STT Biện pháp đề xuất ĐV Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1
Xây dựng chiến lược và các kế hoạch theo niên hạn cho công tác NCKH SL 31 9 0 18 21 1 Tỉ lệ % 77,5 22,5 0 45,0 52,5 2,5 2 Hình thành không gian NCKH SL 28 11 1 17 20 3 Tỉ lệ % 70,0 27,5 2,5 42,5 50,0 7,5 3
Điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường học phần hoặc tích hợp nội dung liên quan đến NCKH trong chương trình SL 28 12 0 23 16 1 Tỉ lệ % 70,0 30,0 0 57,5 40,0 2,5 4
Đẩy mạnh vai trò của giảng viên đối với hoạt động NCKH của HV
SL 29 10 1 21 18 1
Tỉ lệ
% 72,5 25,0 2,5 52,5 45,0 2,5
5 Tạo hứng thú và động cơ tham gia NCKH cho HV
SL 27 13 0 18 22 0
Tỉ lệ
% 67,5 32,5 0 45,0 55,0 0
6
Huy động hỗ trợ bên ngoài và phát huy vai trò của mạng lưới HV, cựu HV cho hoạt động NCKH SL 24 14 2 18 19 3 Tỉ lệ % 60,0 35,0 5,0 45,0 47,5 7,5 Trung bình Tỉ lệ % 69,6 28,7 1,7 47,9 48,3 3,8 Về mức độ cấp thiết
Đại đa số GV và CBQL đánh giá cao sự cấp thiết của việc áp dụng các biện pháp đề xuất để có thể đẩy mạnh hoạt động NCKH của HV các chương trình đào tạo của Khoa. Tỉ lệ trung bình những người được hỏi đánh giá việc áp dụng các biện pháp là “rất cấp thiết” chiếm tới 69,6% cho thấy vấn đề về NCKH của HV rất cần được thay đổi. Số câu trả lời “cấp thiết” có tỉ lệ trung bình là 28,7%, trong khi chỉ có 1,7% số trả lời là ít cấp thiết. Những con số này biểu thị sự đồng thuận trong đội ngũ GV và CBQL trong nhận thức về yêu cầu đối với hoạt động NCKH của HV.
Xét riêng từng biện pháp thì “Xây dựng chiến lược và các kế hoạch theo niên
và 0% “ít cấp thiết”. Điều này cho thấy định hướng và kế hoạch chiến lược luôn là kim chỉ nam, là yếu tố tiên quyết cho việc triển khai những hoạt động cụ thể của công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động NCKH của HV nói riêng. Tiếp theo là biện pháp “Đẩy mạnh vai trò của giảng viên đối với hoạt động NCKH của
HV” với 72,5% , “Hình thành khơng gian NCKH” và “Điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường học phần hoặc tích hợp nội dung liên quan đến NCKH trong chương trình” với cùng 70%.
Chỉ có 2,5% nghĩ rằng 2 biện pháp “Hình thành không gian NCKH” và “Đẩy mạnh vai trò của giảng viên đối với hoạt động NCKH của HV” là ít cấp thiết.
Có 5% cùng quan điểm này đối với biện pháp “Huy động hỗ trợ bên ngồi và phát
huy vai trị của mạng lưới học viên, cựu học viên cho hoạt động NCKH”.
Quy định điểm số 3 - 2 - 1 tương ứng cho các mức độ Rất cấp thiết - Cấp thiết - Ít cấp thiết thì tính được điểm trung bình cho tất cả các biện pháp là 2,68/3 điểm.
Về mức độ khả thi
Tuy được 77,5% số người được hỏi đánh giá “rất cấp thiết” nhưng biện pháp
“Xây dựng chiến lược và các kế hoạch theo niên hạn cho cơng tác NCKH” vẫn có
2,5% cho rằng ít khả thi, trong khi 52,5% đánh giá “khả thi” và 45,0% nhận xét “rất khả thi”. Nhận định ở mức độ “ít khả thi” có 2,5% đối với hai biện pháp “Điều
chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường học phần hoặc tích hợp nội dung liên quan đến NCKH trong chương trình” và “Đẩy mạnh vai trò của giảng viên đối với hoạt động NCKH của HV”. Và 7,5% đối với hai biện pháp “Hình thành khơng gian NCKH” và “Huy động hỗ trợ bên ngoài và phát huy vai trò của mạng lưới học viên, cựu học viên cho hoạt động nghiên cứu khoa học”. Dù vậy, tất cả các biện
pháp đều được đánh giá mức độ “rất khả thi” và “khả thi” cao (lần lượt từ 42,5% trở lên và từ 40% trở lên). Tỉ lệ trung bình chung cho tất cả các biện pháp là 47,9% rất khả thi và 48,3% khả thi.
Quy định điểm số 3 – 2 - 1 tương ứng cho các mức độ Rất khả thi – Khả thi – Ít khả thi thì tính được điểm trung bình cho tất cả các biện pháp là 2,44/3 điểm. Các con số trên cho thấy, quá trình triển khai áp dụng các biện pháp không phải lúc nào cũng hồn tồn thuận lợi và có thể gặp những khó khăn nhất định, nhưng dù vậy, việc áp dụng các biện pháp này là có thể thực hiện được để đem lại hiệu quả cho công tác quản lý các hoạt động NCKH của HV.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở lý luận ở Chương 1, các căn cứ pháp lý hiện hành và thực tế tại đơn vị được phân tích, đánh giá thông qua khảo sát ở Chương 2, các biện pháp quản lý đã được nghiên cứu và đề xuất. 6 biện pháp này có mối liên quan với nhau, bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất các biện pháp.
Các biện pháp đề xuất được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi với điểm đánh giá trung bình chung lần lượt là 2,68/3 và 2,44/3 điểm. Các điểm số này một mặt cho biết đã đến lúc cần phải áp dụng một cách có hệ thống các biện pháp quản lý để có thể cải thiện thực trạng của hoạt động NCKH của HV, mặt khác cho thấy khả năng cao trong việc áp dụng thành công các biện pháp được đề xuất. Như vậy, hoạt động NCKH, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành của HV sẽ được đẩy mạnh, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cho công tác đào tạo của Khoa Các khoa học liên ngành, phù hợp với mục tiêu đào tạo ở bậc thạc sĩ và mục tiêu phát triển các khoa học liên ngành ở ĐHQGHN.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Ở nước ta, khoa học và công nghệ cùng với đào tạo đã được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là động lực then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, và giáo dục đại học, trong đó đào tạo ở bậc thạc sĩ giữ vai trò đặc biệt quan trọng thực hiện sứ mệnh này. Quan hệ gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo đã được quan tâm định hướng từ lâu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh mà khoa học liên ngành đang ngày càng phổ biến và trở thành xu thế tất yếu cho sự phát triển của khoa học, các nghiên cứu liên ngành đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý. Tuy nhiên, để nghiên cứu khoa học, trong đó có nghiên cứu liên ngành của học viên bậc thạc sĩ trong các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng được những mục tiêu mong đợi, một mặt góp phần tạo ra những bước đột phá về khoa học và công nghệ, bắt kịp với xu thế phát triển của khoa học liên ngành trên toàn cầu, tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế của đất nước, một mặt để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển thì cần phải có sự quản lý thích hợp ở tầm vĩ mô và ở từng đơn vị trong hệ thống giáo dục đại học.
Trên cơ sở những mục tiêu đó, đề tài đã tập trung và hồn thành nghiên cứu những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận về giáo dục đại học, đào tạo sau đại học, về hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu liên ngành và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên trong các chương trình đào tạo liên ngành bậc thạc sĩ và về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này;
- Đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên các chương trình đào tạo thạc sĩ liên ngành và thực trạng công tác quản lý hoạt động này tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm về mảng hoạt động này của học viên, và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, trong đó các yếu tố thuộc về bản thân người học có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Khoa còn những bất cập, hạn chế khiến cho hiệu quả của hoạt động chưa cao như khả năng tạo hứng thú, động lực và thu hút học viên vào nghiên cứu khoa học; sự huy động các nguồn hỗ trợ cho nghiên
cứu khoa học của học viên; cơng tác theo dõi, giám sát q trình nghiên cứu khoa học của học viên hay hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành cho học viên...
- Dựa trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp dành cho công tác quản lý phù hợp với thực tế và với mục tiêu phát triển của Khoa Các khoa học liên ngành. Các biện pháp này đã được đưa ra khảo nghiệm và được khẳng định về tính cấp thiết và tính khả thi cho việc đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
Như vậy, đề tài đã trả lời được các câu hỏi đặt ra ở phần Mở đầu và hồn thành mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Khuyến nghị
Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, cả về nhân lực, vật lực và tài lực, đặc biệt là trang thiết bị và ngân sách phân bổ cho hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thành viên và trực thuộc. Đồng thời có cơ chế, quy định phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu liên ngành nói riêng phát triển đáp ứng mục tiêu chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đối với Khoa Các khoa học liên ngành
Xuất phát từ định hướng tổng thể phát triển Khoa và định hướng cụ thể về phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, một mặt, về lâu dài cần có cơ chế thu hút, tuyển dụng những giảng viên, nhà khoa học giỏi, tâm huyết để tăng cường đội ngũ giảng viên cơ hữu cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn học viên trong các chương trình đào tạo thạc sĩ do Khoa tổ chức. Mặt khác, tích cực mở rộng thêm mạng lưới giảng viên thỉnh giảng và cộng tác viên có trình độ chun mơn tốt, có khả năng tư duy liên ngành và nhiệt huyết, say mê khoa học, đặc biệt là các giảng viên trẻ, để tham gia các hoạt động chuyên môn của Khoa.
Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên bằng nguồn kinh phí hoạt động của Khoa chứ khơng chỉ nhờ vào các nguồn hỗ trợ từ bên ngồi để có thể đảm bảo sự ổn định và bền vững cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Chú trọng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý , đồng thời, khuyến khích và có sự đầu tư thích hợp để các cán bộ quản lý có thêm cơ hội và
điều kiện tham gia nghiên cứu, góp phần xây dựng mơi trường khoa học và nâng cao thành tích khoa học chung của Khoa.
Đối với học viên
Chủ động, tích cực hơn trong việc tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học; Phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần ham học hỏi, tìm tịi, khám phá khoa học; Chú trọng tự học, tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng cho mình cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu, đặc biệt là vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành; Đẩy cao tinh thần quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó khăn mỗi khi thực hiện nghiên cứu để có thể đi tới đích với thành cơng cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thanh Ái (2004), "Nghiên cứu khoa học xã hội: những vấn đề đặt ra cho sinh viên và người hướng dẫn luận văn", Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, tr. 216-222.
2. Trần Thanh Ái (2014), "Yếu kém của nghiên cứu khoa học Việt Nam: nguyên nhân và giải pháp", Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 33.
3. Hồng Chí Bảo (2018), Giảng viên đại học phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học, Dân trí Điện tử, ngày 23/9/2018.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế Đào tạo sau đại học, Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 08/6/2000.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ
công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, Thơng tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Thơng tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, truy cập
ngày 30/9/2018, tại trang web http://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khoa-hoc-
va-cong-nghe/Pages/Default.aspx?ItemID=4946.
8. Chính phủ (2002), Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học
và Công nghệ, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002.
9. Chính phủ (2014), Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích
hoạt động khoa học và cơng nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, Nghị
định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 4488/QĐ-
ĐHQGHN ngày 28/11/2014.
11. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc
gia Hà Nội, Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 10/12/2014.
12. Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Quy định Quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định số 286/QĐ-ĐHQGHN
13. Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Quy định về Tổ chức và hoạt động của Khoa Các khoa học liên ngành, Quyết định số 666/QĐ-ĐHQGHN ngày
01/3/2017.
14. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Vũ Cao Đàm (2015), "Tiếp cận phương pháp luận của "nghiên cứu liên ngành" trong nên khoa học hiện đại", Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt
Nam, 1.
16. Harold Koontz, Cyril O"Donnell và Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học - Kỹ thuật.
17. Trương Quang Học (2014), "Về xây dựng nhóm nghiên cứu", Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Việt Nam (Số 13 năm 2014), tr. 6-9.
18. Khoa Các khoa học liên ngành (2018), Chiến lược phát triển Khoa Các khoa
học liên ngành đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Quyết định số
284/QĐ-KHLN ngày 28/8/2018.
19. Đặng Bá Lãm (2018), Giáo dục phải được quan tâm như quân đội thời chiến, Dân trí điện tử, ngày 17/05/2018.
20. Trịnh Cẩm Lan (2016), Liên ngành trong nghiên cứu khu vực học, Hội thảo
khoa học quốc tế "Khu vực học - Những vấn đề lý thuyết và phương pháp luận", Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội,
11/2006.
21. Võ Thị Ngọc Lan và Võ Văn Tuấn (2017), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM.
22. Hoàng Xuân Long và Hoàng Lan Chi (2017), "Một số giải pháp gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo trên thế giới", Journal of Science and Technology Policies and Management, 6(2).
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Sĩ Thư (2015), Quản lý giáo dục: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính và Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tâm lý