Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 32 - 34)

1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

1.3.4. Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học

Điều 39 của Luật GDĐH ghi rõ hai mục tiêu của hoạt động KH&CN là: 1. Nâng cao chất lượng GDĐH, năng lực nghiên cứu và khả năng ứng dụng KH&CN của GV, nghiên cứu viên, CBQL, viên chức;

2. Hình thành và phát triển năng lực NCKH cho người học; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao. [32]

Hai mục tiêu này nhằm vào hai nhóm chủ thể chính của hoạt động KH&CN trong các cơ sở GDĐH: (i) cán bộ, GV và (ii) sinh viên (gồm sinh viên, HV cao học và nghiên cứu sinh). Trong đó, hoạt động NCKH là một nội dung của hoạt động KH&CN. Hoạt động NCKH của hai nhóm chủ thể này tuy được tách rời nhưng lại có quan hệ và tác động tương hỗ nhau, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo.

1.3.5. Những hình thức nghiên cứu khoa học của học viên cao học

Theo Quy định về Quản lý hoạt động KH&CN ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), NCKH của HV bao gồm các hoạt động: nghiên cứu tài liệu khoa học, thực nghiệm khoa học trong phịng thí nghiệm, khảo sát thực địa, tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu hoặc triển khai ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn của các cán bộ trong và ngoài đơn vị; các hoạt động sáng tạo KH&CN; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế và các hoạt động hỗ trợ khác. [12]

Như vậy, có thể thấy, hoạt động NCKH của HV cao học được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những hoạt động gắn liền với chương trình đào tạo như nghiên cứu tài liệu để thực hiện những bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo khảo sát thực địa, luận văn/đồ án tốt nghiệp… Bên cạnh đó, họ cịn tham gia những hoạt động mang tính “tự nguyện” như viết bài báo khoa học, tham gia hội thảo khoa học, tham gia seminar khoa học, đề tài, chương trình khoa học cơng nghệ... Mỗi hình thức nghiên cứu của HV phù hợp với trình độ, khả năng, điều kiện, nhiệm vụ học tập của họ theo các mức độ yêu cầu của GV, của chương trình đào tạo và của cả cơng việc.

- Bài tập nhóm là hình thức tự học, tự nghiên cứu có tính tổ chức giữa nhóm HV, trong đó thường có sự phân cơng cơng việc đối với mỗi thành viên của nhóm.

Hình thức này kích thích và phát huy được tính sáng tạo của người học, xây dựng tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác giữa các cá nhân để đạt mục tiêu yêu cầu.

- Bài tập lớn: được giao cho HV thường là khối kỹ thuật. Đặc điểm là khối lượng công việc được giao khá nhiều.

- Tiểu luận: Chuyên khảo về một chuyên đề khoa học, thường được làm trong quá trình học tập một học phần chun mơn. Tiểu luận không nhất thiết bao quát toàn bộ hệ thống vấn đề của lĩnh vực chuyên mơn. [14]. Tiểu luận có trọng số điểm tương đối lớn (thường chiếm 60% tổng điểm học phần).

- Báo cáo: Báo cáo có thể coi là bài tập được HV viết ở nhà. Báo cáo là một văn bản mô tả cách thực hiện trong q trình nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm và được mô tả bằng một văn bản chi tiết cách làm.

- Luận văn thạc sĩ: Chuyên khảo trình bầy một nghiên cứu có hệ thống của HV cao học để bảo vệ dành học vị thạc sĩ [14]. Đề tài luận văn là một vấn đề khoa học, cơng nghệ hoặc quản lí cụ thể. [11]

- Seminar khoa học: là một loại hội nghị khoa học khơng lớn với mục đích đưa ra một số vấn đề khoa học nhất định để thảo luận, tranh luận. Đây là một hình thức sinh hoạt khoa học có chiều sâu, thường là một diễn giả nói chuyện và sau đó thảo luận. Người tham gia seminar thường bao gồm nghiên cứu sinh, HV và các chuyên gia. [14]

- Báo cáo tham luận/Bài đăng kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học: Trong các hội nghị/hội thảo chuyên ngành, các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị/hội thảo và muốn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thường gửi bài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị/hội thảo. Có hai loại bài báo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những bài báo ngắn, và nhóm 2 gồm những bản tóm lược. [35]

- Bài báo khoa học: là một bài báo có nội dung khoa học được cơng bố trên một tập san khoa học đã qua hệ thống bình duyệt của tập san. [35]

- Đề tài KH&CN có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề KH&CN. Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chương trình KH&CN. [8]

- Dự án KH&CN có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử nghiệm các giải

pháp, phương pháp, mơ hình quản lý kinh tế - xã hội. Dự án có thể độc lập hoặc thuộc chương trình khoa học và cơng nghệ. [8]

- Chương trình KH&CN bao gồm một nhóm các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, được tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn. [8]

- Sách chuyên khảo là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề khoa học được cơ sở GDĐH sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên; Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình GDĐH, được thủ trưởng cơ sở GDĐH duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Sách tham khảo là sách được cơ sở GDĐH dùng làm sách tham khảo cho GV và người học, có nội dung phù hợp với chương trình GDĐH; Sách hướng dẫn là sách được cơ sở GDĐH dùng làm tài liệu hướng dẫn người học vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn. [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)