Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 62 - 65)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

2.4.3. Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học

Như đã phân tích ở trên, cơng tác tổ chức triển khai hoạt động NCKH của HV đi liền với triển khai hoạt động đào tạo và do Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên chịu trách nhiệm. Các hoạt động này được thực hiện theo các kế hoạch hàng năm của Khoa và theo những quy trình đã được quy định.

Đối với các hình thức nghiên cứu thuộc nội dung các học phần (bài tập nhóm, tiểu luận, báo cáo thực địa...), việc triển khai được tổ chức theo kế hoạch giảng dạy của GV phụ trách học phần. Còn riêng với luận văn tốt nghiệp, việc triển khai thực hiện theo quy trình sau:

 Hội thảo định hướng nghiên cứu

 Đăng kí nguyện vọng thực hiện đề tài và cán bộ hướng dẫn  Xét duyệt nguyện vọng

 Bảo vệ đề cương luận văn

 Giao đề tài và cử cán bộ hướng dẫn  Seminar trình bày kết quả nghiên cứu  Bảo vệ luận văn

 Hoàn thiện luận văn sau bảo vệ

Trong các hoạt động này, Hội thảo định hướng nghiên cứu là một trong những điểm có thể coi là đặc sắc của Khoa. Hội thảo được tổ chức hàng năm, vào thời điểm HV chuẩn bị bước vào giai đoạn thực hiện luận văn, nhằm mục tiêu trang bị cho HV những ý niệm khái quát về việc triển khai một nghiên cứu liên ngành, về các quy trình thực hiện một luận văn tốt nghiệp và giúp HV định hướng nghiên cứu phù hợp với bản thân và tìm được “Thầy”, ngược lại, “Thầy” cũng tìm được “Trị” phù hợp với các tiêu chí cho nghiên cứu của mình.

Mặc dù quy trình đã được xây dựng đầy đủ, việc tổ chức triển khai các hoạt động này không phải lúc nào cũng thuận lợi và tuyệt đối đúng kế hoạch, đạt kết quả như mong đợi. Hiện tượng HV trì hỗn thực hiện luận văn vẫn diễn ra, tỉ lệ bảo vệ đúng hạn chưa cao. Tình trạng này khơng những ảnh hưởng tới bản thân HV mà còn ảnh hưởng lớn đến kế hoạch đào tạo của Khoa và chất lượng của các chương trình đào tạo.

2.4.3.1. Phân công và phối hợp với giảng viên hướng dẫn

Do đặc thù về cơ cấu tổ chức của Khoa hiện nay với đội ngũ GV cơ hữu còn hạn chế về số lượng, đội ngũ GV tham gia công tác giảng dạy và hướng dẫn ở Khoa phần lớn là GV kiêm nhiệm và thỉnh giảng đến từ các đơn vị trong và ngồi ĐHQGHN. Cơng tác phân công GV hướng dẫn cho các nghiên cứu của HV cũng được lưu tâm thực hiện đúng quy định để đảm bảo chất lượng và thu hút được sự tham gia của GV. Việc xét duyệt phân cơng GV hướng dẫn dựa trên những tiêu chí sau: Chuyên môn của GV; Lĩnh vực khoa học GV đã và đang triển khai; Kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành; Số lượng HV được nhận hướng dẫn tại thời điểm phân công. Cũng do đặc thù về tính liên ngành trong các chương trình đào tạo mà Khoa đang triển khai, các nghiên cứu cần được tiếp cận đa chiều, vì vậy có thể cần sự đồng hướng dẫn của hai GV. Tuy nhiên, việc phân công đồng hướng dẫn hiện vẫn chưa được chú trọng. Theo thống kê của tác giả, những nghiên cứu có sự đồng hướng dẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Trao đổi về vấn đề này, một cán bộ lãnh đạo của Khoa cho biết, một phần do Khoa chưa thật sự lưu tâm khuyến khích HV tìm đồng hướng dẫn, một phần do phải tính tốn lại về kinh phí chi trả cho GV. Nguồn kinh phí đã được quy định và lên kế hoạch cho từng hoạt động đào tạo và nghiên cứu, mỗi nghiên cứu có đồng hướng dẫn cũng chỉ được chi trả bằng với tổng kinh phí cho hướng dẫn độc lập. Và dù cho vấn đề về thù lao hướng dẫn không phải là quan trọng nhất đối với GV, nhưng cũng là một trong những yếu tố phải xem xét để có thể tăng sự thu hút GV giỏi cho các nghiên cứu.

Bên cạnh đó, sự phối kết hợp với GV trong suốt quá trình HV thực hiện nghiên cứu là một phần quan trọng trong quy trình quản lý. Nhưng thực tế, phần việc này hiện cịn đang có lúc bị lơ là. Vẫn có những GV chưa nắm rõ quy trình triển khai nghiên cứu của Khoa cũng như các quy định, hướng dẫn mà HV cần thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV. Do đó, nhiều GV chưa thực sự có thể hỗ trợ Khoa để nghiên cứu của HV hoàn thành đúng thời hạn dự kiến và đạt kết quả tốt hơn.

2.4.3.2. Thực trạng cung cấp các điều kiện hỗ trợ học viên nghiên cứu khoa học

Việc cung cấp các điều kiện hỗ trợ HV như các thủ tục hành chính, nguồn tài liệu... luôn được Khoa quan tâm và nỗ lực thực hiện. HV khi có nhu cầu được cung cấp, hỗ trợ các giấy tờ, hồ sơ luôn được Khoa cố gắng đáp ứng trong thời gian sớm nhất. Ví dụ: Giấy giới thiệu đến địa bàn nghiên cứu, các loại giấy xác nhận, kết quả học tập... Đồng thời, thông qua mạng lưới đối tác, Khoa giới thiệu, hỗ trợ HV tiếp cận nguồn dữ liệu, thu thập thông tin cho nghiên cứu.

Bên cạnh nguồn tài nguyên khoa học của ĐHQGHN do Trung tâm Thông tin - Thư viện quản lý, Khoa có một phịng tư liệu gồm hơn 300 cuốn sách, giáo trình, tạp chí, hơn 200 luận văn đã được bảo vệ thành công... để phục vụ nhu cầu tra cứu và thu thập thơng tin của HV trong q trình học tập và nghiên cứu tại Khoa. Mặc dù vậy, do nghiên cứu của HV được trải rộng trên nhiều lĩnh vực và nhiều địa bàn khác nhau nên Khoa chưa thể có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tài liệu cho các nghiên cứu của HV.

2.4.3.3. Thực trạng tạo hứng thú, động cơ và thu hút học viên tham gia nghiên cứu khoa học

Hứng thú là yếu tố quan trọng dẫn dắt HV đến việc huy động mọi nỗ lực để thực hiện hoạt động NCKH. Tạo hứng thú và thu hút HV vào các hoạt động NCKH là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhưng đây là mảng cơng việc hiện nay đang cịn chưa được thực hiện hiệu quả. Tình trạng HV thực hiện nghiên cứu với tâm thế đối phó diễn ra phổ biến, bởi động cơ của hành động đó là vì sức ép, vì nghĩa vụ hồn thành nhiệm vụ học tập chứ không phải do hứng thú, say mê từ bản thân họ. Kết quả khảo sát ở phần 2.3.2 đã phần nào chứng minh hiện trạng này, có tới 31,3% HV tự nhận thấy bản thân ít hứng thú và chưa hứng thú với hoạt động NCKH. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút HV tham gia vào các nghiên cứu và đến tiến độ cũng như chất lượng của các nghiên cứu.

2.4.3.4. Thực trạng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học viên

Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho HV hiện nay chỉ được thực hiện thông qua hoạt động giảng dạy là chủ yếu, chưa có những buổi tập huấn, bồi dưỡng độc lập về chủ đề này. Ngoài ra, định kỳ 2 tháng Khoa tổ chức seminar khoa học để HV có thêm cơ hội tham gia và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu. Tuy nhiên, seminar là hoạt động không bắt buộc và được tổ chức trong giờ hành chính nên chưa có

nhiều HV tham gia. Ý kiến đánh giá của HV và GV ở phần 2.3.5 cho thấy, kỹ năng NCKH của HV chỉ đạt mức trên trung bình (2,14/3 điểm). Do đó, Khoa cần có kế hoạch tổ chức thêm những hoạt động bồi dưỡng với hình thức, nội dung đa dạng, với thời gian phù hợp để có thể thu hút HV tham gia, từng bước tăng cường kỹ năng nghiên cứu, chú trọng nghiên cứu liên ngành.

2.4.3.5. Giám sát quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học của học viên

Quá trình thực hiện NCKH của HV có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tháng, tùy thuộc vào loại nghiên cứu mà HV thực hiện và tiến độ thực hiện của HV. Quá trình này rất cần có sự theo dõi, giám sát của GV hướng dẫn cũng như đội ngũ CBQL để không bị gián đoạn và đảm bảo đúng thời hạn. Tuy vậy, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc. Ngoài những nghiên cứu thuộc các chương trình học bổng được sự giám sát chặt chẽ do phải tuân thủ quy định của đơn vị cấp học bổng thì việc các bài tập nhóm, bài tiểu luận, báo cáo bị nộp chậm khơng cịn là chuyện hiếm gặp. Việc thực hiện luận văn bị kéo dài và HV phải gia hạn đào tạo để có thể hồn thành và bảo vệ, gây ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của Khoa, có những trường hợp HV bỏ cuộc mà khơng hồn thành nghiên cứu. Do vậy, giám sát chính là một trong những biện pháp để duy trì sự kiên trì và quyết tâm của HV trong q trình thực hiện và hồn thành nghiên cứu.

2.4.3.6. Xây dựng và thực hiện chế độ khen thưởng cho thành tích nghiên cứu khoa học

Như đã phân tích ở Mục 2.1.1.5, kinh phí hàng năm Khoa được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ khoảng 200 triệu đồng cho toàn bộ hoạt động KH&CN, bao gồm cả tổ chức hội nghị, hội thảo và triển khai các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Nguồn tài chính này được dành tồn bộ cho các hoạt động hội nghị, hội thảo và các đề tài của CB, GV của Khoa và khơng có khoản kinh phí dành riêng cho hoạt động NCKH của HV. Một điểm nhấn duy nhất là quy định về việc hỗ trợ cho các công bố khoa học của HV nếu được đăng kí xuất bản dưới tên của Khoa. Dù vậy, HV cũng khơng mặn mà với hình thức khen thưởng này bởi những thủ tục hành chính phải hồn thành để được nhận khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)