Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 66 - 74)

Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu của HV, rất cần sự phối kết hợp của Khoa với các bên liên quan để có thể đảm bảo cả về tiến độ và về chất lượng của nghiên cứu . Sự phối hợp này, cùng với GV hướng dẫn còn là với các bên như địa bàn nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp các số liệu, dữ liệu, đơn vị nơi HV công tác... Thời gian qua, Khoa đã có nhiều nỗ lực trong việc kết nối với các bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nghiên cứu của HV. Tuy nhiên, sự kết nối này dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu và mong muốn của HV.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên học viên

Khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của HV được tiến hành với 3 thang đánh giá để tính điểm trung bình X: Ảnh hưởng nhiều (3 điểm); Ảnh hưởng ít (2 điểm) và Không ảnh hưởng (1 điểm). Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.9 sau đây.

Bảng 2.9. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động NCKH của HV STT Các yếu tố ảnh hưởng STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng GV, CBQL HV Ảnh hưởng nhiều (%) Ảnh hưởng ít (%) Khơng ảnh hưởng (%) X (điểm) Xếp hạng Ảnh hưởng nhiều (%) Ảnh hưởng ít (%) Khơng ảnh hưởng (%) X (điểm) Xếp hạng

I Yếu tố từ phía đơn vị đào tạo

1 Nhận thức của lãnh đạo, CBQL, GV về vai

trò của hoạt động NCKH 97,3 2,7 - 2,97 2 76,0 20,8 3,1 2,73 10

2 Định hướng phát triển hoạt động NCKH 83,8 16,2 - 2,84 8 86,5 12,5 1,0 2,85 7

3 Quy định, hướng dẫn liên quan đến NCKH 59,5 37,8 2,7 2,57 16 54,2 44,8 1,0 2,53 16

4

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động NCKH (nguồn tài liệu tham khảo, thủ tục hành chính, …)

81,1 18,9 - 2,81 10 66,7 31,3 2,1 2,65 13

5 Năng lực chuyên môn, NCKH và kinh

nghiệm của GV hướng dẫn 94,6 5,4 - 2,95 3 89,6 10,4 - 2,90 3

6 Tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV

hướng dẫn 91,9 8,1 - 2,92 4 88,5 11,5 - 2,89 4

II Yếu tố từ phía người học

7 Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH 89,2 10,8 - 2,89 5 87,5 12,5 - 2,88 5

8 Sự quan tâm và hứng thú đối với hoạt động

NCKH 87,8 12,2 - 2,88 6 90,6 9,4 - 2,91 2

9 Mục đích, động cơ NCKH 75,7 24,3 - 2,76 11 85,4 14,6 - 2,85 7

STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng GV, CBQL HV Ảnh hưởng nhiều (%) Ảnh hưởng ít (%) Khơng ảnh hưởng (%) X (điểm) Xếp hạng Ảnh hưởng nhiều (%) Ảnh hưởng ít (%) Khơng ảnh hưởng (%) X (điểm) Xếp hạng 11 Năng lực NCKH 83,8 16,2 - 2,84 8 75,0 25,0 - 2,75 9

12 Quỹ thời gian dành cho nghiên cứu 86,5 13,5 - 2,86 7 86,5 13,5 - 2,86 6

13 Khả năng tài chính để thực hiện nghiên cứu 51,4 40,5 8,1 2,43 19 55,2 40,6 4,2 2,51 18

14 Sự quyết tâm, sự kiên trì thực hiện NCKH 100,0 - - 3,00 1 91,7 8,3 - 2,92 1

III Yếu tố thuộc môi trường quản lý

15 Chính sách, quy định về NCKH của các cấp

quản lý 62,2 37,8 - 2,62 15 53,1 45,8 1,0 2,52 17

16

Sự đa dạng của các cơ hội nghiên cứu (chương trình học bổng, đề tài KHCN, hội thảo, diễn đàn khoa học….)

73,0 27,0 - 2,73 12 64,6 35,4 - 2,65 13

17 Phong trào NCKH ở đơn vị đào tạo 73,0 27,0 - 2,73 12 57,3 40,6 2,1 2,55 15

18 Yêu cầu của công việc/xã hội 43,2 54,1 2,7 2,41 20 54,2 39,6 6,3 2,48 19

19 Sự tác động, khích lệ của thầy cơ, bạn bè,

người thân HV 56,8 37,8 5,4 2,51 18 51,0 45,8 3,1 2,48 19

Số liệu trong Bảng 2.9 cho thấy, GV và HV có sự nhìn nhận tương đối giống nhau về các mức độ ảnh hưởng, nhất là ở nhóm các yếu tố ảnh hưởng nhiều. “Sự

quyết tâm, kiên trì khi thực hiện NCKH” là yếu tố được cả hai phía đánh giá ảnh

hưởng nhiều nhất (với 3,00 điểm của GV và 2,92 điểm của HV). Vị trí thứ 3, 4 và 5 lần lượt là các yếu tố: “Năng lực chuyên môn, NCKH và kinh nghiệm của GV hướng dẫn”, “Tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV hướng dẫn” và “Nhận thức của HV về vai trò của hoạt động NCKH”. Tuy vậy, với yếu tố có mức độ ảnh

hưởng lớn thứ 2 thì có sự khác biệt quan điểm khi GV cho là “Nhận thức của lãnh

đạo, CBQL, GV về vai trò của hoạt động NCKH” (2,97 điểm), cịn HV lại tự nhìn

nhận “Sự quan tâm và hứng thú đối với hoạt động NCKH” của bản thân mới là yếu tố ảnh hưởng nhiều (2,91 điểm). Con số này cho thấy, khơi gợi hứng thú, đam mê của HV với NCKH chính là nhiệm vụ then chốt để có thể đẩy mạnh hoạt động này.

“Định hướng phát triển hoạt động NCKH”, “Quỹ thời gian dành cho nghiên cứu”, “Năng lực NCKH”, “Mục đích, động cơ NCKH” của người học là các yếu tố

tiếp theo được cả HV và CBQL, GV đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn đến NCKH. Khá dễ để nhận thấy, đại đa số các yếu tố trong hai nhóm yếu tố thuộc đơn vị đào tạo và thuộc người học có mức độ ảnh hưởng lớn đến hoạt động NCKH của HV, cịn nhóm các yếu tố thuộc mơi trường quản lý có ảnh hưởng ít hơn, với các xếp hạng dao động từ 13 đến 20. Điểm trung bình chung của từng nhóm yếu tố thể hiện trong Hình 2.4 đã chứng minh điều này.

Hình 2.4. Bình qn mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến hoạt động NCKH của HV

Kết quả này cho thấy, các nhóm yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng lớn đến hoạt động NCKH của học viên với điểm số trung bình từ 2,57 đến 2,80/3 điểm. Như vậy, thực hiện đồng bộ những biện pháp quản lý đối với cả 3 nhóm yếu tố sẽ giúp Khoa có thể đẩy mạnh mảng hoạt động này.

2.6. Đánh giá chung

Để có những đánh giá khách quan về cơng tác quản lý các hoạt động NCKH của HV, đề tài đã tiến hành lấy ý kiến của GV, CBQL và HV. Đánh giá về các nội dung quản lý dựa trên 3 thang đánh giá: Tốt - Trung bình - Kém tương ứng với 3 thang điểm: 3 – 2 - 1.

Bảng 2.10. Đánh giá về các nội dung quản lý hoạt động NCKH của HV

STT Nội dung quản lý

Mức độ chất lượng GV, CBQL HV Tốt (%) Trung bình (%) Kém (%) X (điểm) Xếp hạng Tốt (%) Trung bình (%) Kém (%) X (điểm) Xếp hạng 1 Xác định mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động NCKH 64,9 35,1 - 2,65 1 56,3 43,8 - 2,56 4

2 Xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn 48,6 48,6 2,7 2,46 3 63,5 36,5 - 2,64 2

3 Phân công và phối hợp với GV hướng dẫn 64,9 32,4 2,7 2,62 2 55,2 42,7 2,1 2,53 5

4 Cung cấp các điều kiện hỗ trợ HV NCKH 48,6 43,2 8,1 2,41 5 61,5 37,5 1,0 2,60 3

5

Tạo hứng thú, thu hút học viên tham gia NCKH

43,2 51,4 5,4 2,38 6 38,5 59,4 2,1 2,36 11

6

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho HV

43,2 51,4 5,4 2,38 6 49,0 49,0 2,1 2,47 6

7 Giám sát quá trình thực hiện NCKH của HV 45,9 43,2 10,8 2,35 9 42,7 56,3 1,0 2,42 7

8

Xây dựng và thực hiện chế độ khen thưởng cho thành tích NCKH

24,3 70,3 5,4 2,19 11 42,7 54,2 3,1 2,40 9

9

Cung cấp thông tin/cơ hội tham gia NCKH cho HV 45,9 54,1 - 2,46 3 70,8 29,2 - 2,71 1 10 Huy động và quản lý các nguồn hỗ trợ cho NCKH 37,8 59,5 2,7 2,35 9 40,6 56,3 3,1 2,38 10 11

Phối hợp với các bên liên quan đến hoạt động NCKH của HV

Đối với HV, nội dung Khoa thực hiện tốt nhất là việc Cung cấp thông tin và

cơ hội nghiên cứu cho HV. Công tác Xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn được

đánh giá tốt thứ 2, xếp tiếp theo là Cung cấp các điều kiện hỗ trợ HV NCKH (thứ 3), Định hướng phát triển hoạt động NCKH (thứ 4), Phân công và phối hợp với GV

hướng dẫn (thứ 5).

Còn theo đánh giá của GV và CBQL, Định hướng phát triển hoạt động NCKH chính là nội dung được Khoa thực hiện tốt nhất. Công tác Phân công và phối hợp với GV hướng dẫn được là nội dung Khoa làm tốt thứ 2, tiếp theo là Xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn và Thông tin/Cung cấp cơ hội tham gia NCKH cho HV (cùng xếp thứ 3), Cung cấp các điều kiện hỗ trợ HV NCKH (thứ 5).

Điểm chung trong đánh giá của GV, CBQL và HV về những nội dung quản lý Khoa thực hiện chưa tốt là khả năng Tạo hứng thú và thu hút HV vào NCKH, Tổ

chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho HV, Giám sát quá trình thực hiện NCKH của HV, Xây dựng và thực hiện chế độ khen thưởng cho thành tích NCKH (thuộc nội dung Tổ chức triển khai hoạt động NCKH); Huy động và quản lý các nguồn hỗ trợ cho NCKH, Phối hợp với các bên liên quan đến hoạt động NCKH của HV (thuộc nội dung Quản lý môi trường NCKH).

Như vậy có thể nhận định, nội dung quản lý Khoa đã và đang được thực hiện tốt nhất chính là việc định hướng phát triển hoạt động NCKH. Nội dung Quản lý môi trường NCKH và nội dung tổ chức triển khai hoạt động NCKH bị đánh giá thấp hơn. Kết quả đánh giá chung cho 3 nhóm nội dung quản lý thể hiện ở Hình 2.5 sau đây.

Dựa trên mức điểm trung bình này có thể đưa ra nhận xét khái quát:

Nội dung tổ chức triển khai hoạt động NCKH là yếu nhất (2,43 điểm), trong khi hầu hết các yếu tố liên quan đến nội dung này lại có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động NCKH của HV (theo kết quả ở phần 2.5).

Điểm trung bình cho tồn bộ các nội dung quản lý là 2,50 điểm cho thấy Khoa đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác quản lý và nhận được sự đánh giá tương đối khả quan của GV và HV. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn còn chưa được như tiềm năng và sự mong đợi. Với sự nỗ lực lớn hơn nữa và thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, Khoa hồn tồn có thể đẩy mạnh hoạt động NCKH của HV cũng như của cán bộ, GV của Khoa trong thời gian tới.

Tiểu kết Chương 2

Dựa trên kết quả khảo sát ý kiến từ GV, CBQL và HV, Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động NCKH của HV cũng như thực trạng công tác quản lý hoạt động này của Khoa Các khoa học liên ngành. Nhận định khái quát như sau:

- GV, CBQL và HV đều đánh giá cao vai trò của hoạt động NCKH đối với chất lượng đào tạo các chương trình thạc sĩ tại Khoa.

- Mặc đù đã có sự nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH nhưng một tỉ lệ khơng nhỏ HV chưa có sự quan tâm và chưa hứng thú với hoạt động này. Kết quả về mức độ thực hiện các hình thức NCKH mà HV đã thực hiện cho thấy tỉ lệ thực hiện chưa cao, chủ yếu là những hoạt động bắt buộc thuộc chương trình đào tạo, trong đó một số hình thức đã bị HV bỏ qua, không thực hiện.

- GV, CBQL và HV đã có những đánh giá khá tương đồng về lợi ích và tác dụng của hoạt động NCKH, cũng như về các khó khăn, rào cản HV thường gặp trong quá trình thực hiện NCKH. Sự yếu kém về năng lực NCKH của HV, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành, cũng là một rào cản cũng đáng lo ngại khi các kỹ năng của HV chỉ được đánh giá ở mức điểm trung bình là 2,14/3 điểm.

- Cả ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đều có tác động khơng nhỏ đến hoạt động NCKH của HV. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động NCKH của HV là nhóm yếu tố từ bản thân người học. Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố từ phía mơi trường quản lý là thấp nhất.

- Công tác quản lý các hoạt động NCKH của HV còn bộc lộ những bất cập, hạn chế. Các nội dung về tổ chức triển khai hoạt động NCKH, trong đó phần lớn là những nội dung liên quan trực tiếp đến người học bị đánh giá kém nhất, trong khi nhóm yếu tố từ phía người học lại có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động NCKH của HV.

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA HỌC VIÊN TẠI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 66 - 74)