3.2. Các biện pháp quản lý đề xuất
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng chiến lược và các kế hoạch theo niên hạn cho công
nghiên cứu khoa học
Mục tiêu: NCKH là yếu tố song hành của quá trình đào tạo, là một trong
những trụ cột làm nên chất lượng của cơ sở GDĐH. Việc xây dựng chiến lược và các kế hoạch cho hoạt động NCKH nhằm làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động quản lý tiếp theo, phù hợp với tình hình của đơn vị và đặc thù của các chương trình đào tạo liên ngành của Khoa.
Cách thực hiện: Đối với Khoa, mục tiêu chiến lược là đến năm 2025 trở thành một đơn vị đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên ngành và đến năm 2035 trở thành một trường đại học có vị thế trong hệ thống giáo dục Việt Nam, có thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu các khoa học liên ngành, liên lĩnh vực. Các mục tiêu cụ thể được đặt ra là phát triển NCKH, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ đào tạo và phát triển khoa học liên ngành ở ĐHQGHN song song với hồn thiện và phát triển cơng tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có tư duy và cách tiếp cận liên ngành, góp phần vào định hướng phát triển các khoa học liên ngành ở ĐHQGHN. Tuy vậy, hiện nay NCKH của HV chủ yếu thông qua hoạt động đào tạo, là những bài tập nằm trong chương trình đào tạo chứ chưa có những đề tài nghiên cứu độc lập, tách rời chương trình đào tạo được đăng kí với Khoa; chưa có nguồn kinh phí dành riêng cho hoạt động NCKH của HV. Như vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Khoa cần phải có định hướng chiến lược cụ thể và lập các kế hoạch để phát triển NCKH theo các bước sau:
- Đặt cho NCKH của HV một vị trí trong tổng thể hoạt động KH&CN của Khoa; - Dành riêng cho hoạt động này khoản kinh phí từ nguồn ngân sách dành cho hoạt động KH&CN của Khoa (không phụ thuộc vào các nguồn hỗ trợ, tài trợ khác). Thực hiện đúng quy định về trích tỉ lệ 3% kinh phí từ nguồn thu học phí hàng năm cho hoạt động NCKH của HV;
- Huy động nhân lực và quán triệt tinh thần chung rằng tất cả nhân sự của Khoa đều có “bổn phận” giúp đỡ, hỗ trợ HV trong suốt quá trình, học tập và nghiên cứu.
- Để cụ thể hóa định hướng phát triển, cần xây dựng chiến lược và các kế hoạch (dài hạn, trung hạn và hàng năm) cho cơng tác NCKH của Khoa nói chung và cho HV nói riêng, có tọa đàm sớm về cơ chế và phương pháp tìm nguồn lực (tài chính, con người) để triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu liên ngành (nguồn quốc tế, chính phủ, phi chính phủ, nguồn của ĐHQGHN…). Đồng thời, lập phương án để nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý trong bối cảnh phát triển của Khoa. Bland và Ruffin [43] đã liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH và cấu thành một mơi trường nghiên cứu hiệu quả, trong đó đề cập “đội ngũ lãnh đạo và cán bộ có kinh nghiệm và năng lực mong muốn trong lĩnh vực nghiên cứu để triển khai những cơ cấu tổ chức thích hợp và ứng dụng những phương thức quản lý mang tính chia sẻ”. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ là một trong những cách để chuyên biệt hóa và chuyên nghiệp hóa quản lý hoạt động nghiên cứu trong cơ sở đào tạo.