đéc.

- Phòng Giáo dục thị xã Phú Thọ đã tiến hành kiểm tra việc ứng dụng CNTT thơng qua dự giờ, qua các chun đề có ứng dụng CNTT. Nội dung này cũng đƣợc 23/23 cán bộ quản lý các trƣờng THCS đánh giá phòng Giáo dục kiểm tra ở mức độ thƣờng xuyên. Yêu cầu bộ máy kiểm tra của phòng giáo dục phải là những ngƣời có trình độ chun mơn nghiệp vụ vừa thạo kiến thức về CNTT vừa có nghiệp vụ về cơng tác kiểm tra để đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đồng thời phát hiện kịp thời những thiếu sót, lệch lạc cũng nhƣ những gƣơng tốt điển hình trong việc thực hiện các hoạt động.

Phịng Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều hình thức kiểm tra các trƣờng nhƣ: Kết hợp với kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện để kiểm tra hoạt động ứng dụng CNTT của một giáo viên, một tổ, nhóm chun mơn. Qua các đợt kiểm tra, thanh tra toàn diện cho thấy một số trƣờng thuộc vùng ngoại thị nhƣ trƣờng THCS Hà Lộc, Thanh Minh việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy còn chậm hơn so với các trƣờng trong nội thị. Qua kiểm tra dự giờ cho thấy việc ứng dụng CNTT trong việc thiết kế bài giảng điện tử bên cạnh những ƣu điểm còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ một số thầy cô quá lạm dụng CNTT trong thiết kế bài giảng làm cho bài giảng rƣờm rà, bài giảng điện tƣ còn nặng về kênh chữ, hiệu ứng thay đổi liên tục, màu sắc âm thanh quá sinh động làm cho học sinh ít chú ý đến nhiệm vụ học tập.

- Cuối cùng đối với công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo định kì cũng đƣợc cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ thƣờng xuyên. Hàng năm, phòng Giáo dục thị xã Phú Thọ căn cứ vào kế hoạch chung của năm học sẽ lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra chuyên đề, thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng. Cán bộ của phịng giáo dục thơng báo cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách CNTT của trƣờng về nội dung, hình thức tiến hành kiểm tra các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học theo kế hoạch đã đề ra.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trƣờng THCS Thị xã Phú Thọ CNTT vào dạy học tại các trƣờng THCS Thị xã Phú Thọ

2.5.1. Chủ trương, cơ chế chính sách ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ứng dụng CNTT vào dạy học

trƣớc hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thị xã Phú Thọ phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, của bộ Giáo dục và Đào tạo,của sở giáo dục và sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục về phát triển và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và đào tạo để triển khai đến các trƣờng một cách kịp thời, có hiệu quả.

Chủ trƣơng phát triển CNTT từ nay đến năm 2020 của tồn Đảng, tồn dân mà nịng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Nâng cao chất lƣợng hiệu quả giáo dục, tạo chuyển biến cơ bản về chất lƣợng đội ngũ nhà giáo.... Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hố, tăng cƣờng giáo dục tƣ duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dƣỡng, tự tạo việc làm, tăng cƣờng giáo dục hƣớng nghiệp …”.

Để có thể thực hiện đƣợc các nhiệm vụ trên, ngày 10/02/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số 12966/ BGDĐT - CNTT về hƣớng dẫn và yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng Cao đẳng, Đại học đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT và lấy năm học 2008 - 2009 là “ năm công nghệ thông tin”.

Từ các chủ trƣơng, chính sách, các văn bản hƣớng dẫn về quản lý và ứng dụng CNTT trong trƣờng học nêu trên, tơi thấy rằng các văn bản đó hồn tồn hợp lí và cần thiết trong thời điểm hiện nay. Nó là tiền đề để xây dựng phƣơng hƣớng và đề ra các giải pháp lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, phấn đấu nâng cao rõ rệt chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục. Tích cực triển khai chƣơng trình học, SGK và phƣơng pháp dạy học mới”. Việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo chƣơng trình THCS mới phải nhằm mục đích: thứ nhất là: Tích cực hố q trình dạy và học thay cho việc lí luận quá nhiều. Thứ hai là: Vận dụng linh hoạt trong các điều kiện hoàn cảnh cụ thể để ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý dạy học. Mỗi nhà quản lý giáo dục nói chung và ở mỗi trƣờng phổ thơng nói riêng đặc biệt là ở trƣờng THCS cần tổ chức triển khai để giáo viên ứng dụng và tiến tới ứng dụng tốt, thành thạo CNTT vào giảng dạy, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.

Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên các cán bộ quản lý phịng Giáo dục thị xã Phú Thọ phải triển khai hệ thống thông tin quản lý trƣờng học; khai thác và sử dụng mã nguồn mở trong quản lý và dạy học; triển khai hệ thống thông tin, báo cáo qua mạng; tăng cƣờng sử dụng giáo án điện tử, hệ thống phần mềm hỗ trợ dạy học và hệ thống bài giảng trực tuyến (E-Learning) qua mạng.

2.5.2.Tâm sinh lí, phẩm chất và năng lực của học sinh tại các trườngTHCS thị xã Phú Thọ

2.5.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh ở các trường THCS thị xã Phú Thọ

bƣớc chuyển về một phƣơng thức hoạt động và có sự thay đổi, phát triển mới về tâm lí với những đặc điểm sau đây:

Học sinh ở lứa tuổi THCS, tri giác có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, nhiều em tri giác vội vàng, hấp tấp hoặc có khi các em bị cuốn hút bởi những dấu hiệu khơng bản chất của đối tƣợng, vì thế khơng phải khi nào quan sát cũng đạt hiệu quả. Vì thế trong dạy học, giáo viên phải rèn cho các em óc quan sát, khả năng quan sát.

So với học sinh tiểu học thì học sinh THCS có năng lực tập trung chú ý cao hơn. Ở lứa tuổi này, tính hứng thú phụ thuộc nhiều vào hứng thú của các em với đối tƣợng. Vì vậy, ở mỗi giờ học giáo viên cần tạo ra hứng thú, say mê học tập cho học sinh.

Học sinh THCS trí nhớ có những biến đổi căn bản: ghi nhớ có chủ định đƣợc phát triển. Tính ý nghĩa, tính chủ định trong ghi nhớ đƣợc tăng nhanh vào những năm cuối cấp (sang cấp II, tri thức trở nên phức tạp hơn, trìu tƣợng hơn, điều đó địi hỏi các em nội dung trí nhớ cần nhớ, khơng học vẹt, khơng nhớ máy móc).

Các em có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lý: Nhớ ngắn hạn dài hạn, nhớ có chủ định.Thao tác tƣ duy đƣợc các em vận dụng khá nhuần nhuyễn, tính phê phán trong tƣ duy phát triển, các em biết lập luận và giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Mức độ tính chất của tƣ duy trìu tƣợng đƣợc hình thành ở mỗi em là khác nhau (do trình độ nhận thức, yếu tố di truyền, tích cực hoạt động ở mỗi em là khác nhau).

Hoạt động nhận thức của học sinh THCS đều tuân theo quy luật của quá trình nhận thức. Hoạt động nhận thức của học sinh THCS dựa trên cái (Khái niệm khoa học, nội dung khoa học) và cách (Phƣơng pháp học) mà các em đã lĩnh hội đƣợc ở Tiểu học và phát triển ở trình độ cao hơn, có tính chun biệt hơn tùy thuộc vào hệ thống các khái niệm và nội dung các môn học.

Tất cả những yếu tố về đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS đều ảnh hƣởng đến việc giảng dạy của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên khơng chỉ chú ý việc hình thành kiến thức cho học sinh mà còn phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức để từ đó có những tác động uốn nắn kịp thời để các em có những bƣớc đi đúng đắn. Đặc biệt hơn nữa là những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cũng ảnh hƣởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách tìm thơng tin liên quan đến bài học trên mạng Internet đồng thời cũng giáo dục cho các em biết những mặt trái của việc sử dụng mạng Internet.

2.5.2.2. Phẩm chất và năng lực của học sinh tại các trường THCS thị xã Phú Thọ

Ngoài những phẩm chất và năng lực học sinh các trƣờng THCS tại Thị xã Phú Thọ đang có thì phịng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về những thay đổi về chƣơng trình, nội dung SGK sau

năm 2018 với 6 phẩm chất cần hình thành cho học sinh THCS: Yêu gia đình, quê hƣơng đất nƣớc; nhân ái khoan dung; trung thực, tự trọng, chí cơng, vô tƣ; tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại; nghĩa vụ công dân.

Trên cơ sở 6 phẩm chất này, đề xuất hình thành 9 năng lực cho học sinh. Khi đƣa ra 9 năng lực này các nhà giáo dục đã tham khảo chƣơng trình của nhiều nƣớc, tham khảo ý kiến giáo viên, học sinh của phụ huynh học sinh. Chín năng lực cần hình thành cho học sinh đó cụ thể là: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo, tự quản lí; giao tiếp; hợp tác; sử dụng CNTT; sử dụng ngơn ngữ; tính tốn.

Nhƣ vậy dựa trên những thay đổi của giáo dục phổ thông sau năm 2018, phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phú Thọ đã chỉ đạo các trƣờng đón đầu đi trƣớc sự đổi mới này và đã yêu cầu các trƣờng tổ chức việc dạy học theo hƣớng tích hợp, xây dựng các chuyên đề và hƣớng tới hình thành cho học sinh một số năng lực chủ yếu. Cơng việc này đƣợc các trƣờng tham gia nhiệt tình và bƣớc đầu đã đạt đƣợc thành tựu nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)