1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên
1.3.3. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học viên
Khác với đào tạo bậc cử nhân, đào tạo trình độ thạc sĩ được xác định nhằm mục tiêu “giúp cho HV bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo” [6] . Bên
cạnh vai trị sáng tạo, chính là bản chất của NCKH, hoạt động này còn đảm đương những vai trò khác. NCKH với vị trí là hoạt động gắn liền với đào tạo trong mối quan hệ tương hỗ, tác động hai chiều, có một số vai trị, lợi ích sau:
- NCKH giúp người học củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học. Quá trình thực hiện nghiên cứu buộc người học phải tập hợp, hệ thống hóa tồn bộ những kiến thức đã được trang bị có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhờ vậy, những kiến thức tưởng như đã bị “ngủ quên” được đánh thức và củng cố.
- NCKH giúp mở rộng và cập nhật thêm kiến thức mới. Kho tàng kiến thức của nhân loại là vô tận và không khi nào đứng yên mà được cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Quá trình tìm kiếm, phát hiện khiến cho người học khơng thể đứng ngồi xu thế chung của nhân loại, nhất là trong thời đại công nghệ và internet phát triển như hiện nay.
- Người học có thể nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống thông qua hoạt động NCKH. Các lĩnh vực của đời sống tuy riêng biệt nhưng lại tồn tại trong mối liên hệ với nhau. Với bản chất là quá trình tìm tịi, phát hiện tri thức mới, NCKH giúp cho người nghiên cứu nâng cao khả năng nhận thức và tăng cường hiểu biết về những lĩnh vực mà trước đó có thể nằm ngồi sự quan tâm của họ.
- Thông qua hoạt động NCKH, người học nâng cao trình độ ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin. Tri thức của nhân loại giờ đây khơng cịn bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà được phổ biến trên toàn cầu, với tốc độ nhanh chóng nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Thông qua việc tra cứu, tìm hiểu tài liệu bằng tiếng nước ngồi trong khi thực hiện hoạt động NCKH, trình độ ngoại ngữ của người học được nâng cao đáng kể. Bên cạnh đó, q trình thu thập thơng tin, xử lý dữ liệu, trình bày nghiên cứu... buộc người học phải ứng dụng những tiện ích của cơng nghệ thơng tin khiến cho năng lực này có thể được tăng cường mạnh mẽ.
- NCKH giúp tăng cường các kỹ năng bổ trợ như làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy logic, lập luận, tư duy phản biện… Các kỹ năng bổ trợ là một phần không thể thiếu trong chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo hiện nay. Những kỹ năng này khơng chỉ giúp ích cho người học trong q trình đào tạo mà cịn hữu ích và là lợi thế của họ trong việc thực hành nghề nghiệp.
- NCKH giúp rèn luyện kỹ năng tự học và nghiên cứu độc lập. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu là một trong những năng lực quan trọng mà giáo dục và đào tạo hướng đến, và có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Trong quá trình NCKH, chủ yếu người học tự tìm tịi, suy nghĩ, vì thế kích thích hoạt động trí tuệ cho người học, rèn luyện thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập nghiên cứu để giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập và cả trong công việc. Đến lượt mình, tự học thúc đẩy ở người học tinh thần ham học, ham hiểu biết, khát khao tìm kiếm tri thức mới và sáng tạo khoa học.
- NCKH giúp rèn luyện các phương pháp nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu liên ngành. Thực tế, người học đã được làm quen với phương pháp nghiên cứu khi cịn học ở bậc đại học, thậm chí ở bậc phổ thơng. Tuy nhiên, ở bậc thạc sĩ, khi tham gia các hoạt động NCKH, người học được rèn luyện thường xuyên hơn và khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cần đạt mức độ cao hơn. Hơn nữa, trong bối cảnh khoa học liên ngành phát triển mạnh mẽ, tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành có thể được coi là một năng lực tất yếu của người nghiên cứu.
- Rèn luyện phong cách học tập và làm việc khoa học. Học tập và làm việc khoa học đã trở thành một phẩm chất cần có của mỗi người, nhất là trong thời đại ngày nay. Khoa học ở chỗ có mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch rõ ràng, thiết thực, quí trọng và biết cách phân bổ thời gian hợp lý, dựa trên cơ sở dữ liệu khách quan, nền tảng thực tế và có chiến lược lâu dài.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực khi thực hiện công việc. Với khoa học, người nghiên cứu không thể hời hợt, cẩu thả. Mọi thông tin, dữ liệu sử dụng trong quá trình thực hiện NCKH đều yêu cầu độ chính xác cao và tính trung thực.
- Tăng khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn đời sống và cơng việc. Đào tạo trình độ thạc sĩ dành cho những người đã tốt nghiệp đại học. HV trong các chương trình đào tạo thạc sĩ phần lớn đã và đang hoạt động nghề nghiệp trong một (hay một số) cơ quan, tổ chức. HV có kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm nghề nghiệp đã được tích lũy qua q trình học tập ở bậc đại học và công tác chun mơn. Chính vì vậy, NCKH vừa có tác dụng hỗ trợ cho quá trình đào tạo, vừa giúp người học vận dụng tri thức vào công việc và cuộc sống thực tế.