Mức độ thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 53 - 55)

2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

2.3.4. Mức độ thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học

Theo nội dung chương trình đào tạo, HV thực hiện hoạt động NCKH dưới các hình thức khác nhau. Hơn nữa, HV các chương trình đào tạo thạc sĩ tại Khoa hầu hết đã và đang công tác trong các lĩnh vực chun mơn, do vậy, các hình thức NCKH mà họ tham gia cũng khá đa dạng. Mức độ thực hiện các loại hình NCKH của HV được thể hiện qua kết quả khảo sát trong bảng sau:

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện các hình thức NCKH của HV TT Hình thức NCKH Số câu TT Hình thức NCKH Số câu trả lời Tỉ lệ % Xếp hạng 1 Làm bài tập nhóm 173 90,1 2

2 Làm bài tập lớn/tiểu luận kết thúc học phần 192 100,0 1

3 Viết báo cáo thực địa liên ngành 148 77,1 3

4 Tham dự seminar khoa học 124 64,6 4

5 Viết báo cáo chuyên đề/bài tham luận/bài đăng kỉ

yếu hội nghị, hội thảo khoa học 84 43,8 6

6 Thực hiện đề tài nghiên cứu trong các chương trình

học bổng 20 10,4 9

7 Tham gia các cuộc thi sáng tạo, NCKH 13 6,8 11

8 Viết bài báo khoa học (đăng báo, tạp chí, tập san) 56 29,2 8 9 Thực hiện dự án/đề tài/chương trình KHCN 72 37,5 7 10 Thực hiện đồ án/luận văn tốt nghiệp 103 53,6 5

Số liệu khảo sát cho thấy mối liên quan giữa hứng thú và mức độ thực hiện các hoạt động NCKH khi chưa nhiều HV có trải nghiệm với những hình thức mang tính tự nguyện. 5 hình thức được thực hiện nhiều nhất chính là những hình thức bắt buộc trong chương trình đào tạo.

Làm bài tập lớn hay viết tiểu luận kết thúc học phần là hình thức mà tất cả

HV đều đã từng trải qua bởi đây là những phương pháp học tập thông thường của các chương trình đào tạo hiện nay. Hình thức bài tập nhóm được 90,1% HV thực hiện, trong khi có nhiều học phần trong chương trình đào tạo có hình thức bài tập nhóm, từ đó cho thấy, hình thức này đã bị khơng ít HV bỏ qua bởi sự ỷ lại vào các bạn trong cùng nhóm.

Thực địa liên ngành là một học phần đặc trưng của các chương trình đào tạo

ở Khoa nhằm mục tiêu giúp HV tiếp xúc với thực tế tại một địa phương cụ thể để vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập vào việc nhận biết, phát hiện vấn đề và tổ chức giải quyết vấn đề theo tiếp cận liên ngành. Tuy nhiên, chỉ có 77,1% số HV từng viết loại báo cáo này. Với hình thức kiểm tra đánh giá học phần như hiện nay Khoa đang áp dụng, sau mỗi đợt thực địa, các nhóm gồm 5-9 HV viết và trình bày một báo cáo chung của nhóm. Điều này dẫn đến tình trạng có những HV khơng thực sự tham gia viết báo cáo, dựa dẫm vào bạn cùng nhóm mà vẫn có điểm. Cũng giống như hình thức bài tập nhóm, Khoa cần có sự điều chỉnh cách thức kiểm tra đánh giá học phần để tăng cường sự tham gia thực sự của HV vào các hoạt động học tập, nghiên cứu của học phần.

Seminar khoa học là một hoạt động được Khoa chú trọng trong thời gian

qua, tổ chức định kỳ hai tháng hoặc theo u cầu cụ thể và ln khuyến khích HV tham gia để nâng cao tri thức khoa học. Tuy nhiên, vẫn chỉ có 64,6% số HV tham gia, do đó, Khoa cần xem xét lại về thời gian, hình thức tổ chức, nội dung khoa học… đã phù hợp và hấp dẫn HV chưa để có những điều chỉnh hợp lý. Thực hiện

đồ án/luận văn tốt nghiệp đã được 53,6% HV được khảo sát trải nghiệm, và chính

những người này có thể đem những kinh nghiệm rất thực tế chia sẻ với những HV chưa làm luận văn, hỗ trợ cho việc thực hiện luận văn sau này.

37,5% HV từng tham gia thực hiện các dự án/nhiệm vụ/đề tài KHCN, bởi

đây là một hoạt động khơng q xa lạ, đơi khi cịn là u cầu bắt buộc với những người công tác tại các cơ quan, ban ngành, tổ chức phi chính phủ hoặc khối trường đại học. Trong khi đó, có lần lượt 43,8% và 29,2% HV từng viết báo cáo chuyên

đề/bài tham luận/bài đăng kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học và bài báo khoa học (đăng báo, tạp chí, tập san). Điều này cho thấy HV đã có ý thức và phần nào hứng

thú với hai hoạt động này và đã nhìn nhận được tác dụng của việc tham gia như kết quả ở phần 2.3.3. Hoạt động này cần được khuyến khích bởi khi tham gia HV sẽ có nhiều cơ hội nâng cao năng lực NCKH và trình độ chun mơn, đồng thời có nhiều cơ hội bước chân vào giới khoa học. Tuy vậy, chất lượng của bài báo là điều rất cần được quan tâm bởi hiện nay có một số báo, tạp chí tỏ ra “dễ dãi” trong việc chấp nhận đăng bài. Đây là hạn chế cần khắc phục để các nghiên cứu phải thật sự là khoa học.

10,4% HV từng được nhận học bổng từ đơn vị đào tạo hoặc các tổ chức đã thực hiện các nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của từng chương trình học bổng. Con số này cho thấy việc thu hút các học bổng, các nguồn hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức cho HV của Khoa còn yếu, ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội và khả năng thực hiện nghiên cứu của HV.

Tỉ lệ thực hiện thấp nhất là việc tham gia các cuộc thi sáng tạo, NCKH và cơng tác biên soạn sách/giáo trình chỉ với lần lượt 6,8% và 9,9% HV vì những hình

thức này chưa thực sự thu hút hoặc khó tiếp cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 53 - 55)