Biện pháp 5: Tạo hứng thú và động cơ tham gia nghiên cứu khoa học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 93)

3.2. Các biện pháp quản lý đề xuất

3.2.5. Biện pháp 5: Tạo hứng thú và động cơ tham gia nghiên cứu khoa học cho

học viên

Mục tiêu: Có câu nói rằng “Khi muốn người ta tìm cách, khi khơng muốn

người ta tìm lý do” hoặc “Người bi quan ln tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội, người lạc quan ln nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn”. HV chính là chủ thể của hoạt động NCKH, vậy phải làm thế nào để HV ln nhìn thấy

cơ hội và tìm cách để vượt qua những khó khăn, rào cản khi thực hiện hoạt động

NCKH? Lý thuyết đề cập ở Chương 1 cho biết: “Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ đối với tính tích cực cá nhân (...) Nhờ có hứng thú mà mỗi cá nhân có thể vượt qua được khó khăn trở ngại trong hoạt động để đạt được mục đích đã đặt ra”. Hứng thú chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng để HV tích cực triển khai và hồn thành tốt hoạt động NCKH. Nhưng kết quả khảo sát ở Chương 2 lại chỉ ra rằng, có tới trên 30% HV ít hứng thú hoặc chưa hứng thú với hoạt động NCKH trong khi hứng thú chính là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ 2 đến hoạt động này. Tạo hứng thú và động cơ cho HV để thay vì thực hiện do nghĩa vụ, họ sẽ tích cực tham gia và say mê NCKH.

Cách thực hiện: Phịng Đào tạo và Cơng tác sinh viên là đầu mối thực hiện,

phối hợp với các phòng, trung tâm và GV.

- Nỗ lực sáng tạo ra những hoạt động mới mẻ, hấp dẫn: Trong cuốn Tâm lý học giáo dục, các tác giả cho rằng “Thông thường, con người chỉ hứng thú với

những cái mới, những cái còn chưa ai biết, chưa được khám phá. Chỉ có làm cho con người thấy được cái mới, cái phong phú nhiều màu nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động của mình thì mới có thể hình thành những hứng thú vững chắc được” [24]. Như vậy, để HV có được hứng thú với NCKH thì trước hết, Khoa cần nỗ lực sáng tạo ra những hoạt động mới mẻ, hấp dẫn dành cho HV về mặt nội dung cũng như hình thức, phương pháp tổ chức, đồng thời khơi gợi sự sáng tạo và mong muốn của HV trong việc tìm tịi những điều mới mẻ để đi đến nghiên cứu.

VD: Hội thảo định hướng nghiên cứu: thay vì chỉ GV và cựu HV đọc tham luận, thì có thể u cầu HV (hoặc nhóm HV) chuẩn bị và trình bày tham luận, hay chính là một nghiên cứu nhỏ để nhận được sự góp ý, nhận xét của các GV, coi đó như một nghiên cứu mẫu, một ví dụ điển hình cho HV tham khảo; sáng tạo ra những trò chơi để người học ghi nhớ thông tin và thực hành…

- Hướng HV vào các nghiên cứu mang tính chất vì cộng đồng: Một đặc

điểm tâm lý khác của con người là “thường hứng thú với những hoạt động được nhiều người tán thưởng khi thấy nó đem lại lợi ích cho xã hội và thỏa mãn những nguyện vọng của cá nhân” [24]. Nghiên cứu vì cộng đồng chính là một trong những mục đích cao cả của hoạt động NCKH. Hiện nay, các nghiên cứu mang tính chất vì cộng đồng ngày càng được chú trọng, chẳng hạn như những dự báo, dự tính cho tương lai, giải pháp phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người, bảo vệ mơi trường, chăm sóc sức khỏe… Ý nghĩa đối với cộng đồng, đối với xã hội mà các hoạt động đem lại đóng vai trị tích cực khiến HV hứng thú và thúc đẩy họ hướng tới các mục tiêu của hoạt động nghiên cứu.

- Quan tâm và nhận biết được nguyện vọng của từng cá nhân HV: Sự cá thể

hóa nhu cầu nghiên cứu của HV là cơ sở để Khoa có thể có những định hướng phù hợp và triển khai tổ chức các hoạt động NCKH. Chủ đề của các nghiên cứu cần được mở rộng hơn nữa, phủ rộng ra nhiều mảng xã hội như giáo dục, tâm lý,.... bởi những HV đang làm trong ngành cơng tác xã hội sẽ khơng có hứng thú nhiều với các hoạt động NCKH liên quan đến biến đổi khí hậu hay sinh thái, tài nguyên... Hơn nữa, đa phần HV của Khoa là những người hiện đang công tác tại các đơn vị, vấn đề về quỹ thời gian dành cho nghiên cứu là trở ngại lớn nhất đối với họ. Do đó, để thúc đẩy học viên dành quỹ thời gian phù hợp tham gia hoạt động NCKH của Khoa thì hoạt động NCKH đó phải phù hợp với đối tượng, mang lại cơ hội và lợi ích thiết thực cho họ. Dựa trên từng đặc thù vị trí cơng tác của từng HV, Khoa nên có các định hướng cụ thể trong việc xác định đề tài nghiên cứu. Từ đó, hướng dẫn các HV gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các GV hướng dẫn đối với từng nhóm đề tài (như về chính sách; về cơng nghệ, kỹ thuật; về mơ hình…). Khi đề tài nghiên cứu có sự gắn kết chặt chẽ với cơng việc và nguyện vọng của HV thì mức độ hứng thú sẽ cao hơn và tính hiệu quả sẽ lớn hơn.

- Nhận biết những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ thực hiện NCKH của HV: Trong trường học, cả động cơ bên trong và động cơ bên ngồi đều rất quan

trọng. Vì vậy, cần khuyến khích và ni dưỡng những động cơ bên trong, trong khi đảm bảo những động cơ bên ngoài cũng hỗ trợ việc học tập (Brophy, 1988 Ryan và Deci, 1996, dẫn theo [24]). Qua trao đổi trực tiếp, một số HV cho biết họ thực hiện các nghiên cứu (chủ yếu trong chương trình đào tạo) là vì nghĩa vụ, là làm cho xong để tốt nghiệp, để hồn thành nhiệm vụ được giao chứ khơng phải xuất phát từ mong muốn của bản thân với nghiên cứu. Vì vậy, bên cạnh việc thay đổi và làm phong phú hình thức tổ chức, chủ đề của các nghiên cứu thì cần phải lơi kéo, thu hút HV tham gia vào các nghiên cứu bằng cách cho họ thấy được những lợi ích của hoạt động này, để từng bước biến việc thực hiện nghiên cứu thành “động cơ trong” của họ. Và “khi hành vi được thúc đẩy từ bên trong, chúng ta không cần đến sự khuyến khích hay trừng phạt, bởi vì chính hoạt động là một phần thưởng [24]. Cần giúp cho HV có động cơ tâm lý hăng say và kiên nhẫn tìm tịi, quyết tâm làm lại từ đầu nếu lỡ sai, đây là một động cơ cần (và có khi đủ) để đi vào NCKH dù chỉ là nghiên cứu nhỏ trong một học phần. Phải làm cho HV hiểu rằng, dù sau này họ không đi theo con đường NCKH nữa thì việc học nghiên cứu này cũng khơng thành vơ ích, mà tập nghiên cứu là tập cách giải quyết những vấn đề của cuộc sống một cách khoa học.

- Có các chính sách tạo động lực cho HV tham gia NCKH: Xây dựng và thực hiện chế độ khen thưởng đối với thành tích NCKH của HV là một trong những biện pháp thúc đẩy động cơ NCKH. Thuyết hành vi và động cơ cho rằng, phần thưởng và sự khuyến khích có tác động củng cố hành vi và hình thành thói quen hành vi theo hướng mà chủ thể nhận được sự cơng nhận đó. Phần thưởng hay sự khuyến khích sẽ có tác động kích thích duy trì hành vi mong muốn. Thực hiện khen thưởng sẽ có tác dụng điều chỉnh hành vi học tập thơng qua động cơ bên ngồi. Như vậy, song song với việc thúc đẩy NCKH trở thành “động cơ trong” của HV, cần tác động đối với động cơ bên ngồi, khuyến khích và thúc đẩy HV tham gia NCKH thơng qua việc thực hiện các chính sách phù hợp.

Các chính sách tạo động lực khác có thể được áp dụng: Lựa chọn các HV có khả năng triển vọng nghiên cứu, giới thiệu vào những đề tài lớn hơn; Bồi dưỡng và giới thiệu tiếp tục học lên cao hơn tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài; Hỗ trợ HV sử dụng những kết quả nghiên cứu trong đề tài của họ để tham dự các hội thảo, seminar khoa học, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của

mình và có cơ hội phát triển nghiên cứu; Hỗ trợ công bố các kết quả nghiên cứu có chất lượng trên các tạp chí, ấn phẩm danh tiếng; hỗ trợ tài chính cho các nghiên cứu; Phối hợp với mạng lưới đối tác hỗ trợ việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu… Việc các cơng trình nghiên cứu, các sản phẩm trí tuệ được thương mại hóa khiến HV cảm thấy ý nghĩa thực sự trong những cơng trình nghiên cứu của mình vì được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chào đón và ứng dụng vào cuộc sống, từ đó, thúc đẩy họ tiếp tục cơng việc nghiên cứu.

- Tạo mọi điều kiện để HV tiếp cận với NCKH: Như đã đề cập ở phần 3.2.2,

sự hình thành khơng gian NCKH sẽ có thể khơi gợi niềm đam mê khoa học ở HV. Họ sẽ dần có được hứng thú đối với NCKH khi được học tập trong không gian khoa học, được thường xuyên tiếp xúc với các hoạt động nghiên cứu. Thu hút HV tham gia vào các đề tài, dự án của GV và/hoặc các nhóm nghiên cứu sẽ cho phép HV tập dượt làm nghiên cứu, dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của GV, và dần có được cảm xúc đúng đắn, tích cực đối với hoạt động này, cho đến khi “hoạt động tự nó lơi cuốn và kích thích, khơng phụ thuộc vào các động cơ khác” thì NCKH đã trở thành hứng thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 93)