1.4.1. Khái niệm
“Quản lý hoạt động nghiên cứu trong các tổ chức là nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc đảm bảo thực hiện thành công chiến lược về NCKH và quản lý các hoạt động hàng ngày liên quan đến nghiên cứu; giám sát và điều phối các nghiên cứu cụ thể, chất lượng của các nghiên cứu đó và các yếu tố có ảnh hưởng; quản lý các nguồn hỗ trợ từ các bên”. [45]
Dựa trên tiếp cận này, quản lý hoạt động NCKH của HV là tác động của cơ
sở GDĐH lên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH, gồm định hướng chiến lược phát triển, tổ chức triển khai hoạt động NCKH của HV và quản lý môi trường NCKH thông qua việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu chiến lược mà đơn vị đề ra.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cao học
1.4.2.1. Định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học
- Xác định mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động NCKH: Mục tiêu là
trạng thái mong đợi muốn có và cần phải có sau một khoảng thời gian nhất định hay tại một thời điểm nào đó. Mục tiêu chính là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành
định hướng hoạt động mà còn là chuẩn mực để xác định xem đơn vị có thực sự thành cơng trong mảng hoạt động này hay không. Mục tiêu càng rõ ràng thì việc định hướng càng có cơ sở và có khả năng phát huy được điểm mạnh của đơn vị. Xác định chính xác điều mà đơn vị muốn sẽ giúp đơn vị hiểu rõ nên tập trung vào đâu và nỗ lực như thế nào, dùng cách thức, biện pháp quản lý nào để đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu có thể gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có thể là định tính hoặc định lượng hoặc vừa định tính vừa định lượng. Mục tiêu phải thật sự thích hợp và có ý nghĩa với đơn vị, là yếu tố để đơn vị ln nỗ lực vươn tới và có thể chạm tới được và như vậy, mục tiêu phải có mốc thời gian hoàn thành.
Định hướng là yếu tố chỉ huy mọi hoạt động tiếp theo, nhất là trong công tác quản lý. Định hướng là xác định phương hướng, lựa chọn con đường cho sự phát triển. Hoạt động phát triển theo con đường nào phụ thuộc vào định hướng của người lãnh đạo. Định hướng phát triển hoạt động NCKH chính là xác định phương hướng phát triển của hoạt động này, phù hợp với chiến lược phát triển và mục tiêu đề ra. Định hướng đúng sẽ là tiền đề cho việc triển khai các hoạt động cụ thể.
- Xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn: Văn bản quy định của đơn vị là loại văn bản nội bộ, đề ra những việc cần làm, được làm và không được làm hoặc hướng dẫn quy trình, cách thức thực hiện hoạt động, gồm các nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ… Việc xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn được thực hiện tốt là cơ sở để những cá nhân và tổ chức có liên quan tham chiếu và triển khai hoạt động NCKH, đồng thời giám sát việc thực hiện quy định, phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị.
1.4.2.2. Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu
- Phân công và phối hợp với GV hướng dẫn: công tác phân công GV hướng
dẫn là một phần quan trọng trong quản lý hoạt động NCKH của HV và được quy định trong các văn bản quản lý liên quan của các cấp quản lý. GV hướng dẫn phải là người có trình độ chun mơn phù hợp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng dẫn. Đối với các nghiên cứu liên ngành, GV hướng dẫn phải là người có kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu liên ngành, hoặc cần có sự phối hợp của hai GV dưới hình thức đồng hướng dẫn để đảm bảo tính liên ngành cho nghiên cứu. Đồng thời, bên cạnh vai trị giám sát q trình nghiên cứu, GV hướng dẫn là người biết chia sẻ,
động viên và giúp đỡ HV vượt qua những khó khăn để đi đến sản phẩm cuối cùng. Quá trình nghiên cứu của học viên thường diễn ra trong khoảng thời gian nhất định và cần tuân thủ những quy định của đơn vị đào tạo, do đó cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý và GV hướng dẫn để quá trình này diễn ra thuận lợi, đúng quy định và đạt kết quả tốt nhất.
- Cung cấp các điều kiện hỗ trợ HV NCKH: Q trình NCKH của HV địi
hỏi có sự tham gia liên tục của đơn vị đào tạo thông qua việc hỗ trợ HV để có được điều kiện thực hiện tốt nhất nghiên cứu. Đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, tài liệu, thủ tục hành chính, nhân lực, kinh phí… phục vụ cho nghiên cứu.
- Tạo hứng thú, thu hút HV tham gia NCKH: Hứng thú là nguồn kích thích
để con người thực hiện hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động NCKH khơng là ngoại lệ, chỉ khi HV có hứng thú đối với NCKH thì họ mới thực sự bị thu hút vào hoạt động này. Đơn vị quản lý tạo hứng thú và thu hút HV vào NCKH thông qua việc tác động vào nhận thức, tâm lý, bằng những hoạt động cụ thể.
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho HV: Bên cạnh việc
bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho HV thông qua các hoạt động dạy – học trong các học phần, đơn vị đào tạo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng ngoại khóa khác như hội thảo, seminar, thực địa… Các hoạt động này có thể diễn ra theo kế hoạch đã lập sẵn hoặc theo tình hình thực tế, giúp cho HV từ làm quen đến rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hiện nghiên cứu.
- Giám sát quá trình thực hiện NCKH của HV: Giám sát của đơn vị đào tạo
là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý quá trình NCKH của HV. Việc giám sát chặt chẽ giúp tăng tỉ lệ hoàn thành nghiên cứu đúng thời hạn, nâng cao chất lượng nghiên cứu và có thể được thực hiện thơng qua các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào cách thức quản lý của đơn vị (liên hệ chặt chẽ với GV hướng dẫn, yêu cầu HV định kỳ báo cáo tiến độ nghiên cứu…).
- Xây dựng và thực hiện cơ chế khen thưởng thành tích NCKH của HV: Dựa
trên đặc tính tâm lý của con người nói chung và của người học nói riêng, phần thưởng là một trong những tác động từ mơi trường bên ngồi thúc đẩy con người thực hiện hoạt động. Vì vậy, khen thưởng là một trong những cách thức tạo động cơ cho HV thực hiện NCKH. Xây dựng chế độ khen thưởng trên cơ sở kế hoạch phát
triển NCKH và kinh phí dành cho hoạt động này theo giai đoạn (năm học/ học kì/ đợt), từ đó xác định đối tượng khen tặng, tiêu chí xét tặng, định mức khen thưởng…