Số lượng hội nghị, hội thảo, seminar khoa học do Khoa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 47 - 50)

STT Loại hoạt động 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số

1 Hội nghị khoa học 1 1 0 0 0 2

2 Hội thảo khoa học 2 3 4 6 4 19

3 Seminar khoa học 0 1 1 1 3 6

Tổng số 3 5 5 7 7 27

Nhìn vào những số liệu trên đây có thể thấy, tình hình hoạt động KHCN của Khoa nói chung cũng như của cá nhân cán bộ, GV cơ hữu rất hạn chế. Số lượng hội nghị, hội thảo hàng năm chưa đạt đến con số hàng chục, điều này có thể được lí giải phần nào bởi nguồn kinh phí dành cho các hoạt động này rất hạn hẹp. Mỗi năm, Khoa chỉ được cấp khoảng 200 triệu đồng ngân sách cho toàn bộ hoạt động KH&CN, bao gồm cả tổ chức hội nghị, hội thảo và triển khai các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Hơn nữa, Khoa chưa khai thác, phát huy được tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ, hợp tác từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngồi. Vì vậy, dù rất mong muốn đẩy mạnh mảng hoạt động KH&CN nhưng Khoa gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động, phân bổ kinh phí cũng như điều phối, tổ chức các hoạt động.

Về phía cán bộ, GV, ngoài đề tài đăng kí theo ngân sách hạn chế do Khoa phân bổ, họ phải tự tìm kiếm, tham gia các đề tài, nhiệm vụ ở các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế để một mặt tăng thêm thu nhập, mặt khác, quan trọng hơn, để nâng cao thành tích NCKH của cá nhân và đơn vị. Tuy nhiên, khả năng được tham gia thực hiện các đề tài, nhiệm vụ thực sự khơng nhiều và cịn nhiều rào cản về mặt thủ tục hành chính cũng như các điều kiện cần đáp ứng theo yêu cầu, đòi hỏi của đơn vị chủ trì. Với thực tế đầy khó khăn như vậy, chỉ những người thực sự có niềm say mê với NCKH mới có thể duy trì và phát triển hoạt động này nếu khơng có những biện pháp quản lý hữu hiệu từ phía Khoa.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp ở Chương 3.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động NCKH của HV

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của HV tại Khoa.

2.2.3. Đối tượng và công cụ khảo sát

2.2.3.1. Đối tượng khảo sát: 192 HV, 74 GV và CBQL. 2.2.3.1. Công cụ khảo sát: Hồ sơ, báo cáo; Bảng hỏi.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Tra cứu dữ liệu tại đơn vị; - Gửi/Phát Bảng hỏi;

- Phỏng vấn.

2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

2.3.1. Nhận thức của học viên về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng trong các đặc tính tâm lý của con người, để có động lực thực hiện một hoạt động bất kì, trước hết cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động đó. Để tìm hiểu về nhận thức của HV về tầm quan trọng của NCKH, khảo sát đã được tiến hành đối với các HV trong các chương trình đào tạo của Khoa.

Hình 2.1. Nhận thức của HV về tầm quan trọng của hoạt động NCKH

Kết quả khảo sát này cho thấy một tín hiệu đáng mừng là đại đa số HV đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với chất lượng của CTĐT mà họ đang theo học, với tỉ lệ câu trả lời “Rất quan trọng” và “Quan trọng” đều chiếm 49% . Tuy nhiên, vẫn có 4 trong số 192 HV được hỏi (2%) đánh giá thấp vai trò của hoạt động này khi trả lời “Ít quan trọng”. Tuy tỉ lệ này không lớn nhưng cũng là vấn đề mà Khoa cần quan tâm, có biện pháp để nâng cao nhận thức cho HV.

2.3.2. Sự quan tâm và hứng thú của học viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

Sự quan tâm và hứng thú của HV đối với hoạt động NCKH được tìm hiểu đối với cả GV, CBQL và từ bản thân HV.

Hình 2.2. Mức độ quan tâm và mức độ hứng thú của HV đối với NCKH

a) b)

Hình 2.2a cho thấy, mặc dù nhận thức về vai trò quan trọng của NCKH nhưng vẫn có tỉ lệ khơng nhỏ HV chưa dành sự quan tâm đối với NCKH qua con số 14,6% HV tự nhìn nhận “ít quan tâm” và trên 20% “chưa quan tâm” và “ít quan tâm” theo đánh giá của GV. Hơn nữa, mức độ quan tâm và mức độ hứng thú đối với

NCKH lại khơng song hành với nhau. Hình 2.2b lại cho thấy thực trạng có khơng ít HV quan tâm đến NCKH nhưng lại chưa thật sự hứng thú với hoạt động này (chiếm tới 31,3% theo sự tự cảm nhận của HV và 36,1% theo đánh giá của GV). Điều này xảy ra phần nào do HV chưa thấy được đầy đủ những lợi ích và tác dụng mà NCKH đem lại. Bên cạnh đó là những hoạt động này chưa đủ hấp dẫn, thu hút được HV, khiến cho họ chưa cảm thấy hứng thú để tham gia. Như vậy, tăng hứng thú đối với NCKH cho HV là một công việc quan trọng mà Khoa cần lưu tâm, tìm những biện pháp thích hợp.

2.3.3. Quan điểm về lợi ích và tác dụng của nghiên cứu khoa học

Quan điểm về lợi ích cụ thể NCKH mang lại cho HV phụ thuộc vào mỗi người. Để có được đánh giá khách quan và đầy đủ hơn, khảo sát thu thập quan điểm của HV về lợi ích đối với chính bản thân họ và quan điểm của GV, CBQL về lợi ích đối với HV nói chung.

Các lợi ích được đề xuất với 5 thang đánh giá, mức độ lợi ích lớn nhất là 5, giảm dần đến 1, tương ứng với mức điểm số để tính điểm trung bình X cho mỗi lợi ích. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên tại khoa các khoa học liên ngành, đại học quốc gia hà nội (Trang 47 - 50)