3.2. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại Trường Cao đẳng Dược
3.2.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị dạy
và quản lí thiết bị dạy học cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Trong mỗi con người nhận thức chính là cơ sở của hành động, phải có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng đắn được. Chính vì vậy mục tiêu quan trọng của biện pháp này là nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong nhà trường. Đặc biệt là đối với Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong chương trình đào tạo yêu cầu thời lượng giảng viên và học sinh, sinh viên phải dạy và học thực hành cần sử dụng thiết bị dạy học có tỷ lệ cao.
Thiết bị dạy học sẽ góp phần đắc lực cho giảng viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy giúp cho họ thể hiện nội dung dạy học có hiệu quả cao nhất làm tăng năng suất lao động của giảng viên và HSSV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Hơn nữa nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên nhà trường về vai trị của TBDH trong q trình đào tạo sẽ giúp cho họ có ý thức trách nhiệm và thực hiện tốt hơn trong các nội dung của quản lý thiết bị dạy học: từ đầu tư mua sắm, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng và bảo quản, bảo dưỡng thiết bị.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên cần phải thực hiện các nội dung sau:
Bằng các hình thức và phương tiện thông tin khác nhau của nhà trường: qua hệ thống văn bản, quy định, trang thông tin điện tử của nhà trường, bản tin khoa học, kỷ yếu, các hội nghị, hội thảo, các buổi trao đổi, tọa đàm,... bộ phận quản lý thiết bị dạy học phải tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu và hướng dẫn mọi thành viên trong nhà trường nhận thức một cách sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của thiết bị dạy học là một thành tố không thể thiếu của quá trình dạy học. Cần phải khẳng định rằng thiết bị dạy học phải được sử dụng, hiệu quả sử dụng là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của tồn bộ cơng tác quản lý thiết bị dạy học. Vì nếu khơng sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì sẽ gây lãng phí lớn tiền bạc của Nhà nước và của nhà trường.
Tổ chức tập huấn các phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao trong đó có sử dụng thiết bị dạy học để cán bộ, GV thấy được vai trò của thiết bị dạy học và nếu khơng có thiết bị dạy học sẽ tác động như thế nào đối với q trình giảng dạy. Từ đó sẽ tổ chức những hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về việc sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả trong quá trình dạy học, đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị hiện đại, thiết bị công nghệ thông tin.
Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên về vai trò của thiết bị dạy học, lãnh đạo nhà trường cần ban hành các văn bản pháp quy: quy chế, quy định, nội quy,... có các nội dung vừa mang tính khích lệ vừa mang tính bắt buộc cán bộ, giảng viên phải sử dụng thiết bị dạy học trong các bài giảng của mình. Chẳng hạn, tổ chức khen thưởng đối với cán bộ, giảng viên có thành tích tốt trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học; ngược lại phải xử lý phê bình hoặc khơng bình xét thi đua đối với các cá nhân khơng sử dụng, hạn chế sử dụng và sử dụng không hiệu quả thiết bị dạy học.
Nhà trường nên tổ chức cho GV tham quan các mơ hình điển hình tiên tiến; tham quan nơi sản xuất, cung ứng thiết bị dạy học hoặc tổ chức cho các nhà sản xuất nhà cung cấp thiết bị giới thiệu, biểu diễn các tính năng của thiết bị sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học. Phải vận dụng tốt nguyên tắc “Trăm nghe không bằng một thấy" trong việc bồi dưỡng cán bộ, giảng viên.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp.
Trước hết là sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu nhà trường và coi đây là một nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Các đơn vị, các tổ chức đoàn thể của nhà trường đều phải khẳng định quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đào tạo và khẳng định chất lượng đào tạo.
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực và cập nhật. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ, GV và học sinh, sinh viên để từ đó tiếp phát huy hoặc đổi mới các nội dung của công tác này.