Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 43 - 48)

2.1.1. Đại học Quốc gia Hà Nội và mục tiêu phát triển khoa học liên ngành

Tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi quốc gia, lãnh thổ với cả những tác động tích cực và tiêu cực. Tồn cầu hóa đã tạo ra một thế giới phẳng khi việc giao lưu học thuật quốc tế và sự nhạy bén với xu hướng của thời đại được xem như một việc sống cịn của các trường đại học. Trong khi đó, tiếp cận liên ngành trong khoa học đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và cần thiết để giải quyết các vấn đề mang tính tổng thể của thực tiễn cuộc sống, điều mà một ngành khoa học riêng lẻ, dù rất mạnh, cũng không thể tự giải quyết được. Phát triển khoa học liên ngành, do đó, đang ngày càng trở nên phổ biến và là mối quan tâm của các cơ sở GDĐH.

Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với nhân loại. Cơ cấu ngành nghề dần thay đổi theo hướng đa ngành, liên ngành và liên lĩnh vực. Các loại hình đào tạo mới xuất hiện, cạnh tranh với các phương thức đào tạo truyền thống. Những thách thức đặt ra yêu cầu các cơ sở GDĐH một mặt phải đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các cơng nghệ mới, mang tính liên ngành, một mặt tự thay đổi để phù hợp với nền công nghiệp hiện đại. Những thay đổi đó là động lực thúc đẩy khoa học liên ngành phát triển, giúp kéo gần hơn khoảng cách giữa các khu vực, quốc gia và thu hẹp khoảng cách giữa khoa học với thực tiễn. [18]

Trong bối cảnh đó, với vị trí là một đại học hàng đầu trong cả nước, trong những năm qua ĐHQGHN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong đào tạo, nghiên cứu, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế. Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt sứ mạng “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột đầu tàu trong hệ thống GDĐH Việt Nam”. [10]

Với quan điểm “…khoa học liên ngành tạo ra được các tri thức và luận cứ khoa học có tính dự báo, góp phần giải quyết các vấn đề của thời đại, phục vụ phát triển bền vững đất nước”, từ nhiều năm nay, phát triển khoa học liên ngành đã trở thành một trong những ưu tiên của ĐHQGHN. Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định rõ đào tạo và nghiên cứu liên ngành là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm [10]. Đồng thời, dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc đang được đẩy nhanh tiến độ hứa hẹn sẽ tạo một nền tảng hạ tầng vững chắc để phát triển những phòng nghiên cứu tiên tiến, những vườn ươm cho sự phát triển của các khoa học liên ngành mới của ĐHQGHN, xứng với tiềm năng, thế mạnh của đại học hàng đầu, tiên phong trong cả nước. [18]

2.1.2. Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Các khoa học liên ngành là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, được đổi tên từ Khoa Sau đại học theo Quyết định số 248/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2017 của Giám đốc ĐHQGHN.

Trải qua 17 năm với hai giai đoạn phát triển, Khoa đã có nhiều đóng góp trong cơng tác xây dựng hệ thống quản lí đào tạo sau đại học và giữ vai trò tiên phong xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo mới mang tính liên ngành, liên lĩnh vực ở ĐHQGHN. Từ năm 2011 đến nay, Khoa đã xây dựng thành cơng 04 chương trình đào tạo liên ngành là Biến đổi khí hậu định hướng nghiên cứu, Khoa học bền vững, Biến đổi khí hậu định hướng ứng dụng và Quản lí phát triển đơ thị. Cho đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 200 thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Khoa học bền vững trên tổng số hơn 500 HV nhập học. Đã có một số luận văn được viết và bảo vệ bằng Tiếng Anh và được đánh giá cao về chất lượng khoa học. Một số đề tài nghiên cứu đã thể hiện tiềm năng phát triển về khoa học ở mức độ cao hơn, thể hiện qua một số cơng bố ở các tạp chí, hội thảo, diễn đàn quốc tế. Trong lộ trình của mình, Khoa hướng tới trở thành một cơ sở GDĐH hoàn chỉnh trong ĐHQGHN và từng bước trở thành một đơn vị thành viên của ĐHQGHN. [18]

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của Khoa là chú trọng thực hiện những chương trình đào tạo đại học, sau đại học mới có tính liên ngành, liên lĩnh vực; Thực hiện các hoạt động NCKH với đặc thù liên ngành phục vụ đào tạo đại học, sau đại học; Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Khoa là đầu mối tập hợp nguồn lực chung của ĐHQGHN trong việc tổ chức thực hiện đào tạo và nghiên cứu các khoa học liên ngành, liên lĩnh vực, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và dịch vụ chất lượng cao với tư duy và cách tiếp cận liên ngành để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. [13]

2.1.2.3. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược

- Tầm nhìn: Trở thành một cơ sở GDĐH theo định hướng ứng dụng chất

lượng cao, là môi trường thu hút các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học hàng đầu có nhiều kinh nghiệm trong chun mơn của mình cùng tham gia và cộng tác để phát triển các khoa học liên ngành, liên lĩnh vực, gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội, góp phần định hình cho khoa học liên ngành ở Việt Nam và đóng góp vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước.

- Sứ mạng: Đầu mối kết nối và khai thác một cách hiệu quả nguồn lực chung của ĐHQGHN để tổ chức thực hiện đào tạo và nghiên cứu các khoa học liên ngành, liên lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao có tư duy và cách giải quyết vấn đề liên ngành, cung cấp các dịch vụ, tư vấn KH&CN và đào tạo phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Khoa.

- Mục tiêu chiến lược: Đến năm 2025, Khoa trở thành một đơn vị đào tạo,

nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, tri thức liên ngành với nền tảng và nguồn lực bền vững, mạng lưới đối tác phong phú, đa dạng và đáp ứng được các yêu cầu phát triển Khoa và góp phần phát triển ĐHQGHN. Đến năm 2035, Khoa sẽ trở thành một trường đại học có vị thế trong hệ thống giáo dục Việt Nam, có thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu các khoa học liên ngành, liên lĩnh vực. Cụ thể:

+ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy và cách tiếp cận liên ngành, góp phần vào định hướng phát triển các khoa học liên ngành ở ĐHQGHN.

+ NCKH, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ đào tạo và phát triển khoa học liên ngành ở ĐHQGHN.

+ Nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Khoa trong và ngoài ĐHQGHN trong các hoạt động cung ứng sản phẩm đào tạo và NCKH theo tiếp cận liên ngành. [18]

2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức

Với vai trò là đơn vị đầu mối trong tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo liên ngành của ĐHQGHN, cơ cấu tổ chức của Khoa được xây dựng theo hướng tinh gọn và kết nối mạng lưới. Hiện tại, tổ chức và nhân sự của Khoa bao gồm Ban Chủ nhiệm khoa và các phòng chức năng, trung tâm trực thuộc với tổng số 24 cán bộ cơ hữu trong đó có 03 Phó giáo sư và 07 Tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ trẻ của Khoa tuy mỏng, nhưng được tuyển chọn và đào tạo bài bản, có trình độ, tâm huyết, sẵn sàng với các thách thức, khám phá trong các lĩnh vực khoa học mới. Đồng thời, Khoa đã xây dựng được mạng lưới đông đảo GV, cộng tác viên tham gia vào công tác giảng dạy và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, trong đó có nhiều GV thuộc các đơn vị trong ĐHQGHN. Bên cạnh đó, đội ngũ HV đã tốt nghiệp tại Khoa đã và đang thể hiện rất tốt các kiến thức và kĩ năng được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa, đảm nhận những nhiệm vụ, vị trí quan trọng trong cơ quan, tổ chức của mình, sẵn sàng chia sẻ và tham gia các hoạt động của Khoa. Đây là những nguồn lực quan trọng trong việc phát triển, tổ chức đào tạo và nghiên cứu các khoa học mới có tính liên ngành, liên lĩnh vực, góp phần khẳng định sứ mệnh tiên phong của ĐHQGHN trong đào tạo và nghiên cứu. [18]

2.1.2.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV

Với đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, số lượng cán bộ của Khoa hạn chế và đồng thời đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó, Khoa gặp vấn đề về sự thiếu hụt nguồn nhân lực khoa học cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Trong khi đó, một số cán bộ chưa dành sự quan tâm, chưa đầu tư thời gian và công sức cho mảng hoạt động này. Hơn nữa, kinh phí dành cho các NCKH quá ít ỏi, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Do đó, thành tích khoa học của Khoa cịn khiêm tốn, thể hiện ở số lượng tương đối ít các cơng trình NCKH được thực hiện tại Khoa hàng năm, khả năng thu hút, tham gia và

kinh nghiệm triển khai các hoạt động KH&CN (các đề tài NCKH các cấp, các hội nghị, hội thảo có tầm cỡ ĐHQGHN, tầm cỡ quốc gia, quốc tế) còn hạn chế. [18]

Bảng 2.1. Hoạt động KH&CN của cán bộ, GV cơ hữu trong 5 năm gần đây

STT Hoạt động KHCN 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số

1 Đề tài cấp Nhà nước 0 0 0 0 1 1

2 Đề tài cấp Bộ 0 0 1 0 1 2

3 Đề tài cấp ĐHQGHN 1 3 2 3 3 12

4 Đề tài cấp cơ sở 0 1 1 2 2 6

5 Bài đăng báo, tạp chí,

tập san 8 9 13 9 12 51

6 Bài đăng kỉ yếu hội thảo 6 8 5 5 7 31

7 Sách, giáo trình 1 0 1 1 0 3

Tổng số 16 21 23 20 26 106

Bảng 2.2. Số lượng hội nghị, hội thảo, seminar khoa học do Khoa tổ chức

STT Loại hoạt động 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số

1 Hội nghị khoa học 1 1 0 0 0 2

2 Hội thảo khoa học 2 3 4 6 4 19

3 Seminar khoa học 0 1 1 1 3 6

Tổng số 3 5 5 7 7 27

Nhìn vào những số liệu trên đây có thể thấy, tình hình hoạt động KHCN của Khoa nói chung cũng như của cá nhân cán bộ, GV cơ hữu rất hạn chế. Số lượng hội nghị, hội thảo hàng năm chưa đạt đến con số hàng chục, điều này có thể được lí giải phần nào bởi nguồn kinh phí dành cho các hoạt động này rất hạn hẹp. Mỗi năm, Khoa chỉ được cấp khoảng 200 triệu đồng ngân sách cho toàn bộ hoạt động KH&CN, bao gồm cả tổ chức hội nghị, hội thảo và triển khai các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Hơn nữa, Khoa chưa khai thác, phát huy được tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ, hợp tác từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngồi. Vì vậy, dù rất mong muốn đẩy mạnh mảng hoạt động KH&CN nhưng Khoa gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động, phân bổ kinh phí cũng như điều phối, tổ chức các hoạt động.

Về phía cán bộ, GV, ngồi đề tài đăng kí theo ngân sách hạn chế do Khoa phân bổ, họ phải tự tìm kiếm, tham gia các đề tài, nhiệm vụ ở các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế để một mặt tăng thêm thu nhập, mặt khác, quan trọng hơn, để nâng cao thành tích NCKH của cá nhân và đơn vị. Tuy nhiên, khả năng được tham gia thực hiện các đề tài, nhiệm vụ thực sự khơng nhiều và cịn nhiều rào cản về mặt thủ tục hành chính cũng như các điều kiện cần đáp ứng theo yêu cầu, đòi hỏi của đơn vị chủ trì. Với thực tế đầy khó khăn như vậy, chỉ những người thực sự có niềm say mê với NCKH mới có thể duy trì và phát triển hoạt động này nếu khơng có những biện pháp quản lý hữu hiệu từ phía Khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)