Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

1.3. Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT vào dạyhọc tại các trƣờng THCS

1.3.4. Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc

1.3.4.1. Xây dựng giáo án và bài giảng điện tử

a. Khái niệm giáo án, bài giảng, bài giảng điện tử, giáo án điện tử

“Giáo án”: Có thể hiểu là bản thiết kế cho tiến trình một tiết dạy/học, là bản kế hoạch mà ngƣời giáo viên dự định sẽ thực hiện giảng dạy trên lớp cho học sinh cụ thể.

“Bài giảng”: là sự thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tƣợng học sinh. Nói cách khác, một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó đƣợc thực thi.

“Bài giảng điện tử”: là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều đƣợc chƣơng trình hố do giáo viên điều khiển thông qua môi trƣờng multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh.

“Giáo án điện tử”: Có thể hiểu là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đƣợc multimedia hố một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẻ và logic đƣợc quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy đƣợc thể hiện bằng vật chất trƣớc khi bài dạy học đƣợc tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có đƣợc bài giảng điện tử.

Vấn đề thứ nhất hiện nay là: Nhiều ngƣời dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” để chỉ các bài trình chiếu PowerPoint. Đó là sai lầm về thuật ngữ và cách hiểu vì đây chỉ là tập hợp các slide để trình bày vấn đề giáo viên muốn truyền đạt, cịn hệ thống câu hỏi, những gợi ý, dẫn dắt …. thƣờng không thể hiện ra ở các slide. Thực tế, các bài giảng kiểu này có thể đƣợc soạn trên PowerPoint, Violet, Flash, đƣợc giảng dạy qua máy vi tính và đƣợc coi nhƣ là một loại thiết bị dạy học điện tử. Hơn nữa, trong tiếng Anh chúng ta chỉ tìm đƣợc từ giáo án (lesson plan), khơng tìm đƣợc từ bài giảng điện tử mà chỉ có từ “Presentation”.

Vấn đề thứ hai là: Nhiều ngƣời lẫn lộn khái niệm giáo án (lesson plan) với bài giảng điện tử hoặc coi bản trình chiếu PowerPoint là giáo án. Cấn thống nhất rằng khi dùng bài giảng điện tử, giáo viên phải có giáo án (kịch bản) chi tiết kèm theo, nêu rõ phần nội dung bài giảng nào cần dùng thiết bị dạy học điện tử này, dùng nhƣ thế nào…

Vấn đề thứ ba là: Khi sử dụng bài giảng điện tử và trình chiếu trên lớp, nhiều giáo viên không viết bảng. Cần nhấn mạnh rằng bài giảng điện tử không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà là cái đóng vai trị định hƣớng trong tất cả các hoạt động trên lớp, minh họa cho bài giảng của mình.

Hiện tại chƣa có định nghĩa chính xác do đó cũng chƣa có qui chế sử dụng tuy nhiên có thể hiểu bài giảng điện tử là giáo án đƣợc soạn thảo bằng máy tính và có thể in ra để thay thế cho giáo án viết tay. Trong bài giảng điện tử này có chứa các nội dung trình chiếu, các mơ phỏng (hay đƣợc gọi là thí nghiệm ảo) cũng nhƣ hình ảnh, âm thanh và các dụng cụ thí nghiệm thật (đƣơng nhiên chỉ có thể mơ tả cách sử dụng).

Trong mơ hình dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính, bài giảng điện tử là đơn vị nhỏ nhất giáo viên cần sử dụng khi tiếp cận với giáo dục điện tử và có ứng dụng cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nó là sự thể hiện kịch bản của giáo án bài học.

b. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử

- Đầy đủ: Có đủ yêu cầu nội dung bài học

- Chính xác: về thơng tin, đảm bảo có ít nhất những sai sót

- Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp dẫn ngƣời học. - Bài kiểm tra: Thực hiện từng mục, từng bài; sắp xếp từ dễ tới khó, trình bày trực quan nhằm đánh giá đầy đủ mức độ nhận thức của ngƣời học từng phần và toàn bộ bài học.

- Yêu cầu về phần bài học: Cần có nội dung lý thuyết cơ đọng đƣợc minh họa sinh động và có tính tƣơng tác cao giúp ngƣời học tích cực tham gia q trình học, tăng khả năng tiếp thu, có những khám phá, phát hiện, đào sâu vấn đề. Giáo viên cần vận dụng thể hiện các phƣơng pháp sƣ phạm và có kiến thức về tin học để

thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc tận dụng từ tƣ liệu điện tử có sẵn.

- Yêu cầu về phần câu hỏi: Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích rõ ràng chẳng hạn nhƣ: Giới thiệu một chủ đề mới; kiểm tra đánh giá ngƣời học có hiểu nội dung (từng phần, tồn bài) vừa trình bày khơng? liên kết một chủ đề đã dạy trƣớc với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.

c. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử

Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên cần chuẩn bị:

- Nội dung chính: Bao gồm: Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại thành các mục lớn hơn (theo kinh nghiệm hoặc theo đề cƣơng đƣợc ấn định); Soạn câu hỏi trắc nghiệm cho các mục cơ bản (đánh giá tƣơng tác và đánh giá hiểu bài); Soạn các bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm cho từng phần hoặc toàn bài.

- Nội dung minh họa: Âm thanh: Nhạc nền, nhạc cho từng mục, giọng thuyết trình, giọng giới thiệu; Ảnh: Ảnh nền, ảnh minh họa; Video: Phim minh họa, phim mô phỏng thực nghiệm.

Một bài giảng hay cần phải giải quyết đƣợc 2 nhóm yêu cầu: Yêu cầu đối với môn học (yêu cầu chung) và yêu cầu đối với từng chủ đề (yêu cầu riêng) trong môn học đó. Mỗi yêu cầu chung và riêng phải trả lời đƣợc các nội dung sau: Mục tiêu của từng u cầu đó là gì? Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì ngƣời học cần đƣợc trang bị những kiến thức gì? Những kiến thức đó đƣợc lấy từ nguồn tài liệu nào (Giáo trình, bài giảng điện tử, các website liên quan hay từ các tạp chí…) và nó đƣợc minh họa ra sao? Cuối cùng, đƣa ra những câu hỏi gì để ngƣời học có thể tái hiện lại kiến thức cũng nhƣ phát triển tƣ duy nghiên cứu chuyên sâu nhƣ ứng dụng kiến thức đƣợc trang bị trong thực tiễn. Muốn đồng thời có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên trong cùng một bài giảng, bài giảng cần đƣợc biên soạn với sự kết hợp của nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau nhƣ: Phần mềm Powerpoint, Word, Excell, PDF, hình ảnh, sơ đồ và âm thanh minh họa những kiến thức tƣơng ứng...Thêm vào đó, bài giảng cần liên kết các đƣờng dẫn đến các trang web liên quan.

1.3.4.2. Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học

Các nghiên cứu giáo dục cho thấy ngƣời học chỉ nhớ đƣợc 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và khoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Do đó, q trình dạy - học có ứng dụng CNTT gắn liền với việc sử dụng các thiết bị nghe nhìn góp phần tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của học sinh. Hiện nay các trƣờng đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet với các thiết bị nhƣ máy ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner) và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.

Học sinh đƣợc học tập thƣờng xun trong mơi trƣờng có các thiết bị điện tử sẽ ln tăng hứng thú học tập, phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo. Phƣơng pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của học sinh thơng qua thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức. Cùng một thời lƣợng nhƣ nhau, nhƣng số lƣợng kiến thức và kỹ năng học sinh thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lƣợng bài tập thực hành mà học sinh đƣợc rèn luyện nhiều hơn.

1.3.4.3. Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin phục vụ dạy và học

Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể nhƣ: bộ Offiice, Cabri, Crocodile, SketchPad/ Geomaster, ChemWin, LessonEditer/ Violet...Eleaning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Ứng dụng CNTT có liên quan đến phƣơng tiện dạy học, nó chính là phƣơng tiện dạy học. Nhiều phƣơng tiện dạy học khó tìm kiếm hoặc khó có thể mang đến lớp nhƣng nhờ có CNTT thì hồn tồn có thể. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phƣơng pháp tuyền thống.

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dung CNTT vào dạy học là nâng cao một bƣớc cơ bản chất lƣợng học tập cho học sinh, tạo ra một mơi trƣờng giáo dục mang tính tƣơng tác cao chứ khơng đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” nhƣ kiểu truyền thống, học sinh đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để tìm kiếm kiến thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, rèn luyện của bản thân.

Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cƣờng hiệu quả giáo dục và chất lƣợng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tƣ liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung đƣợc quy định trong chƣơng trình và sách giáo khoa. Internet- nguồn tƣ liệu vơ tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng đƣợc yêu cầu đó.

Giáo viên có thể tự học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các diễn đàn, các câu lạc bộ, hay tìm hiểu các trang Web từ mạng internet nhƣ: giaovien.net, vnschool.net, violet.vn, dayhoc.vn, hocmai.vn,dayhoctructuyen.org, edu.net.vn, diendan3t.net. Giáo viên có thể tải các giáo án, bài giảng, tƣ liệu, đề thi và tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trang web nhƣ: vioet.vn, giaovien.net, edu.net.vn....

Ngoài ra học sinh cịn sử dụng mạng Internet để tìm kiếm tài liệu, bài học bổ ích phục vụ cho q trình học tập ở trên lớp cũng nhƣ ở nhà. Học sinh có thể trao đổi bài học trực tiếp với giáo viên thông qua mạng Internet.

1.3.4.4. Trao đổi chuyên môn trong dạy học

Qua mạng internet giáo viên có thể tham gia vào các diễn đàn của học sinh, các trƣờng bạn, các blog … để tìm hiểu về tâm lý, sở thích của học sinh từ đó có những phƣơng pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

Giáo viên có thể lập blog hay trang web hay các câu lạc bộ để trao đổi cùng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh để nâng cao trình độ chun mơn cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm của mình.

Học sinh sử dụng Internet thông qua email, blog để trao đổi về phƣơng pháp, kinh nghiệm, nội dung học tập với thầy cơ, bạn bè. Từ đó nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập của học sinh.

1.3.4.5. Ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá trong dạy học a. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá

Đánh giá trong giáo dục có thể hiểu là q trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trƣơng biện pháp và hành động tiếp theo.

b. Mục đích của kiểm tra, đánh giá

Làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân điều chỉnh hoạt động dạy học. Cơng khai hóa việc nhận định hoạt động học tập cho học sinh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá và phấn đấu vƣơn lên trong học tập. Giáo viên có cơ sở thực tế để không ngừng cải tiến phƣơng pháp dạy học, nâng cao hiệu quả bài dạy

c. Ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tất cả các môn học trong trƣờng phổ thông là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tƣợng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phƣơng pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt yêu cầu và hiệu quả. Ở đây, chúng ta sử dụng thuật ngữ CNTT với nghĩa rộng, bao gồm thiết bị kỹ thuật, chƣơng trình phần mềm, v.v…Trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp nhất để triển khai ứng dụng CNTT. Hiệu quả của hình thức này là vừa giảm đƣợc áp lực học tập của học sinh, tiết kiệm đƣợc thời gian làm bài, khi chấm bài ngƣời chấm hồn tồn khách quan cơng bằng mà không dựa trên quan điểm chủ quan.

Để có thể ứng dụng CNTT trong đổi mới kiểm tra, đánh giá một cách hiệu quả giáo viên phải:

Biết sử dụng máy tính và một vài phần mềm hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá. Hiểu đƣợc thế mạnh của phần mềm mà mình biết dùng đối với việc dạy học bộ mơn.

dụng thiết bị dạy học), tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong nhà trƣờng phổ thơng có vai trị rất quan trọng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và kiểm tra đánh giá giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và tiếp thu bài của học sinh khơng những đƣợc thuận tiện hơn mà cịn tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ và học sinh tiếp thu kịp thời những kiến thức mới của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại các trường trung học cơ sở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)