2.3. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
2.3.4. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng thiết bị dạy học
Quản lý việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy hết tiềm năng của các loại thiết bị, hiệu quả sử dụng các loại thiết bị đối với mục tiêu giáo được nâng cao và tiết kiệm được kinh phí đầu tư mua sắm cho nhà trường. Trường cao đẳng Dược Phú Thọ đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồng thời cũng quy định trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong công
tác này. Chẳng hạn, nhà trường đã ban hành các văn bản quản lý như: nội quy phòng máy, nội quy phịng thực hành thí nghiệm, định mức hóa chất, vật liệu tiêu hao sử dụng cho các bài thực hành, thí nghiệm,… Để đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử TBDH hiện nay tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của các đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá về mức độ sử dụng thiết bị
Stt Tên thiết bị Cán bộ quản lý (n=30) Giảng viên (n=70) Học sinh, sinh viên (n=300) Thường xuyên K. thường xuyên K. sử dụng Thường xuyên K. thường xuyên K. sử dụng Thường xuyên K. thường xuyên K. sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 01 Máy móc thí nghiệm và NCKH 9 27 18 60 3 10 44 63 21 30 5 7 105 35 165 55 30 10 02 Máy vi tính 28 93,3 2 6,7 0 0 45 91 25 36 0 0 95 31.7 193 64,3 12 4 03 Máy chiếu 7 23,4 22 73,3 1 3,3 62 88,6 8 11,4 0 0 176 58,7 124 41,3 0 0 04 Mơ hình 9 30 16 53,3 5 16,7 25 35,7 37 53 8 11,3 114 38 171 57 15 5 05 Tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ 5 16,7 31 70 4 13,3 27 38,6 36 51,4 7 10 135 45 147 49 18 6 06 Mẫu vật, tiêu bản 5 16,7 31 70 4 13,3 26 37 29 41 15 21 150 50 141 47 9 3 07 Đầu, đĩa CD, VCD 14 46,7 13 43,3 3 10 15 21,4 30 42,9 25 35,7 122 40,7 153 51 25 8.3 09 Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm 14 46,7 16 53,3 0 0 34 48,6 29 41,4 7 10 174 58 126 42 0 0 10 Trang web, phần mềm dạy học… 21 70 8 26,7 1 3,3 29 41,5 36 51,4 5 7,1 138 46 132 44 30 10
Từ kết quả của bảng số liệu cho thấy: trong số các TBDH cơ bản của nhà trường thì nhóm thiết bị như: máy tính, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật, tiêu bản là được đánh giá là sử dụng nhiều nhất. Có tới 91% GV thường xuyên sử dụng máy vi tính phục vụ giảng dạy và phục vụ cơng việc. Mơ hình được cho là thiết bị có tần xuất sử dụng thấp. Vì hiện nay các thiết bị mơ hình chủ yếu của nhà trường là mơ hình y học phục vụ cho thực hành các môn học/ học phần y học, giải phẫu sinh lý hoặc các mơn học của chương trình đào tạo y sĩ hoặc điều dưỡng. Trong khi đó quy mơ đào tạo của nhà trường chủ yếu là về ngành dược.
Chúng ta thấy rằng việc đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học ở Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ mặc dù vẫn còn hạn chế ở một vài khâu, tuy nhiên về cơ bản là tương đối đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ GV và HSSV cho chương trình đào tạo. Nhưng làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các thiết bị này lại là vấn đề các nhà quản lý ln phải quan tâm. Việc đầu tiên có lẽ là cần phải làm cho tất cả các đối tượng sử dụng hiểu rõ về tính năng và quy trình sử dụng các loại thiết bị. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát giảng viên và HSSV để đánh giá thực trạng vấn đề này tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
Bảng 2.7. Mức độ hiểu về tính năng và cách thức sử dụng thiết bị
STT Nội dung Giảng viên (n=70) HSSV (n= 300) SL TL% SL TL%
1 Hiểu rõ tính năng và tác dụng của từng loại thiết bị
57 81,4 186 62
2 Chưa hiểu rõ về tính năng và tác dụng của các loại thiết bị
10 14,3 86 28,7
3 Sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học phù hợp với chun mơn của mình
50 71,1 123 41
STT Nội dung Giảng viên (n=70) HSSV (n= 300) SL TL% SL TL%
máy móc, thiết bị hiện đại
5 Chưa được tập huấn, hướng dẫn cụ thể về tính năng và cách sử dụng thiết bị
4 5.7 156 52
6 Cảm thấy vất vả, khó khăn hơn khi dạy học có thiết bị dạy học
3 4,3 39 13
Từ kết quả khảo sát về mức độ hiểu tính năng và cách thức sử dụng thiết bị dạy học chúng ta thấy rằng: đại đa số GV và HSSV đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng to lớn của thiết bị dạy học đối với quá trình dạy học. Tuy nhiên mức độ hiểu về tính năng, cách thức sử dụng thiết bị dạy học của GV và HSSV đặc biệt là cách thức sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại vẫn cịn nhiều hạn chế. Vẫn cịn tới 14,3% GV và 28,7% HSSV chưa hiểu hết về tính năng và tác dụng của các loại thiết bị dạy học. Có tới 25,7% giảng viên và 70% HSSV còn cảm thấy lúng túng khi sử dụng một số máy móc hiện đại và cần tới sự hỗ trợ của kỹ thuật viên. Điều này có thể do việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng TBDH cho GV và học sinh, sinh viên chưa được thực hiện thường xuyên, cho nên vẫn còn một số GVchưa sử dụng thành thạo các loại TBDH. Vẫn còn nhiều HSSV chưa hiểu hết tính năng và cách thức sử dụng một số thiết bị dạy học.
Mục đích của dạy học thực hành là giúp người học củng cố thêm các kiến thức về mặt lý thuyết, song chủ yếu là rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thái độ cần thiết cho người học để có thể thực hiện được các thao tác nghề nghiệp chun mơn và xử lý được các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống. Như vậy người học được thực hành thông qua các TBDH mô phỏng và thực tế càng nhiều thì hiệu quả giảng dạy càng cao. Ngược lại nếu chỉ giảng dạy lý thyết đơn thuần thì hiệu quả cũng ở mức hạn chế.
Nhưng trên thực tế vẫn cịn tồn tại tình trạng một số giảng viên vẫn dạy lý thuyết một chiều, dạy chay, ít sử dụng thiết bị dạy học. Nguyên nhân có thể do họ ngại sử dụng thiết bị dạy học hoặc kỹ năng sử dụng một số loại thiết bị dạy học chưa thành thạo, chưa biết cách sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý, sử dụng chưa đúng lúc đúng chỗ nên có thể hiệu quả mang lại chưa như mong đợi.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 70 giảng viên của nhà trường về mức độ sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy.
Bảng 2.8. Thực trạng và nguyên nhân sử dụng thiết bị dạy học đối với giảng viên
STT Nội dung và các chỉ số SL TL%
1 TBDH được sử dụng từ 80% trở lên 14 20
2 TBDH được sử dụng từ 65% đến dưới 80% 38 54,2
Nguyên nhân của các chỉ số trên
TBDH chất lượng tốt, sẵn sàng sử dụng
45 64,3
Được tập huấn, hướng dẫn 44 62,8
Sử dụng dễ dàng 41 58,6
Số lượng thiết bị đầy đủ để sử dụng
42 60
3 TBDH được sử dụng từ 40% đến dưới 65% 11 15,8
4 TBDH được sử dụng từ 0% đến dưới 40% 7 10
Nguyên nhân của các chỉ số trên
Chưa được tập huấn, hướng dẫn sử dụng TBDH 5 7,1 TBDH không dễ sử dụng 12 17 Số lượng TBDH chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng 6 8,6 Chất lượng của TBDH chưa đảm bảo 3 4.3
Bảng số liệu trên cho thấy: có tới 74,2% giảng viên trực tiếp giảng dạy khẳng định rằng đã sử dụng và hướng dẫn HSSV sử dụng TBDH trên 65% so với yêu cầu giảng dạy. Trong đó, 14/70 chiếm tỷ lệ 20% GV được hỏi đã sử dụng thiết bị dạy học rất tốt, khai thác gần như tối đa hiệu quả sử dụng của thiết bị trong quá trình dạy học. Nguyên nhân của các kết quả trên thì 60% trở lên GV được hỏi đánh giá là: thiết bị dạy học có số lượng và chất lượng tốt, được tập huấn, hướng dẫn sử dụng cụ thể và sử dụng được dễ dàng. Ngược lại với các kết quả trên thì vẫn cịn 25,8% giáo viên mới khai thác và sử dụng được dưới 65% thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy. Thậm chí có tới 10% giáo viên được hỏi sử dụng chưa tới 40% TBDH trong quá trình dạy học và các nguyên nhân chủ yếu mà họ đưa ra cho các kết quả đó là: chưa được tập huấn hướng dẫn cụ thể về sử dụng thiết bị, một số thiết bị, máy móc cơng nghệ khó sử dụng, số lượng và chất lượng ở một số loại thiết bị ở những thời điểm nhất định chưa đáp ứng u cầu giảng dạy. Ngồi ra có thể nói rằng ý thức khai thác sử dụng TBDH ở mỗi giảng viên là chưa đồng đều; để có một bài giảng tốt trên các TBDH sẽ phải huy động sức lực và trí tuệ để chuẩn bị mà điều này không phải giảng viên nào cũng dễ dàng hưởng ứng. Đặc biệt đối với thiết bị mới lạ, những thiết bị cơng nghệ cao thì việc sử dụng thiết bị như là phương tiện, công cụ để đổi mới phương pháp dạy học lại càng khó khăn hơn nhiều. Do vậy, một bộ phận nhỏ giảng viên ngại thể hiện bài giảng của mình trên nền cơng nghệ hiện đại mà lại chọn phương pháp truyền thống.
Mục đích quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường cụ thể cho đến cùng là mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của HSSV nhằm đạt tới chất lượng đào tạo như mong muốn. Để đánh giá thực trạng hiệu quả giảng dạy và học tập của GVvà học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay ở góc độ quản lý thiết bị dạy học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 cán bộ quản lý và giảng viên, 300 HSSV nhà trường về hiệu quả giảng dạy và học tập khi sử dụng thiết bị dạy học. Việc thu thập các thông tin từ HSSV là rất quan trọng vì nó mang tính khách
quan cao và HSSV chính là đối tượng trực tiếp nhận hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học do giảng viên sử dụng trong quá trình giảng dạy hoặc HSSV trực tiếp sử dụng. Tuy nhiên có thể có những thơng tin bị nhiễu bởi nhận thức của HSSV còn hạn chế, do tâm lý, thái độ của HSSV khi thực hiện khảo sát,… Vì vậy tác giả đề tài sẽ nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể và sử dụng các số liệu để tham khảo một cách logic và có hệ thống. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về hiệu quả giảng dạy khi sử dụng thiết bị dạy học.
Nội dung Ý kiến
SL TL%
Giúp giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị bài một cách thuận lợi hơn
81 81
Chất lượng và hiệu quả của tiết học được tăng lên 82 82
HSSV sôi nổi, hào hứng và hứng thú học tập 84 84
Tích cực hóa q trình nhận thức và tư duy logic của HSSV 81 81 Rèn luyện thói quen, kỹ năng làm việc khoa học cho giảng viên và
HSSV
86 86
Giải phóng sức lao động, tăng năng suất, hiệu quả công việc của Giảng viên và HSSV
79 79
Tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và hiểu nhau hơn giữa GV và HSSV 76 76
Công tác kiểm tra đánh giá thuận lợi hơn 87 87
Bảng 2.10. Đánh giá của HSSV về hiệu quả giảng dạy và học tập khi sử dụng thiết bị dạy học.
Nội dung Ý kiến
SL TL%
Giảng viên giảng dạy dễ hiểu hơn 246 82
Chất lượng và hiệu quả của tiết học được tăng lên 237 79 HSSV sôi nổi, hào hứng và hứng thú học tập 206 68,7
Phát triển khả năng tư duy của HSSV 241 80,3
Rèn luyện thói quen, kỹ năng làm việc khoa học HSSV 186 62 Giải phóng sức lao động, tăng năng suất, hiệu quả công việc của
giảng viên và HSSV
214 71,3
Tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và hiểu nhau hơn giữa GV và HSSV 192 64
Công tác kiểm tra đánh giá thuận lợi hơn 216 72
Tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên 185 61,7
Kết quả từ 2 bảng số liệu trên cho thấy: hầu hết cán bộ, GV và học sinh, sinh viên đều khẳng định sử dụng tốt thiết bị dạy học trong quá trình dạy và học sẽ mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho việc dạy của GV thuận lợi hơn và HSSV sẽ học tập tích cực hơn. Tỷ lệ trung bình khoảng 80% cán bộ, giảng viên đánh giá tốt hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học như: xây dựng kế hoạch giảng dạy thuận lợi hơn, chất lượng tiết học được tăng lên, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, hiệu quả công việc của giảng viên, HSSV sôi nổi, hào hứng và hứng thú học tập,… Song vẫn còn khoảng 20% cán bộ, GV chưa đánh giá tốt về hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Về phía HSSV đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở mức độ thấp hơn, các tiêu chí đánh giá đạt mức từ 60 đến 82%, tuy nhiên kết quả này cũng nên nhìn nhận ở góc độ tham khảo. Vấn đề đặt ra đối với người làm công tác quản lý là phải: đầu tư, mua sắm đầy đủ thiết bị dạy học theo yêu cầu; tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học đối với mọi
thiết bị; công tác bảo quản, bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên làm cho các thiết bị ln trong tình trạng sẵn sàng sử dụng.