Biện pháp 4: Đẩy mạnh vai trò của giảng viên đối với hoạt động nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 84 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý đề xuất

3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh vai trò của giảng viên đối với hoạt động nghiên

khoa học của học viên

Mục tiêu: Trong hoạt động NCKH của HV thì GV là người có vai trị đặc

biệt quan trọng. Theo kết quả khảo sát ở Chương 2, hai yếu tố thuộc về GV (“năng lực chuyên môn và kinh nghiệm” và “Tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình”) được đánh giá có sức ảnh hưởng lớn thứ 3 và 4 trong số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của HV. Biện pháp quản lý nhằm mục tiêu tác động để bên cạnh

vai trị truyền thơng tin về tri thức khoa học, GV sẽ là “người truyền cảm hứng về trí tuệ, cả niềm say mê học thuật, phương pháp và phong cách, tư tưởng và đạo đức trong lao động khoa học” cho người học [3].

Cách thực hiện: Để tăng cường vai trị của giảng viên thì bên cạnh vai trị tổ

chức và điều phối các hoạt động dạy-học và nghiên cứu của đơn vị cịn cần có sự chủ động của giảng viên và sự phối hợp tích cực và chủ động của người học.

- Biện pháp chung:

+ Lựa chọn GV để giao trách nhiệm giảng dạy/ hướng dẫn cho HV: Công

việc này cần được thực hiện chặt chẽ ngay từ đầu. Khoa tích cực tìm kiếm, lựa chọn, bổ sung vào mạng lưới GV, cộng tác viên những người có chun mơn khoa học và kinh nghiệm. Đồng thời, GV tham gia giảng dạy, hướng dẫn phải là người có năng lực NCKH và đam mê NCKH, có cơng trình nghiên cứu chun sâu ở lĩnh vực mình giảng dạy, hướng dẫn.

+ Đẩy mạnh các hoạt động kết nối GV – HV: Khoa cần chủ động phối hợp

với GV trong việc bồi dưỡng, động viên, khuyến khích HV tham gia NCKH; Thường xuyên cập nhật, phổ biến rộng rãi các hướng nghiên cứu, đề tài, dự án khoa học của GV để HV tham gia; Giới thiệu HV với GV để thảo luận, trao đổi về các dự định, dự án nghiên cứu. Hiện nay, đối với mỗi khóa học, Khoa vẫn duy trì tổ chức Hội thảo định hướng nghiên cứu cho HV, có sự tham gia của các GV giảng dạy các học phần và các GV thực hiện công tác hướng dẫn, đánh giá luận văn tốt nghiệp, nhằm giúp trang bị cho HV kỹ năng và kinh nghiệm triển khai nghiên cứu liên ngành, được định hướng tốt hơn cho nghiên cứu của cá nhân, và tìm được người hướng dẫn phù hợp, đặc biệt để bước vào giai đoạn chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp. Thông qua hội thảo, các “Trị” đã tìm được “Thầy” và ngược lại, nhiều “Thầy” đã tìm được “Trị” phù hợp với tiêu chí, mong muốn, nguyện vọng của mình. Cơng tác tổ chức hội thảo luôn được cải tiến hàng năm để thu hút sự tham gia của HV và đạt hiệu quả cao hơn.

+ Tăng cường phân công GV đồng hướng dẫn: Với đặc thù liên ngành trong

các chương trình đào tạo và trong định hướng phát triển NCKH của Khoa, các vấn đề nghiên cứu địi hỏi có sự đa dạng trong cách tiếp cận. Bởi vậy, sự đồng hướng dẫn cho các nghiên cứu cần được chú trọng. Mỗi GV có một “thế mạnh” riêng theo

chun mơn sâu của mình sẽ kết hợp với GV kia, mang đến các cách nhìn đa chiều để mỗi vấn đề nghiên cứu được phân tích ở các chiều cạnh khác nhau, và rồi được kết nối với nhau để tạo ra kết quả - một bức tranh tổng thể. Chẳng hạn đối với đề tài “Ứng dụng viễn thám đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác thủy hải sản ở vùng biển Tây Nam” thì rất cần có hai GV đồng hướng dẫn: một người chuyên về viễn thám, một người chuyên về thủy sản và trong đó ít nhất một người có kiến thức sâu về khí tượng, khí hậu học.

+ Phối hợp chặt chẽ với GV trong quá trình triển khai nghiên cứu của HV:

Đối với học chế tín chỉ, sự chủ động của GV ln được đề cao. Tuy vậy, vẫn cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của đơn vị với GV trong quá trình học tập, nghiên cứu của HV để đảm bảo đúng quy định về thời gian, phù hợp với định hướng của chương trình đào tạo.

- Đối với GV: Khoa cần tổ chức những buổi gặp gỡ, làm việc với các GV phụ trách giảng dạy các học phần và/hoặc hướng dẫn để trao đổi thông tin và truyền tải thơng điệp về vai trị, trách nhiệm của GV đối với hoạt động NCKH của HV và chất lượng đào tạo. Cụ thể, trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn HV thực hiện nghiên cứu, GV cần lưu ý những điểm sau sau:

+ GV “phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học, không chỉ biểu hiện ở bằng

cấp, học vị, học hàm mà phải là người thực sự nghiên cứu” [3]. Nghiên cứu là để nuôi dưỡng cho dạy học, đưa vào giảng dạy những hiểu biết mới nhất. Nếu GV không quan tâm thực hiện NCKH thì khơng thể thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn của mình, bởi như một GV từng phát biểu: “Với sự tiến triển của khoa học trong ba bốn thập kỷ qua, một GV bỏ bê sự nghiên cứu sẽ tệ hơn một cái đĩa hát cũ, cứ lặp lại những kiến thức có khi đã hết giá trị.” Đối với người GV, nghiên cứu cịn để phục vụ cho giảng dạy, nếu chính bản thân GV khơng nghiên cứu thì khơng thể dìu dắt học trị làm nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là viết ra một khám phá khoa học mới của cá nhân, mà muốn khám phá thì phải tìm tòi, phải NCKH. Đối với GV đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn luận văn thạc sĩ thì cịn cần có những cơng trình khoa học đã được cơng bố phù hợp với định hướng chuyên môn của đề tài hướng dẫn cho học viên [11].

quyết tâm chứ không chỉ đơn thuần là người truyền kiến thức. Trong câu chuyện về

lồng ghép NCKH vào trong chương trình đào tạo ở phần 3.2.3, đơn vị đào tạo đưa ra cấu trúc, còn GV mới là người triển khai cấu trúc đó, từ việc định hướng nghiên cứu, đưa ra những yêu cầu đối với HV về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, cho đến khâu kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của HV. Quan điểm tăng tiến về năng lực cho rằng năng lực là khơng ổn định và có thể điều khiển được- kỹ năng và kiến thức luôn được mở rộng và phát triển (Dvveck và Bempechat, 1983, dẫn theo [24]). Bằng việc lao động, nghiên cứu, thực hành chăm chỉ, kiến thức có thể được tăng dần lên, vì vậy, năng lực có thể được nâng lên. Kết quả khảo sát ở Chương 2 đã chỉ ra rằng năng lực nghiên cứu của HV chỉ đạt mức điểm trung bình là 2,14/3. Do vậy, HV cần được định hướng và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu ngay trong từng bài giảng của GV, từng học phần của chương trình đào tạo. Cơng việc này địi hỏi sự tham gia nhiệt tình và trách nhiệm của GV phụ trách học phần, thông qua việc định hướng, dẫn dắt HV thực hiện các yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp của học phần. Bằng cách tích cực đổi mới hoạt động dạy - học, GV sẽ thu hút HV tham gia vào bài giảng của mình một cách tự nhiên, sinh động, linh hoạt để qua đó tập dượt cho HV từ cách phát hiện vấn đề, tìm ra mâu thuẫn cho đến cách thu thập, xử lý thông tin… GV phụ trách học phần “Các phương pháp nghiên cứu trong khoa học liên ngành” (hay học phần “Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu môi trường trong phát triển bền vững”) cần phát huy triệt để vai trò của học phần để HV nắm được những kiến thức căn bản và HV phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của học phần này. GV là người dẫn dắt, hướng dẫn việc học bằng các yêu cầu, để việc học thành tự học, thành tự quản và thành sáng tạo, một hình thức rất tích cực của việc học. Làm cho HV thấy rằng, học một cách thụ động thì dễ hơn và ít tốn cơng sức hơn là học một cách tích cực và lăn xả vào tự nghiên cứu, nhưng học tích cực sẽ thú vị và hiệu quả hơn nhiều.

+ GV chủ động khai thác, tìm kiếm và lựa chọn từ những nghiên cứu nhỏ của HV để phát triển các nghiên cứu. Ngay từ giai đoạn tổ chức các học phần, GV

là người có thể đưa ra hướng dẫn cách tiếp cận với NCKH, định hướng nghiên cứu cho HV. GV với tư cách nhà khoa học cần phải đem vào trong mỗi bài giảng của mình những tư tưởng khoa học, giúp cho người học nhận ra trong mỗi bài giảng của thầy, cô những ý tưởng sáng tạo, những cái mới trong phương pháp tiếp cận,

phương pháp nghiên cứu và phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu… để áp dụng vào nghiên cứu của mình. Qua đó, GV có thể phát hiện các nghiên cứu nhỏ (từ tiểu luận, báo cáo cá nhân) có tính mới và tính khoa học cao để khuyến khích và hỗ trợ HV phát triển thành một nghiên cứu lớn hơn hoặc luận văn tốt nghiệp. Hoặc có thể khuyến khích HV làm báo cáo/ bài báo khoa học từ kết quả của báo cáo học phần Thực địa liên ngành để có thể phổ biến rộng rãi kết quả nghiên cứu và tăng ý nghĩa, khả năng áp dụng của nghiên cứu.

+ GV tạo điều kiện cho những HV tiềm năng, hăng say học tập và NCKH tham gia các đề tài/dự án của các thầy, cô. GV chính là người thúc đẩy HV tiến

hành các hoạt động nghiên cứu. Bằng cách cho phép HV tham gia vào các đề tài nghiên cứu của mình, GV vừa giúp cho HV có cơ hội tiếp cận với nghiên cứu, đồng thời vừa thực hiện vai trò hướng dẫn, hỗ trợ HV từng bước tập dượt, hồn thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu. GV lựa chọn HV để tạo lập các nhóm nghiên cứu nhỏ theo định hướng chuyên môn phù hợp. Việc tham gia các nhóm nghiên cứu sẽ giúp cho HV từng bước “dấn thân” vào NCKH.

+ GV phối hợp với Khoa để quản lý và hỗ trợ cho nghiên cứu của HV trong

từng giai đoạn. Kết quả khảo sát thể hiện ở phần 2.3.6 cho thấy, đồng thời với quỹ thời gian ít ỏi dành cho nghiên cứu, sự quyết tâm, kiên trì thực hiện tới cùng nghiên cứu là yếu tố mà HV của Khoa đang thiếu. Cùng hỗ trợ Khoa thực hiện nhiệm vụ quản lý trong khâu theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình thực hiện NCKH của HV, GV cần thể hiện vai trị của mình để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng của mỗi nghiên cứu. Hơn nữa, khi HV bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, một số khó khăn mới lộ diện: như thiếu số liệu/ biến động số liệu/ phương pháp… dẫn tới việc một số HV khơng thể thực hiện được, có người phải đổi đề tài. Việc kéo dài thời gian thực hiện nghiên cứu quá lâu làm bản thân HV nản, dẫn đến khó có thể hồn thiện đề tài đúng tiến độ, thậm chí bỏ cuộc. Đối với nghiên cứu là luận văn thạc sĩ, nhiệm vụ của GV hướng dẫn có việc “tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc học viên thực hiện kế hoạch nghiên cứu, thực hành, thực tập, hồn thành luận văn; Định kì nhận xét và báo cáo bộ mơn về tình hình, tiến độ học tập, nghiên cứu và kết quả đã đạt được của học viên” [11]. Ngồi những u cầu riêng của mình, GV cần nghiêm túc yêu cầu HV báo cáo tiến độ thực hiện nghiên cứu với Khoa (đối với luận văn thạc sĩ, yêu cầu hiện nay của Khoa là báo cáo định kì 3 tháng). GV cần có

thời gian để theo dõi, hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ cho HV đã được phân công hướng dẫn và chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng chuyên môn của nghiên cứu. Chất lượng các nghiên cứu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ làm việc, trao đổi thảo luận giữa GV và HV. Vì vậy, việc có các GV là những người tâm huyết, gắn bó, có thời gian cho học trị và cho khoa học sẽ là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy NCKH của HV.

- Đối với HV:

+ Rèn luyện tính chủ động và khuyến khích sự tương tác của HV với GV và

với bộ phận quản lý của Khoa. Sự chủ động là yêu cầu tối cần thiết đối với HV khi tiến hành nghiên cứu. Trong q trình học tập, sau khi tích lũy một số kiến thức và kinh nghiệm về lý thuyết và phương pháp, HV có thể tham gia tích cực vào các chương trình hoạt động nghiên cứu như đi quan sát thực địa, tìm giả thuyết cho nghiên cứu, thiết kế phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn, ứng dụng cơng nghệ thơng tin để phân tích thống kê các kết quả nghiên cứu, chạy thử các mơ hình... HV cần chủ động mang kinh nghiệm, các khó khăn, câu hỏi đặt ra trong q trình thực hiện chia sẻ với HV khác, với GV trên lớp. Khi đó, cùng với nhiệm vụ truyền kiến thức, GV là người giúp giải quyết khó khăn và trang bị cho HV kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu. Ngoài ra, bộ phận quản lý của Khoa cũng là nơi mà HV có thể trao đổi những thắc mắc hay vấn đề trong quá trình học tập và nghiên cứu để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, cần rèn luyện cho HV ý thức chủ động lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho hoạt động nghiên cứu của mình cũng như đảm bảo tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch đó, và GV sẽ là người đồng hành với HV trên hành trình đi đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

+ Tạo dựng sự tin tưởng và tinh thần quyết tâm ở HV: Tạo cho HV một niềm tin chắc chắn về khả năng về đích nếu nghiên cứu được thực hiện với tinh thần quyết tâm và sự đầu tư đúng đắn (về thời gian, cơng sức, tài chính nếu cần thiết). Tinh thần quyết tâm là yếu tố không thể thiếu giúp HV thực hiện thành cơng nghiên cứu của mình. Chính vì vậy, khơng được để HV rơi vào trạng thái “mất động lực”, chán nản và muốn bỏ cuộc. Cùng với sự giám sát, tác động của Khoa, GV chính là người đồng hành, động viên, hỗ trợ, hướng dẫn HV vượt qua khó khăn, trở ngại và duy trì sự quyết tâm của HV trong suốt quá trình này.

Nếu có thể liên tục rèn luyện, luận văn tốt nghiệp- sản phẩm nghiên cứu quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa- sẽ là cơng trình nghiên cứu cá nhân hồn chỉnh vì khi đó HV vừa có vốn lý thuyết, có vốn phương pháp lại có kinh nghiệm và tinh thần quyết tâm, khả năng kiên trì đủ để thực hiện nghiên cứu liên ngành có chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)