Yếu tố từ phía đối tượng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 39 - 41)

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

1.5.2. Yếu tố từ phía đối tượng quản lý

- Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH: Để giải thích các nguyên nhân

thúc đẩy người học tham gia NCKH, có thể xem xét Lý thuyết Hành vi được hoạch định. Nếu một cá nhân đánh giá cao và cho rằng việc thực hiện nghiên cứu là một hành vi tốt, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội thì cá nhân đó sẽ có nhiều động lực để thực hiện NCKH. Ngược lại, nếu một cá nhân nhận thức rằng việc thực hiện NCKH là không quan trọng, không cần thiết đối với bản thân thì họ sẽ có ít động lực hơn hay thậm chí là khơng có ý định thực hiện nghiên cứu. [29]

- Sự quan tâm và hứng thú đối với hoạt động NCKH: Hứng thú là biểu hiện

của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm thích thú. Nói đến hứng thú tức nói đến một mục tiêu, và cần huy động sinh lực (thể chất và tâm lý) để cố gắng thực hiện. Hứng thú gây chú ý và làm cho chủ thể cố gắng hành động. [39]

Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ đối với tính tích cực cá nhân. Với nguồn kích thích này các q trình tâm lý đã diễn ra khẩn trương, cịn hoạt động thì trở nên say mê và đem lại hiệu quả. Nhờ có hứng thú mà mỗi cá nhân có thể vượt qua được khó khăn trở ngại trong hoạt động để đạt được mục đích đã đặt ra.[24]

- Mục đích, động cơ NCKH: Động cơ được định nghĩa như sau: “Một nhu

cầu có thể được xác định như là “địi hỏi sinh học hay tâm lý; trạng thái thiếu hụt mà thúc đẩy con người hoạt động đạt tới mục tiêu” (Darley, Gluksberg và

Kinchla, 1991, dẫn theo [24]). Động cơ cịn có thể được hiểu như là một trạng thái bên trong có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn và duy trì hành vi. Động cơ mà thúc đẩy và duy trì hành vi học tập gọi là động cơ học tập.

Động cơ là sự kết hợp giữa các dấu hiệu nhân cách và trạng thái. Như vậy, động cơ có thể dựa vào những nhân tố nhân cách bên trong như: nhu cầu, tính ham hiểu biết, quan tâm, thích thú...; và cũng có thể từ yếu tố mơi trường bên ngồi - phần thưởng, sức ép xã hội, sự trừng phạt và v.v... Những động cơ bắt nguồn từ sự ham hiểu biết hay quan tâm được gọi là động cơ trong (...) là xu hướng tự nhiên nảy sinh và giúp đấu tranh để vượt qua những thử thách khi chúng ta theo đuổi những mục tiêu cá nhân và rèn luyện khả năng của bản thân (...). Khi hành vi được thúc đẩy từ bên trong, chúng ta khơng cần đến sự khuyến khích hay trừng phạt, bởi vì chính hoạt động là một phần thưởng. [24]

- Năng lực chuyên mơn: Như đã phân tích ở trên, năng lực chuyên mơn chính là các kiến thức, kỹ năng chun mơn gắn với lĩnh vực cụ thể, có vai trị thiết yếu trong việc hoàn thành các hoạt động, nhiệm vụ chuyên mơn. Năng lực chun

mơn của HV có tác động đến khả năng thực hiện và hoàn thành nghiên cứu của họ. - Kỹ năng NCKH: là “khả năng thực hiện thành cơng các cơng trình khoa

học trên cơ sở nắm vững các quan điểm phương pháp luận, sử dụng thành thạo phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu”. [40]

- Quỹ thời gian có thể dành cho nghiên cứu: Thời gian trôi đi và không phụ

thuộc vào ý chí của con người. Tuy vậy, việc đạt được những thành quả nhất định hay khơng cịn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát và sử dụng quỹ thời gian của mỗi người. Đối với người nghiên cứu, việc phân bổ quỹ thời gian dành cho nghiên cứu có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến trình và kết quả của nghiên cứu, nhất là đối với những nghiên cứu mang tính thời sự, thời điểm.

- Khả năng tài chính để thực hiện nghiên cứu: là nguồn tài chính mà người

học có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện nghiên cứu của mình. Tùy thuộc từng nghiên cứu, chi phí trong q trình triển khai có các loại và mức lớn nhỏ khác nhau, như chi phí khảo sát, điều tra, thí nghiệm, thực nghiệm, thuê hoặc mua thiết bị, máy móc, địa điểm...

- Sự quyết tâm, sự kiên trì thực hiện nghiên cứu: đây khơng chỉ là kỹ năng mà còn là thái độ, là sự nỗ lực, cố gắng khơng ngừng nghỉ, dù có khó khăn, trở ngại nhưng không buông xuôi mà theo đuổi mục tiêu nghiên cứu đến cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 39 - 41)