Biện pháp 3: Điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường học phần hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 82 - 84)

3.2. Các biện pháp quản lý đề xuất

3.2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường học phần hoặc

hợp nội dung liên quan đến nghiên cứu khoa học trong chương trình

Mục tiêu: Để đẩy mạnh hoạt động NCKH của HV, cần có những điều chỉnh

ngay từ trong cấu trúc, trong hoạt động đào tạo và phương pháp giảng dạy của từng chương trình đào tạo, từng học phần. Chương trình đào tạo cần được cấu trúc hợp lý để bên cạnh mục tiêu hỗ trợ tăng cường kiến thức cịn có khả năng phát triển kỹ năng nghiên cứu cho HV.

Cách thực hiện: Phịng Đào tạo và Cơng tác sinh viên chủ trì, phối hợp với

các GV thực hiện những công việc sau:

- Điều chỉnh chương trình đào tạo (đối với chương trình đang triển khai)

hoặc xây dựng chương trình đào tạo (đối với chương trình mở mới) theo hướng tăng cường các hình thức NCKH. Duy trì/bổ sung những học phần có tác dụng bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản trong NCKH, đặc biệt là khoa học liên ngành như “Các phương pháp nghiên cứu trong khoa học liên ngành”, “Thống kê ứng dụng”…Đối với từng học phần, trong quá trình xây dựng đề cương chi tiết, tăng cường các yêu cầu, hình thức NCKH từ lý thuyết, thực hành đến kiểm tra đánh giá… Nếu được cấu trúc tốt, NCKH của HV sẽ nằm ngay trong hoạt động đào tạo của chương trình. Từ yêu cầu của chương trình đào tạo, của học phần, hoạt động này sẽ bắt nguồn từ những việc nhỏ như HV tự tìm đọc tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, trao đổi với nhau và với GV ở các nhóm, các diễn đàn cho đến việc thực hiện các bài tập nhóm, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp… hay các đề tài nghiên cứu độc lập. Kết quả khảo sát ở Chương 2 cho thấy dù khơng được đánh giá cao so với các hình thức NCKH khác nhưng HV được rèn luyện đáng kể thông qua việc thực hiện các bài tập của học phần, từ cách tìm kiếm, sử dụng nguồn tư liệu, tổng kết tài liệu, xác định vấn đề nghiên cứu, phương pháp thực hiện, làm việc nhóm, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu… Một bài tiểu luận kết thúc học phần có thể chưa hồn thiện về kết quả nhưng thể hiện được sự đầu tư của tác giả vào việc tìm

tịi, vận dụng các phương pháp NCKH... như vậy có thể coi là phần nào đã đạt được mục tiêu của học phần và của chương trình đào tạo.

- Lồng ghép NCKH vào chương trình đào tạo ngay từ những học phần đầu tiên. Đặc biệt, học phần “Các phương pháp nghiên cứu trong khoa học liên ngành”

nên được cân nhắc là học phần tiên quyết và cần được triển khai sớm để HV được trang bị kiến thức cơ bản cho việc thực hiện nghiên cứu khoa học liên ngành. Đối với học phần “Thống kê ứng dụng”, dù không phải là những học phần bắt buộc nhưng Khoa nên khuyến khích HV lựa chọn các học phần này. Bên cạnh đó, trong cùng thời gian tổ chức các học phần đầu, Khoa cần đẩy mạnh công tác tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng trong NCKH: Phối hợp với Trung tâm Thông tin – Thư viện của ĐQHGHN và các chuyên gia phổ biến, trang bị cho HV kỹ năng sử dụng các phần mềm, các công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu như thư viện điện tử, phần mềm thống kê xã hội học SPSS, phần mềm trích dẫn Endnote, Mendeley… cũng như phương pháp viết bài báo khoa học, kinh nghiệm trong việc công bố các kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm trong nước và quốc tế.

- Xây dựng giáo án của từng học phần có hướng dẫn và yêu cầu HV thực hiện các bài tập mang tính nghiên cứu. Việc thực hiện những bài tập dạng này sẽ

giúp HV rèn luyện các phương pháp nghiên cứu, hình thành năng lực tư duy, lập luận, kỹ năng làm việc nhóm đồng thời rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu. Tuy đi sâu vào một chuyên ngành, nhưng do sự thay đổi rất nhanh của xã hội và khoa học công nghệ, việc rèn luyện khả năng tự học trong đào tạo thạc sĩ là một yêu cầu lớn. GV cần định hướng cho HV ngay trong q trình giảng dạy. Thơng qua nội dung học phần, với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với các hoạt động khoa học trong và ngoài giờ giảng, GV hồn tồn có thể giúp HV rèn luyện NCKH.

- Định hướng HV nghiên cứu những chủ đề, đề tài mang tính liên ngành,

phù hợp với tính chất và mục tiêu của các chương trình đào tạo của Khoa. Với việc từng bước thực hiện các nghiên cứu liên ngành từ những nghiên cứu nhỏ, HV sẽ dần làm quen và luyện tập để thực hiện những nghiên cứu lớn hơn và chuẩn bị vững vàng cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp- một nghiên cứu liên ngành quan trọng và có tính chất quyết định trong các chương trình đào tạo tại Khoa. Hiện nay, trong các chương trình đào tạo của Khoa, học phần “Thực địa liên ngành” là một học

phần đặc thù được xây dựng giúp HV làm quen và tập dượt với nghiên cứu liên ngành. Từ khi bắt đầu triển khai đến nay, các hoạt động thực địa liên ngành của Khoa được phần lớn HV đánh giá cao, cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện và chú trọng nội dung cũng như công tác tổ chức các hoạt động này để đạt hiệu quả cao hơn.

- Tăng cường lồng ghép NCKH vào kiểm tra đánh giá các học phần sẽ thực

sự đem lại hiệu quả cho việc thúc đẩy hoạt động NCKH của HV. Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá và công tác kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện bài bản và chặt chẽ để kiểm sốt việc HV có thực sự thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, của học phần hay không. Đối với dạng bài tập nhóm và báo cáo thực địa, không chỉ một, hai HV chịu trách nhiệm đại diện cho cả nhóm viết báo cáo và thuyết trình trong khi các thành viên khác trong nhóm chỉ cần có tên là có điểm, mà mỗi HV cần phải có sự tham gia tích cực hồn thành phần việc mình được phân cơng và phải đọc, hiểu báo cáo tổng thể của nhóm, phải tham gia trả lời các câu hỏi của GV hoặc có thể yêu cầu mỗi cá nhân phải có một báo cáo riêng. Như vậy, câu chuyện ở đây liên quan đến cả ý thức của HV và vai trò của GV trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu này.

- Quy định bắt buộc HV tham gia 1-2 seminar khoa học do Khoa tổ chức

trong quá trình học tập và được tính điểm như một đầu điểm của học phần. Định kì 2 tháng, Khoa tổ chức các buổi seminar khoa học liên ngành. Tại đây, các GV, cộng tác viên, cựu HV đến chia sẻ về những vấn đề mang tính thời sự, những nghiên cứu mới, những kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu liên ngành…với đối tượng người tham dự là đông đảo nhà nghiên cứu, GV, HV trong và ngồi đơn vị. HV sẽ có ý thức đến các buổi seminar, ban đầu như nghĩa vụ học tập, để rồi dần dà việc tham gia có thể trở thành mong muốn tự thân của HV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)