Quan điểm về lợi ích và tác dụng của nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 50 - 53)

2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

2.3.3. Quan điểm về lợi ích và tác dụng của nghiên cứu khoa học

Quan điểm về lợi ích cụ thể NCKH mang lại cho HV phụ thuộc vào mỗi người. Để có được đánh giá khách quan và đầy đủ hơn, khảo sát thu thập quan điểm của HV về lợi ích đối với chính bản thân họ và quan điểm của GV, CBQL về lợi ích đối với HV nói chung.

Các lợi ích được đề xuất với 5 thang đánh giá, mức độ lợi ích lớn nhất là 5, giảm dần đến 1, tương ứng với mức điểm số để tính điểm trung bình X cho mỗi lợi ích. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3. Quan điểm về lợi ích của hoạt động NCKH

STT Lợi ích của hoạt động NCKH

Mức độ lợi ích (% câu trả lời)

(5 là mức độ lợi ích lớn nhất, giảm dần đến 1) GV, CBQL HV 5 4 3 2 1 X 5 4 3 2 1 X 1 Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học 64,9 24,3 10,8 - - 4,54 68,8 10,4 18,8 2,1 - 4,46 2 Mở rộng và cập nhật thêm kiến thức mới 56,8 29,7 13,5 - - 4,43 59,4 25,0 14,6 1,0 - 4,43 3

Nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống

37,8 48,6 13,5 - - 4,24 50,0 25,0 24,0 1,0 - 4,24

4

Nâng cao trình độ ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin

29,7 35,1 35,1 - - 3,95 30,2 15,6 44,8 9,4 - 3,67

5

Tăng cường các kỹ năng bổ trợ (làm việc nhóm, năng lực tư duy logic, lập luận, …) 37,8 56,8 5,4 - - 4,32 49,0 24,0 27,1 - - 4,22 6 Rèn luyện kỹ năng tự học và nghiên cứu độc lập 59,5 32,4 8,1 - - 4,51 65,6 17,7 15,6 1,0 - 4,48 7 Rèn luyện các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành

62,2 32,4 5,4 - - 4,57 64,6 8,3 22,9 4,2 - 4,33

8 Rèn luyện phương pháp học

STT Lợi ích của hoạt động NCKH

Mức độ lợi ích (% câu trả lời)

(5 là mức độ lợi ích lớn nhất, giảm dần đến 1)

GV, CBQL HV

5 4 3 2 1 X 5 4 3 2 1 X

9

Tăng khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn đời sống và công việc

32,4 37,8 29,7 - - 4,03 46,9 16,7 32,3 4,2 - 4,06

10

Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực khi thực hiện công việc

51,4 37,8 10,8 - - 4,41 49,0 20,8 29,2 1,0 - 4,18

Những con số ở bảng trên cho thấy, giữa HV và GV có quan điểm khá tương đồng về những lợi ích mà NCKH đem lại cho HV, khi mà cả hai bên đều cho rằng 4 lợi ích lớn nhất là: (i) Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học; (ii) Mở rộng và cập nhật thêm kiến thức mới; (iii) Rèn luyện kỹ năng tự học và nghiên cứu độc lập; (iv) Rèn luyện các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành. Đây chính là những khía cạnh liên quan và có tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các chương trình ở Khoa.

Tuy nhiên, quan điểm về mức lợi ích thấp lại có sự khác biệt khi GV đánh giá khơng có lợi ích nào thấp, trong khi lại có một số HV cho rằng có những lợi ích chỉ ở mức độ thấp, chẳng hạn như “Nâng cao trình độ ngoại ngữ và ứng dụng cơng nghệ thông tin” (18 HV, 9,4%). Con số này phần nào phản ánh thực tế là một bộ phận HV chưa thực sự tận dụng những điểm mạnh của công nghệ thông tin trong khi lĩnh vực này liên tục có những giải pháp tiến bộ giải phóng cho con người rất nhiều thời gian và sức lao động. Bên cạnh đó là việc người học chưa quan tâm sử dụng những nguồn tư liệu, tài liệu bằng tiếng nước ngồi rất phong phú cho nghiên cứu của mình nên chưa thấy được lợi ích về khả năng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bản thân.

Một điểm đáng lưu ý là quan điểm liên quan đến vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. Trong khi GV và CBQL chú trọng vấn đề này khi đánh giá cao lợi ích “Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực khi thực hiện công việc” (4,41 điểm, xếp hạng 5/10), thì HV lại chưa thực sự nhận thức và quan tâm đến vấn đề này (4,18 điểm, xếp hạng 8/10). Thực tế, cùng với tính cẩu thả, qua quýt, thái độ đối phó khi thực hiện nhiệm vụ, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ HV có thói quen sử dụng các tài liệu, tư liệu của người khác mà chưa có trích dẫn nguồn phù hợp theo quy định. GV cùng đội ngũ CBQL bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho HV cũng cần có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn để cải thiện tình trạng này.

Thực hiện NCKH là biện pháp trực tiếp giúp cho HV tăng cường năng lực nghiên cứu, và với mỗi hình thức thì tác dụng lại được nhìn nhận ở mức độ khác nhau.

Bảng 2.4. Quan điểm về tác dụng tăng cường năng lực NCKH

STT Hình thức NCKH Mức độ tác dụng (% câu trả lời) (5 là mức độ tác dụng lớn nhất, giảm dần đến 1) GV, CBQL HV 5 4 3 2 1 X 5 4 3 2 1 X 1 Làm bài tập nhóm 25,0 33,3 33,3 6,3 2,1 4,00 25,0 33,3 33,3 6,3 2,1 3,73 2 Làm bài tập lớn/tiểu luận kết thúc học phần 31,3 40,6 24,0 4,2 - 4,22 31,3 40,6 24,0 4,2 - 3,99

3 Viết báo cáo thực địa 29,2 40,6 24,0 6,3 - 4,27 29,2 40,6 24,0 6,3 - 3,93

4 Tham dự seminar khoa

học 32,3 39,6 22,9 5,2 - 4,32 32,3 39,6 22,9 5,2 - 3,99

5

Viết báo cáo chuyên đề/bài tham luận/bài đăng kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học

36,5 40,6 19,8 3,1 - 4,49 43,8 33,3 19,8 3,1 - 4,18

6

Thực hiện đề tài nghiên cứu trong các chương trình học bổng

42,7 31,3 19,8 6,3 - 4,27 42,7 31,3 19,8 6,3 - 4,10

7 Tham gia các cuộc thi

sáng tạo, NCKH 42,7 31,3 19,8 4,2 2,1 3,89 43,8 30,2 19,8 4,2 2,1 4,09

8

Viết bài báo khoa học (đăng báo, tạp chí, tập san) 45,8 39,6 10,4 4,2 - 4,49 52,1 33,3 10,4 4,2 - 4,33 9 Thực hiện dự án/đề tài/chương trình khoa học công nghệ 49,0 34,4 12,5 4,2 - 4,30 37,5 45,8 12,5 4,2 - 4,17 10 Thực hiện đồ án/luận văn tốt nghiệp 52,1 34,4 11,5 2,1 - 4,59 52,1 34,4 11,5 2,1 - 4,36

11 Tham gia viết/biên

soạn sách/giáo trình 45,8 30,2 19,8 3,1 1,0 3,86 45,8 30,2 19,8 3,1 1,0 4,17

Trong Bảng 2.4, tương tự như đối với lợi ích của NCKH, các mức độ tác dụng được đánh giá ở 5 thang điểm với mức độ giảm dần. Ở đây, GV và HV cũng thể hiện sự nhất quán qua đánh giá việc “Thực hiện luận văn tốt nghiệp” là hình thức có mức độ tác dụng lớn nhất. Luận văn là “cơng trình” nghiên cứu dày dặn và cơng phu nhất của HV trong suốt quá trình học tập trong một chương trình đào tạo. Với chương trình thạc sĩ, luận văn phải được thực hiện ít nhất trong 6 tháng, với mức độ yêu cầu khá cao về khối lượng công việc thực hiện và hàm lượng khoa học, bởi vậy nên hồn tồn dễ hiểu khi hình thức này được đánh giá cao nhất. Tiếp đến là “Viết bài báo khoa học” và “Viết báo cáo chuyên đề/bài tham luận/bài đăng kỉ

yếu hội nghị, hội thảo khoa học”. Đây là hai hình thức mà HV có rất nhiều cơ hội tự do tham gia, nên có thể được khuyến khích để HV có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu.

“Làm bài tập nhóm” là hình thức HV đánh giá thấp nhất với 3,73 điểm, tiếp đến là “Viết báo cáo thực địa” với 3,93 điểm. Theo kết quả khảo sát sẽ đề cập ở Mục 2.3.4, hai loại bài tập này lần lượt có tới gần 10% và 23% số HV được khảo sát không thực hiện trong khi đây là hình thức kiểm tra đánh giá trong CTĐT. Như vậy rõ ràng là tác dụng tăng cường năng lực nghiên cứu của hai hình thức này khơng thể phát huy khi chúng không được HV thực hiện đầy đủ. Điều này trái với mục tiêu đào tạo của học phần, cũng như kỳ vọng của GV về việc HV phát huy được sự tích cực, chủ động, sáng tạo khi thực hiện loại bài tập này chứ không phải là ỷ lại vào các bạn trong nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 50 - 53)