Thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 26 - 30)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học

1.2.4.1. Khái niệm thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học hay còn gọi là thiết bị giáo dục, học cụ, phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất nhà trường, là điều kiện tiền đề hay yếu tố “đầu vào”, là một tiêu chuẩn đánh giá rất quan trọng của bất kỳ một nhà trường hay một cơ sở giáo dục nào.

Thiết bị dạy học là hạt nhân của cơ sở vật chất là một trong sáu yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục:

*Mục tiêu đào tạo. *Nội dung đào tạo. *Phương pháp đào tạo

*Lực lượng đào tạo *Đối tượng đào tạo.

*Cơ sở vật chất (Hạt nhân là TBDH)

Theo tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền:

Tài sản cơ sở vật chất nhà trường chính là hệ thống các thiết bị trường học và các phương tiện vật chất, kỹ thuật khác nhau dùng cho quá trình dạy học và giáo dục, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc (đất đai, nhà cửa), thiết bị

dùng cho công tác giảng dạy và học tập, thiết bị dùng cho công tác quản lý,… được sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Thiết bị giáo dục bao gồm: thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tại lớp, thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống. Tất cả các thiết bị này nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. [13, tr.163].

Thiết bị dạy học là các phương tiện vật chất cần thiết được GV và HSSV sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục, là công cụ hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, giúp người học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, trong hoạt động khám phá và lĩnh hội tri thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

1.2.4.2. Phân loại thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học trong các nhà trường rất đa dạng và phong phú nên việc phân loại chúng cũng tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau. Song có thể phân loại một cách tương đối theo các nhóm như sau:

(1) Theo đặc điểm của các nhiệm vụ dạy học: Hệ thống các thiết bị truyền đạt thông tin Hệ thống các thiết bị kiểm tra kiến thức Hệ thống các thiết bị rèn luyện kỹ năng Hệ thống các thiết bị tự học

Hệ thống các thiết bị làm quen với quá trình sản xuất (2) Theo nguyên tắc làm việc của các thiết bị

Các ph thiết bị ương tiện cơ khí Các thiết bị thủ cơng

Các thiết bị cơ điện Các thiết bị điện tử

Các thiết bị tự động, bán tự động hay thô sơ (3) Theo đặc tính tác động đến các giác quan

Các thiết bị nghe Các thiết bị nhìn Các thiết bị nghe nhìn (4) Theo thành phần người học

Các thiết bị dành cho cá nhân Các thiết bị dành cho nhóm học tập Các thiết bị giành cho tập thể lớp

(5) Về phía giáo viên thì phân loại theo dạng sản phẩm là phổ biến nhất

Tranh ảnh, bản đồ: để minh họa một sự vật, một hiện tượng ở nhiều môn học

Băng ghi âm, ghi hình: tái hiện, hiện thực thơng qua âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của HSSV.

Tấm nhựa trong, phim miếng: để nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng tĩnh trong một thời gian trình bày tùy ý.

Mẫu vật: giúp nghiên cứu nguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú.

Mơ hình: mơ phỏng lại sự vật, một quy trình cho phép nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự.

Phần mềm vi tính

Máy móc, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: là phương tiện đặc trưng cho các mơn khoa học thực nghiệm như vật lý, hóa học, sinh học, kỹ thuật công nghiệp,…

1.2.4.3. Quản lý thiết bị dạy học

Quản lý thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho cơng tác giáo dục và đào tạo. Có thể nói, quản lý thiết bị dạy học là một trong những công việc quan trọng của người quản lý, đây là một đối tượng quản lý quan trọng trong các nhà trường.

Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ: tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị trường học chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục và đào tạo khi được quản lý tốt. Chính vì vậy cho nên đi đơi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn hết là phải chú trọng đến việc quản lý tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường. [13, tr.163].

Quản lý tốt thiết bị dạy học sẽ làm cho thiết bị dạy học có mối liên hệ mật thiết với giảng viên và HSSV, phù hợp với nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo.

Tuy nhiên, để quản lý thiết bị dạy học có hiệu quả cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất là nguyên tắc về tính mục đích: khi sử dụng bất kỳ một thiết bị nào trong quá trình dạy học thì cần phải xác định được nhiệm vụ của nó với chương trình đang học. Nếu sử dụng thiết bị mà không xác định được nhiệm vụ rõ ràng của nó đối với chương trình đang giảng dạy thì tốt nhất khơng nên sử dụng, vì điều đó sẽ gây nên các hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm.

Thứ hai là nguyên tắc về tính phù hợp: mỗi thiết bị dạy học có vị trí nhất định theo nội dung bài học, người giáo viên phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị đó cho phù hợp với tiến trình bài học.

Thứ ba là nguyên tắc về tính kế thừa và phát triển: trong q trình quản lý và sử dụng thiết bị dạy học phải đảm bảo nguyên tắc các thiết bị mới được kế thừa và thay thế thiết bị cũ, hỏng, lạc hậu song phải đảm bảo về mục đích và tính phù hợp khi sử dụng.

Thứ tư là nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý: việc sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường khơng chỉ là cơng việc riêng của giáo viên, nó gắn với các khâu cung cấp, bảo quản, kế hoạch, dự tốn và nó cịn liên quan đến người quản lý nhà trường và nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng dược phú thọ đáp ứng yêu cầu dạy học thực hành (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)