2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên
2.3.6. Khó khăn của học viên khi thực hiện nghiên cứu khoa học
Trong quá trình triển khai một nghiên cứu, bất kì ai cũng đều gặp phải những ràng buộc, khó khăn ít nhiều cản trở tiến độ và gây ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu. Dưới đây là bảng thống kê những khó khăn mà HV thường gặp.
Bảng 2.8. Khó khăn, rào cản khi HV thực hiện hoạt động NCKH
STT Khó khăn, rào cản GV, CBQL HV SL Tỉ lệ % Xếp hạng SL Tỉ lệ % Xếp hạng
1 Văn bản hướng dẫn của Khoa chưa đầy đủ 14 18,9 12 28 14,6 10
2 Nguồn tài liệu tham khảo chưa đáp ứng
nhu cầu cho nghiên cứu 30 40,5 8 94 49,0 2
3 Đề tài được phân công hướng dẫn chưa
phù hợp với chuyên môn của GV 15 20,3 11 12 6,3 11
4 GV chưa có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn 16 21,6 10 4 2,1 13
5 GV quá bận rộn, hạn chế về thời gian
hướng dẫn cho HV 52 70,3 3 58 30,2 9
6 HV chưa có động lực, quyết tâm, sự kiên
trì khi thực hiện NCKH 59 79,7 1 84 43,8 4
7
Đề tài nghiên cứu chưa phù hợp với chuyên môn đào tạo hoặc/và công việc của HV
31 41,9 7 91 47,4 3
8 Năng lực NCKH của HV chưa đủ để thực
hiện nghiên cứu chất lượng 36 48,6 5 78 40,6 6
9 Trình độ ngoại ngữ và tin học của HV còn
hạn chế 44 59,5 4 83 43,2 5
10 HV chưa sắp xếp được thời gian cần thiết
STT Khó khăn, rào cản GV, CBQL HV SL Tỉ lệ % Xếp hạng SL Tỉ lệ % Xếp hạng
11 HV thiếu kinh phí để triển khai nghiên cứu 34 45,9 6 72 37,5 7
12 Quy định của Nhà nước và của Đại học
Quốc gia Hà Nội chưa hợp lý 8 10,8 13 7 3,6 12
13 Thiếu sự hỗ trợ, phối hợp từ địa bàn
nghiên cứu 22 29,7 9 60 31,3 8
Đối với HV, khó khăn lớn nhất của họ chính là quỹ thời gian dành cho nghiên cứu (63,5%), khi họ là những người đang công tác trong các đơn vị, vừa đi
học nhưng vẫn phải đảm bảo cơng việc, vì vậy, họ khơng dành tồn thời gian cho học tập và nghiên cứu như sinh viên bậc đại học. Trong khi đó, GV lại đánh giá khó khăn này ở vị trí thứ hai và tình trạng HV chưa có động lực, quyết tâm, sự kiên trì khi thực hiện NCKH mới là rào cản lớn nhất (79,7%). Thực tế cho thấy, chưa nói đến những nghiên cứu tự nguyện, yếu tố này xảy ra ngay cả đối với những nghiên cứu mang tính chất bắt buộc như luận văn tốt nghiệp. HV chưa dành tâm huyết cho nghiên cứu, quá trình thực hiện bị kéo dài diễn ra khá phổ biến. Điều này ít nhiều liên quan đến yếu tố động cơ như đã phân tích ở Chương 1: động cơ thực hiện hành vi nghiên cứu của HV chưa phải là “động cơ trong” để có thể giúp đấu tranh để vượt qua những thử thách và hồn thành mục tiêu. Do đó, cần phải nghiên cứu giải pháp để có thể biến động cơ ngồi (sức ép) thành động cơ trong của bản thân HV đối với NCKH.
Khó khăn khác thường gặp theo nhận xét của HV là khả năng lựa chọn được
đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn và công việc của họ (47,4%, xếp hạng
3). Tình trạng này có thể được phân tích từ hai phía: khách quan và chủ quan. Khách quan là nguồn đề tài sẵn có do Khoa cung cấp chưa phù hợp với HV, còn chủ quan là kỹ năng xác định đề tài của HV chưa tốt (theo kết quả ở Bảng 2.7) để có thể có được đề tài phù hợp với bản thân. Chính rào cản về năng lực NCKH của HV cũng được nhiều GV phản ánh (48,6%, xếp hạng 5). Và đây là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn tới những hạn chế về chất lượng của nghiên cứu. Do vậy, công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu cho HV cần được Khoa lưu tâm hơn.
Rào cản tiếp theo được cả GV và HV đề cập nhiều là sự hạn chế về trình độ
ngoại ngữ và tin học của HV. Hạn chế này dẫn đến khả năng tiếp cận những nguồn
tư liệu, tài liệu bằng tiếng nước ngoài bị giới hạn, khiến cho nghiên cứu thiếu những nguồn tham khảo phong phú, đáng tin cậy, cập nhật và như vậy, chất lượng của nghiên cứu ít nhiều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, hạn chế về trình độ tin học khiến cho HV không tận dụng được những thành tựu của khoa học này. HV mất nhiều thời gian, công sức hơn để có thể hồn thành một công đoạn cho nghiên cứu của mình, mà lẽ ra chỉ cần ít hơn nếu biết cách đưa những ứng dụng của công nghệ thơng tin vào để xử lý. Một ví dụ đơn giản là việc tạo mục lục cho bản báo cáo kết quả nghiên cứu, nếu không biết sử dụng tính năng tự động tạo mục lục của Microsoft Word, HV phải “kì cạch” gõ tay và cập nhật từng phần một cách thủ công, như vậy sẽ khiến cho HV mất rất nhiều thời gian, công sức vào công việc này và đơi khi dẫn đến tình trạng chán nản, bực bội.
Vấn đề cũng được nhiều HV nêu là sự thiếu thốn về nguồn tài liệu phục vụ
cho nghiên cứu với 49,0% người học trả lời. Đây có phải là vấn đề thực sự tồn tại
khơng thì phải đánh giá trên hai phương diện: a) phương diện khách quan: tài liệu, tư liệu, số liệu được lưu trữ và/hoặc được cơng bố bởi các đơn vị có thẩm quyền khơng đầy đủ nên HV không thể tiếp cận và thu thập; b) phương diện chủ quan: HV chưa biết cách hoặc chưa cố gắng tiếp cận các nguồn tài nguyên khoa học. Lấy một ví dụ: ĐHQGHN có một kho tài nguyên khoa học phong phú và đa dạng tại Trung tâm Thông tin- Thư viện và trên cổng tài nguyên số, được chia sẻ rộng rãi cho người học của ĐHQGHN. Tuy nhiên, qua trao đổi, trị chuyện có thể thấy khơng ít HV ở Khoa chưa từng truy cập các hệ thống này phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của mình. Đây là một bất cập, sự lãng phí vơ cùng lớn và cần phải được cải thiện để tăng cường hiệu quả sử dụng của kho tài nguyên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo ở ĐHQGHN nói chung và ở Khoa nói riêng.
Bên cạnh đó, có đến hơn 30% HV thường gặp vấn đề về kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu và khó khăn khi thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của địa bàn nghiên cứu. Vấn đề kinh phí đặc biệt hay xảy ra với những nghiên cứu cần thí nghiệm, thực nghiệm nhiều như các lĩnh vực về sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp. Chẳng hạn, với nghiên cứu về con trùng quế, HV phải dành toàn bộ số tiền học bổng 20 triệu đồng cho việc thực hiện nhiều lần các thí nghiệm; hoặc HV phải chi trả khoản kinh
phí lớn để thuê thiết bị phục vụ cho q trình triển khai đề tài; HV khơng thể tiếp cận khu vực nghiên cứu hay không truy cập được các số liệu, dữ liệu được quản lý tại địa phương... Điều này đặt ra vấn đề về việc mở rộng mạng lưới các đơn vị đối tác của Khoa để có thể thu hút, huy động thêm những nguồn hỗ trợ về tài chính cũng như tăng cường phối hợp các hoạt động cho quá trình thực hiện nghiên cứu của HV.
Như vậy có thể thấy trong q trình thực hiện NCKH, tuy mỗi cá nhân khác nhau nhưng HV đều gặp khó khăn, có thể đến từ mơi trường, do đơn vị hoặc tự bản thân HV. Nhưng dù từ phía nào thì cũng cần có sự phân tích, nhìn nhận để có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ HV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và hơn nữa là có thể thu hút họ vào hoạt động nghiên cứu với tâm thế chủ động, tích cực và đầy hứng thú.