2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.3. Tổ chức khảo sát
2.1.3.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lý thiết bị dạy học tại trường cao đẳng Dược Phú Thọ để đánh giá được thực tế và cách thức quản lý hiện nay làm cơ sở căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý TBDH tại nhà trường trong các giai đoạn tiếp theo nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu dạy và học thực hành tại nhà trường.
2.1.3.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Nhóm 1: 30 cán bộ quản lý của nhà trường gồm có lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo một số đơn vị và các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc quản lý thiết bị tại trường.
Nhóm 2: 70 giảng viên, giáo viên hướng dẫn, kỹ thuật viên đang giảng dạy tại nhà trường. Do thực tế nhà trường đang đào tạo cả hệ cao đẳng và trung cấp nên trong đội ngũ bao gồm cả giảng viên, giáo viên, giáo viên hướng dẫn, kỹ thuật viên. Tuy nhiên trong Luận văn này thống nhất sử dụng thuật ngữ "giảng viên" cho tất cả các đối tượng trên.
Nhóm 3: gồm 300 HSSV viên các khóa học khác nhau đang học tập tại trường. Mẫu khảo sát: Chúng tôi thực hiện điều tra, khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, GV và HSSV nhà trường với tổng số 400 phiếu.
2.1.3.3. Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV và học sinh, sinh viên về vai trò của thiết bị dạy học.
- Thực trạng quy mô thiết bị dạy học - Thực trạng chất lượng thiết bị dạy học
- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên về vai trò của thiết bị dạy học
- Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong nhà trường - Thực trạng quản lý đầu tư, phân bổ thiết bị dạy học
- Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng thiết bị dạy học - Thực trạng quản lý bảo quản và bảo dưỡng thiết bị dạy học
2.1.3.4. Phương pháp và kỹ thuật khảo sát
- Dùng bộ phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của các đối tượng có liên quan trực tiếp đến cơng tác quản lý thiết bị dạy học của nhà trường
- Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên - Quan sát thực tế hoạt động thực hành, thí nghiệm tại các phịng thực hành, thí nghiệm của nhà trường.