3.2. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược
3.2.3. Xây dựng quy trình sử dụng thiết bị dạy học
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thiết bị dạy học đồng thời chấm dứt tình trạng ngại sử dụng thiết bị dạy học ở một số ít giáo viên và học sinh, sinh viên.
Tạo ra sự kết hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân và các đơn vị trong công tác quản lý thiết bị dạy học. Nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học thực hành của các chương trình đào tạo.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Quản lý thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng là một cơng việc cần phải được thể chế hóa bằng các văn bản. Chính vì vậy, nhà trường cần ban hành các văn bản pháp quy: quyết định, quy chế, quy định,… để yêu cầu mọi thành viên trong nhà trường phải tuân thủ theo một quy trình thống nhất từ xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, định mức sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra đánh giá đến thi đua khen thưởng.
Các văn bản được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như luật, văn bản dưới luật,…và các văn bản pháp quy của ngành kể cả các văn bản pháp quy của các ngành có liên quan khác để xây dựng thành các văn bản mang tính đặc thù riêng của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, gắn trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
Đổi mới lề lối làm việc có sự phân cấp cụ thể trong quản lý thiết bị dạy học, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý thiết bị dạy học, chẳng hạn:
Ban Giám hiệu nhà trường ban hành các văn bản quy định, chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý thiết bị dạy học.
Trưởng các bộ môn, các Khoa xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng thiết bị dạy học theo u cầu của từng mơn học trong chương trình. Thường xun đơn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của các giáo viên trong bộ môn. Kiểm tra đánh giá về phương pháp, kỹ năng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giảng viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, tập huấn.
Giảng viên, giáo viên, kỹ thuật viên có trách nhiệm thực hiện việc khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy cho phù hợp với nội dung mơn học mình đảm nhiệm giảng dạy. Hướng dẫn và tổ chức cho HSSV sử dụng thiết bị dạy học đúng quy cách trong quá trình học tập. Đồng thời trong quá trình sử dụng nếu sảy ra hư hỏng hoặc bất kỳ sự cố nào về thiết bị dạy học thì cần phải đề nghị các đơn vị chức năng sửa chữa, khắc phục ngay để đảm bảo an toàn và hiệu quả giảng dạy. Bên cạnh đó, giảng viên, cán bộ thiết bị có thể đề xuất thay thế các thiết bị cũ, hiệu quả sử dụng thấp, tính năng khơng cịn phù hợp với nội dung kiến thức mới; bổ sung các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội.
Phòng Điện thiết bị phối hợp cùng phòng Giáo tài của nhà trường trên cơ sở đề xuất của các khoa, bộ môn và giảng viên xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị, kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng và tiến hành sửa chữa kịp thời các thiết bị hư hỏng theo đề nghị của cá nhân hoặc đơn vị sử dụng thiết bị. Đồng thời xây dựng quy trình chung về việc sử dụng thiết bị dạy học theo các nội dung như sau:
Thứ nhất: Xác định chính xác mục đích sử dụng các dụng cụ nào? Bố trí thế nào? Các bước tiến hành cụ thể như thế nào? Đo đạc cái gì?
Lựa chọn các dụng cụ cần sử dụng, tìm hiểu cách sử dụng từng dụng cụ và kiểm tra khả năng sẵn sàng sử dụng của nó.
Trả lời các câu hỏi: khảo sát cái gì? Minh chứng, kiểm nghiệm cho điều gì? Thứ hai: Lập kế hoạch sử dụng
Trả lời các câu hỏi: để đạt được mục đích theo yêu cầu cần sử dụng các dụng cụ nào, bố trí ra sao, tiến hành thực hiện theo trình tự thế nào, cần quan sát đo đạc cái gì?
Lựa chọn các thiết bị cần sử dụng, cách sử các thiết bị đó như thế nào? Nêu rõ trong đề cương chi tiết các môn học về thời điểm và thời gian sử dụng thiết bị (lúc nào? bao lâu?).
Dự kiến vị trí đặt thiết bị dạy học trong khơng gian từng phịng học theo nhu cầu sử dụng.
Thứ ba: Thực hiện kế hoạch
Tổ chức lắp đặt các thiết bị theo dự kiến thiết kế đảm bảo cho hệ thống thiết bị vững chắc, thuận tiện sử dụng: trong các phịng thí nghiệm biểu diễn có thể bố trí các thiết bị ở nhiều vị trí có độ cao khác nhau, dễ dàng kiểm tra tất cả các thiết bị trong q trình sử dụng; thiết bị chính ở vị trí dễ quan sát nhất và nên sử dụng chỉ thị màu để làm nổi bật. Ví dụ: đối với phịng thực hành giải phẫu thì mơ hình cơ thể người nên đặt ở vị trí trung tâm của phịng mà cả giảng viên và học sinh, sinh viên đều dễ dàng quan sát và sử dụng; các bộ phận của mơ hình giải phẫu dễ dàng tách dời và có vị trí sắp xếp, bảo quản. Hoặc vị trí lắp đặt máy chiếu trong các phòng học phải đảm bảo học sinh, sinh viên dễ dàng quan sát, không bị phản sáng, không quá cao hoặc quá thấp, thường nằm ở vị trí bên phải khơng che khuất 1/3 diện tích bảng viết theo hướng từ phía dưới phịng học nhìn lên.
Q trình thực hành, thí nghiệm phải tn thủ quy tắc an tồn đặc biệt là việc thí nghiệm sử dụng các hóa chất và thực hành đối với các dây chuyền sản suất. Thí nghiệm phải cho ra kết quả chính xác và đảm bảo số lần đủ cho việc khái quát hóa rút ra kết luận. Người học khi thực hành phải hiểu bản chất
công việc đang thực hành và đủ thời gian để hình thành các kỹ năng nhất định đối với yêu cầu môn học.
Thứ tư: nhận xét và rút kinh nghiệm chung về toàn bộ quá trình, đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đối với quá trình dạy của giảng viên và quá trình học của học sinh, sinh viên.
Để tạo ra cơ chế và động lực nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình đào tạo, Nhà trường nên đưa nội dung sử dụng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học vào tiêu chí đánh giá thi đua đối với giảng viên và thực hiện công tác đánh giá thi đua vào cuối mỗi kỳ học hoặc năm học góp phần khích lệ tinh thần và thái độ sử dụng thiết bị dạy học của giảng viên trong quá trình giảng dạy.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Sự vào cuộc và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường bằng hệ thống các văn bản, quy định, chế tài xác định rõ tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với quá trình đào tạo; quy trình thực hiện cơng tác quản lý thiết bị dạy học cụ thể nhiệm vụ của các cấp quản lý và các cá nhân thực hiện việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên phải nâng cao, phải xác định được vai trò và tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong q trình đào tạo từ đó mọi người sẽ có ý thức sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Việc xây dựng các kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học phải bám sát nội dung các chương trình đào tạo và thực trạng thiết bị dạy học của nhà trường.
Các cá nhân và bộ phận tham gia vào quá trình quản lý thiết bị dạy học phải có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ đã được phân cấp.
Công tác kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, thực tế và minh bạch tránh tình trạng chỉ kiểm tra trên sổ sách, giấy tờ mang tính chất thủ tục hành chính.